Sang Thái Lan trốn truy nã, bị bắt gọn khi về Việt Nam cách ly

Thời gian cách ly, Lê Duy Cường (1996, quê Thanh Hoá) rất khéo léo trong việc che giấu nhân thân. Tuy nhiên, đối tượng đã bị Công an thị xã Ba Đồn (Quảng Bình) phát hiện và bắt giữ, khi chỉ còn 4 ngày là hết thời hạn cách ly.

Sang Thai Lan tron truy na, bi bat gon khi ve Viet Nam cach ly
 Công an thị xã Ba Đồn đọc lệnh bắt Lê Duy Cường.

Trước đó, đối tượng Cường gây án tại huyện Yên Phong (Bắc Ninh) và bỏ trốn sang Thái Lan. Ngày 16/10/2019, Công an huyện Yên Phong ra quyết định truy nã về tội danh Cố ý gây thương tích đối với Cường.

Vào cuối tháng 3/2020, vì dịch bệnh COVID-19 lan rộng ở Thái Lan, đối tượng Cường về nước qua Cửa khẩu quốc tế Cha Lo và được đưa về cách ly tại thị xã Ba Đồn (Quảng Bình).

Ngay sau khi bắt đối tượng truy nã Lê Duy Cường, Công an thị xã Ba Đồn đã bố trí cán bộ để thường trực giám sát đối tượng, tránh việc đối tượng bỏ trốn. Hiện sức khỏe đối tượng bình thường, không có dấu hiệu ho, sốt và theo kế hoạch, ngày 17/4, Lê Duy Cường sẽ hết thời gian cách ly.

Công an thị xã Ba Đồn đang hoàn tất hồ sơ để bàn giao đối tượng Lê Duy Cường cho Công an huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh xử lý theo quy định pháp luật.

Nữ tội phạm có 7 gương mặt gây “chao đảo” nước Nhật

(Kiến Thức) - Kazuko Fukuda là nữ tội phạm giết người khét tiếng trong lịch sử Nhật Bản có tới 7 gương mặt. Ả làm được điều này thông qua nhiều lần phẫu thuật thẩm mỹ để trốn khỏi sự truy lùng của cảnh sát trong hơn 14 năm.

Nu toi pham co 7 guong mat gay “chao dao” nuoc Nhat
 Nữ tội phạm giết người khét tiếng Kazuko Fukuda đi vào lịch sử Nhật Bản với những tội ác rùng rợn và cách trốn truy nã không giống ai.

Rùng mình kiểu xét xử tội phạm nguy hiểm thời Trung cổ

(Kiến Thức) - Vào thời Trung cổ, một người có phải là tội phạm hay không phải trải qua những phiên tòa xét xử kỳ lạ. Theo đó, họ phải thực hiện những thử thách nguy hiểm liên quan đến sống chết. Nếu bị cáo sống sót sau khi thực hiện thử thách thì được tuyên bố vô tội và ngược lại.

Rung minh kieu xet xu toi pham nguy hiem thoi Trung co
 Người dân thời Trung cổ bị kết án là có tội hay vô tội không dựa trên những bằng chứng chống lại nghi phạm. Thay vào đó, để xác định một người có phải tội phạm hay không, người xưa tổ chức buổi xét xử với các thử thách.

Tiết lộ "sốc" hoạt động các nhóm tội phạm công nghệ cao

Những nhóm tội phạm công nghệ cao đang hoạt động không khác gì cách một công ty hay tập đoàn vận hành, thậm chí có cả CEO hay quản lý dự án. Họ hoạt động trong giờ hành chính, họ nghỉ ngơi vào cuối tuần, họ có giờ giấc thường lệ, và họ cũng có kỳ nghỉ.

Các nhóm tội phạm trong thế giới ảo cạnh tranh với nhau về khách hàng, những nhân tài xuất sắc và cả những người lãnh đạo cấp cao với vai trò như CEO để giúp cả nhóm tuân thủ trật tự và hướng tới móc túi người dùng.

Các nhà nghiên cứu từ IBM và Google mô tả cách thức nhóm tội phạm công nghệ cao hoạt động tương tự một công ty hay doanh nghiệp. "Chúng ta có thể thấy kỷ luật của nhóm tội phạm, họ hoạt động trong giờ hành chính, họ nghỉ ngơi vào cuối tuần, họ có giờ giấc thường lệ, và họ cũng có kỳ nghỉ", chuyên gia Caleb Barlow, phụ trách mảng An ninh của IBM Security cho biết. "Mỗi tổ chức lại có sự khác biệt.