Sau Hàn Quốc và Mỹ, Triều Tiên sẽ tổ chức thượng đỉnh với Nhật?

Tờ Asahi Shimbun của Nhật Bản ngày 30/4 đưa tin Tokyo đã truyền đạt ý định tổ chức một hội nghị thượng đỉnh với CHDCND Triều Tiên thông qua Thụy Điển và Mông Cổ.

Diễn biến này xảy ra trong bối cảnh có những thông tin về việc nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un quan tâm đối thoại với Tokyo.
Báo trên dẫn một nguồn tin ngoại giao cho biết ý định của Nhật Bản được chuyển tới Triều Tiên thông qua 2 nước có quan hệ ngoại giao gần gũi, đồng thời nhận định hy vọng có thể tổ chức một hội nghị thượng đỉnh Nhật Bản - Triều Tiên sau hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên dự kiến diễn ra trong tháng 5 hoặc đầu tháng 6 tới.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (trái) và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Ảnh: Kyodo/TTXVN
 Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (trái) và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe ngày 26/3 vừa qua cho biết Nhật Bản đang trao đổi với phía Triều Tiên về việc tổ chức một hội nghị thượng đỉnh thông qua các kênh ngoại giao ở Bắc Kinh.
Trong một cuộc điện đàm ngày 29/4, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in nói với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe rằng tại hội nghị thượng đỉnh liên Triều ngày 27/4, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã bày tỏ sẵn sàng đối thoại với Nhật Bản.
Tờ Asahi cũng dẫn lời một chuyên gia Triều Tiên cho biết chính quyền Triều Tiên có ý định tiến hành một hội nghị thượng đỉnh với Nhật Bản nếu tổ chức thành công hội nghị thượng đỉnh với Mỹ.
Chính quyền của Thủ tướng Abe hy vọng một hội nghị thượng đỉnh Nhật Bản - Triều Tiên sẽ đem lại cơ hội đạt tiến bộ đối với việc giải quyết vấn đề công dân Nhật Bản bị Triều Tiên bắt cóc hồi thập niên 1970 và 1980 cũng như chương trình hạt nhân và tên lửa của Bình Nhưỡng.

Nhìn lại Hội nghị thượng đỉnh liên Triều lần thứ nhất

(Kiến Thức) - Hội nghị thượng đỉnh liên Triều lần thứ nhất diễn ra tại thủ đô Bình Nhưỡng của Triều Tiên vào tháng 6/2000. Được biết, đây là Hội nghị thượng đỉnh đầu tiên kể từ sau khi bán đảo Triều Tiên bị chia cắt thành hai miền Nam-Bắc.

Hội nghị thượng đỉnh liên Triều lần thứ nhất, diễn ra từ ngày 13 đến 15/6/2000, được tổ chức lần đầu tiên tại thủ đô Bình Nhưỡng kể từ sau khi bán đảo Triều Tiên bị chia cắt thành hai miền Nam-Bắc. Ảnh: Hani.co.kr.
Hội nghị thượng đỉnh liên Triều lần thứ nhất, diễn ra từ ngày 13 đến 15/6/2000, được tổ chức lần đầu tiên tại thủ đô Bình Nhưỡng kể từ sau khi bán đảo Triều Tiên bị chia cắt thành hai miền Nam-Bắc. Ảnh: Hani.co.kr. 

Quay ngược thời gian vào 18 năm trước, khoảng 10h30 sáng 13/6/2000, Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-il đã ra tận sân bay Sunan ở thủ đô Bình Nhưỡng để chào đón Tổng thống Hàn Quốc khi đó là ông Kim Dae-jung. “Rất vui được gặp ông, tôi đã rất mong mỏi cuộc gặp gỡ này”, Tổng thống Hàn Quốc Kim Dae-jung nói. Ảnh: Hani.co.kr.
 Quay ngược thời gian vào 18 năm trước, khoảng 10h30 sáng 13/6/2000, Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-il đã ra tận sân bay Sunan ở thủ đô Bình Nhưỡng để chào đón Tổng thống Hàn Quốc khi đó là ông Kim Dae-jung. “Rất vui được gặp ông, tôi đã rất mong mỏi cuộc gặp gỡ này”, Tổng thống Hàn Quốc Kim Dae-jung nói. Ảnh: Hani.co.kr.

Tổng thống Kim Dae-jung cùng phu nhân nhận bó hoa chào mừng từ các em nhỏ Triều Tiên. Ảnh: Korea.net.
 Tổng thống Kim Dae-jung cùng phu nhân nhận bó hoa chào mừng từ các em nhỏ Triều Tiên. Ảnh: Korea.net.

Hình ảnh hai nhà lãnh đạo Hàn-Triều trò chuyện trong bữa tiệc tối do Chủ tịch Kim Jong-il chủ trì tại Mộc Lan Quán, Bình Nhưỡng. Ảnh: Korea.net.
 Hình ảnh hai nhà lãnh đạo Hàn-Triều trò chuyện trong bữa tiệc tối do Chủ tịch Kim Jong-il chủ trì tại Mộc Lan Quán, Bình Nhưỡng. Ảnh: Korea.net.

Tổng thống Hàn Quốc Kim Dae-jung nâng cốc cùng Chủ tịch Kim Jong-il trong bữa tiệc. Ảnh: CNN.
 Tổng thống Hàn Quốc Kim Dae-jung nâng cốc cùng Chủ tịch Kim Jong-il trong bữa tiệc. Ảnh: CNN.

Ngày 14/6/2000, cuộc hội đàm thượng đỉnh đầu tiên giữa Tổng thống Hàn Quốc Kim Dae-jung và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-il đã diễn ra. Ảnh: Getty.
Ngày 14/6/2000, cuộc hội đàm thượng đỉnh đầu tiên giữa Tổng thống Hàn Quốc Kim Dae-jung và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-il đã diễn ra. Ảnh: Getty. 

Tại cuộc hội đàm, hai nhà lãnh đạo Hàn- Triều đều khẳng định rằng không có ý định xâm lược lẫn nhau và nhất trí sẽ kiềm chế các hành vi uy hiếp đối phương. Ngoài ra, hai bên lần đầu tiên thừa nhận rằng có điểm chung trong phương án thống nhất của hai miền. Ảnh: AP.
Tại cuộc hội đàm, hai nhà lãnh đạo Hàn- Triều đều khẳng định rằng không có ý định xâm lược lẫn nhau và nhất trí sẽ kiềm chế các hành vi uy hiếp đối phương. Ngoài ra, hai bên lần đầu tiên thừa nhận rằng có điểm chung trong phương án thống nhất của hai miền. Ảnh: AP. 

Hội nghị thượng đỉnh liên Triều lần đầu tiên này đã kết thúc với bản “Tuyên bố chung liên Triều ngày 15 tháng 6” được hai bên ký kết, trong đó khẳng định hai miền Nam-Bắc nhất trí sẽ cùng hợp sức để tự giải quyết vấn đề thống nhất với tư cách là những người cùng chung dân tộc và là chủ nhân của đất nước. Ảnh: Getty.
 Hội nghị thượng đỉnh liên Triều lần đầu tiên này đã kết thúc với bản “Tuyên bố chung liên Triều ngày 15 tháng 6” được hai bên ký kết, trong đó khẳng định hai miền Nam-Bắc nhất trí sẽ cùng hợp sức để tự giải quyết vấn đề thống nhất với tư cách là những người cùng chung dân tộc và là chủ nhân của đất nước. Ảnh: Getty.

Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-il (phải) nắm tay Tổng thống Hàn Quốc Kim Dae-jung trong buổi tiệc trưa chia tay tại Nhà khách Baekhwawon ở thủ đô Bình Nhưỡng ngày 15/6/2000. Ảnh: ABC.net.
 Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-il (phải) nắm tay Tổng thống Hàn Quốc Kim Dae-jung trong buổi tiệc trưa chia tay tại Nhà khách Baekhwawon ở thủ đô Bình Nhưỡng ngày 15/6/2000. Ảnh: ABC.net.

Hai nhà lãnh đạo Hàn-Triều và đoàn đại biểu hai bên cùng hát bài ca “Ước nguyện của chúng ta” tại bữa tiệc trưa chia tay. Ảnh: Korea.net.
 Hai nhà lãnh đạo Hàn-Triều và đoàn đại biểu hai bên cùng hát bài ca “Ước nguyện của chúng ta” tại bữa tiệc trưa chia tay. Ảnh: Korea.net.

Ông Kim Jong-il (phải) bắt tay tạm biệt Tổng thống Hàn Quốc Kim Dae-jung tại sân bay sau hội nghị hôm 15/6/2000. Ảnh: kbs.co.kr.
 Ông Kim Jong-il (phải) bắt tay tạm biệt Tổng thống Hàn Quốc Kim Dae-jung tại sân bay sau hội nghị hôm 15/6/2000. Ảnh: kbs.co.kr.

Có thể nói, Hội nghị thượng đỉnh liên Triều năm 2000 đã mang một ý nghĩa hết sức lớn lao. "Tuyên bố chung liên Triều ngày 15 tháng 6" đã trở thành cột mốc lịch sử đánh dấu sự chuyển đổi từ quan hệ đối đầu trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh thành quan hệ tìm kiếm sự cùng tồn tại của hai miền Nam-Bắc. Ảnh: KoreaHerald.
Có thể nói, Hội nghị thượng đỉnh liên Triều năm 2000 đã mang một ý nghĩa hết sức lớn lao. "Tuyên bố chung liên Triều ngày 15 tháng 6" đã trở thành cột mốc lịch sử đánh dấu sự chuyển đổi từ quan hệ đối đầu trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh thành quan hệ tìm kiếm sự cùng tồn tại của hai miền Nam-Bắc. Ảnh: KoreaHerald. 

Hàng loạt căn cứ quân sự Syria bị nã tên lửa, kho đạn bốc cháy

Hàng loạt căn cứ quân sự Syria ở 2 tỉnh Hama và Allepo bị nã tên lửa, thủ phạm bị nghi là Israel.

Kênh truyền hình Surya TV của Syria tối 29/4 đưa tin hàng loạt căn cứ quân sự Syria ở 2 tỉnh Hama và Allepo đã bị nã tên lửa. Một kho đạn ở tỉnh Hama bốc cháy.
“Kho đạn của lữ đoàn 47 quân đội Syria gần Hama bị tấn công. Đã xảy ra một số vụ nổ lớn và kéo theo đó là đám cháy dữ dội” – một nguồn tin an ninh Syria nói với Sputnik.

Không khí ở Hàn Quốc trong ngày Thượng đỉnh liên Triều lịch sử

(Kiến Thức) - Ống kính phóng viên đã ghi lại bầu không khí ở Hàn Quốc trong ngày diễn ra Hội nghị thượng đỉnh liên Triều lần thứ ba, giữa Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. 

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un bắt đầu cuộc hội đàm lịch sử tại phòng họp trên tầng hai của Nhà Hòa Bình trong ngôi làng đình chiến Bàn Môn Điếm phía Hàn Quốc vào lúc 10h30 sáng 27/4 (giờ địa phương). Ảnh: CNN.
 Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un bắt đầu cuộc hội đàm lịch sử tại phòng họp trên tầng hai của Nhà Hòa Bình trong ngôi làng đình chiến Bàn Môn Điếm phía Hàn Quốc vào lúc 10h30 sáng 27/4 (giờ địa phương). Ảnh: CNN.

Hội nghị thượng đỉnh liên Triều lần thứ ba này mang ý nghĩa lịch sử lớn lao, đặc biệt là đối với người dân ở hai miền Triều Tiên. Ảnh: Getty.
 Hội nghị thượng đỉnh liên Triều lần thứ ba này mang ý nghĩa lịch sử lớn lao, đặc biệt là đối với người dân ở hai miền Triều Tiên. Ảnh: Getty.

Rất đông người dân Hàn Quốc vẫy cờ thống nhất khi theo dõi cuộc hội đàm thượng đỉnh Hàn-Triều qua màn hình lớn ở thành phố Paju ngày 27/4. Ảnh: AP.
 Rất đông người dân Hàn Quốc vẫy cờ thống nhất khi theo dõi cuộc hội đàm thượng đỉnh Hàn-Triều qua màn hình lớn ở thành phố Paju ngày 27/4. Ảnh: AP.

Các thành viên nữ thuộc tổ chức yêu hòa bình của phụ nữ Hàn Quốc tuần hành ủng hộ Hội nghị thượng đỉnh liên Triều tại Paju, gần biên giới với Triều Tiên. Ảnh: AP.
Các thành viên nữ thuộc tổ chức yêu hòa bình của phụ nữ Hàn Quốc tuần hành ủng hộ Hội nghị thượng đỉnh liên Triều tại Paju, gần biên giới với Triều Tiên. Ảnh: AP. 

Người dân Hàn Quốc chăm chú theo dõi cuộc hội đàm lịch sử được phát sóng trực tiếp qua ti vi tại một nhà ga ở thủ đô Seoul ngày 27/4. Ảnh: CNN.
 Người dân Hàn Quốc chăm chú theo dõi cuộc hội đàm lịch sử được phát sóng trực tiếp qua ti vi tại một nhà ga ở thủ đô Seoul ngày 27/4. Ảnh: CNN.

Mọi người tập trung tại một nhà ga ở Seoul khi theo dõi cuộc hội đàm thượng đỉnh giữa Tổng thống Moon và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un qua màn hình lớn. Ảnh: Getty.
 Mọi người tập trung tại một nhà ga ở Seoul khi theo dõi cuộc hội đàm thượng đỉnh giữa Tổng thống Moon và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un qua màn hình lớn. Ảnh: Getty.

Không chỉ ở trong nước, người dân Hàn Quốc sinh sống ở nước ngoài cũng rất quan tâm đến sự kiện lịch sử này. Ảnh: Một nhóm người ở khu phố Hàn (Koreatown), Los Angeles (Mỹ), ngồi trong nhà hàng theo dõi cuộc hội đàm thượng đỉnh liên Triều qua ti vi. Ảnh: AP.
 Không chỉ ở trong nước, người dân Hàn Quốc sinh sống ở nước ngoài cũng rất quan tâm đến sự kiện lịch sử này. Ảnh: Một nhóm người ở khu phố Hàn (Koreatown), Los Angeles (Mỹ), ngồi trong nhà hàng theo dõi cuộc hội đàm thượng đỉnh liên Triều qua ti vi. Ảnh: AP.

Người dân Hàn Quốc tại Paju tuần hành ủng hộ cuộc hội đàm lịch sử liên Triều hôm 26/4. Ảnh: Getty.
 Người dân Hàn Quốc tại Paju tuần hành ủng hộ cuộc hội đàm lịch sử liên Triều hôm 26/4. Ảnh: Getty.

Có thể thấy, người dân Hàn Quốc rất mong chờ hòa bình vĩnh viễn trên bán đảo Triều Tiên. Ảnh: Getty.
 Có thể thấy, người dân Hàn Quốc rất mong chờ hòa bình vĩnh viễn trên bán đảo Triều Tiên. Ảnh: Getty.

“Tôi rất hoan nghênh, tin tưởng vào cuộc gặp thượng đỉnh lần này và hy vọng hội nghị sẽ diễn ra tốt đẹp”, ông Kim Ju-hong, một người dân Hàn Quốc, chia sẻ. Ảnh: AJ.
“Tôi rất hoan nghênh, tin tưởng vào cuộc gặp thượng đỉnh lần này và hy vọng hội nghị sẽ diễn ra tốt đẹp”, ông Kim Ju-hong, một người dân Hàn Quốc, chia sẻ. Ảnh: AJ.