Rượu Men'Vodka bị Thực phẩm Đại La làm “nhái” như thật

(Kiến Thức) - Sản phẩm rượu Men’s của công ty thực phẩm Đại La có mẫu mã “tương tự đến mức gây nhầm lẫn” với sản phẩm rượu Men’Vodka của công ty Aroma.

Mới đây, Cục Sở hữu trí tuệ kết luận Công ty thực phẩm Đại La cố ý làm “nhái” sản phẩm rượu Men’Vodka của Công ty Cổ phần Rượu bia nước giải khát Aroma Việt Nam. Trước đó, trên thị trường, xuất hiện những chai rượu Men’s “nhái” có ghi trên bao bì là sản phẩm của Dailaco.ltd (Công ty thực phẩm Đại La, địa chỉ: CN Cao, Cổ Nhuế, Từ Liêm, Hà Nội và H58 Kha Vạn Cân, Phường Linh Tây, Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh).
Công ty này đã sử dụng kiểu dáng chai, hình ảnh bao bì tương tự từ màu sắc, kiểu dáng chai, cách trình bày bao bì sản phẩm của rượu Men’ Vodka của Công ty Cổ phần Rượu bia nước giải khát Aroma Việt Nam (Hưng Yên), mà người tiêu dùng quen gọi là “rượu men”, gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về hàng hóa dịch vụ mang nhãn hiệu Men’Vodka.
Chai vodka men bị tố làm "nhái".
 Chai vodka men bị tố làm "nhái".
Sản phẩm “nhái” có cấu trúc và cách trình bày tương tự: Sản phẩm đăng ký bảo hộ của công ty Arona gồm phần chữ MEN’ VODKA (nhãn hiệu) và phần hình là 7 người đàn ông ngồi trên lưng ngựa đứng trên con đường cách điệu giống như dải hình chữ nhật; tất cả được đặt trên nền hình một người đàn ông nhìn nghiêng đội mũ có vành. Trong khi đó, phần chữ và phần hình ảnh trên bao bì của sản phẩm “nhái” gồm chữ MEN’S và hình mặt người đàn ông nhìn trực diện, đầu đội mũ có vành; phía trước trên nên vai phải và vai trái người đàn ông có hình 8 người ngồi trên lưng ngựa.
Theo kết quả giám định của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam, sản phẩm rượu Men’s của công ty thực phẩm Đại La có mẫu mã “tương tự đến mức gây nhầm lẫn” với sản phẩm rượu Men’ Vodka của công ty Aroma.
Ông Bùi Quang Thắng.
 Ông Bùi Quang Thắng.
Giám đốc bán hàng Công ty Cổ phần Rượu bia nước giải khát Aroma Việt Nam, Bùi Quang Thắng cho biết, ngay khi tiếp nhận thông tin (tháng 11/2013), công ty Aroma đã gửi nhiều bộ hồ sơ lên các cấp có thẩm quyền để yêu cầu làm rõ hành vi này. Đến đầu tháng 4/2014, Viện Khoa học sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) đã có văn bản chính thức kết luận về những sản phẩm nói trên. Theo kết luận số NH092-14TC/KLGĐ nêu rõ sản phẩm rượu Vodka Men’s của Công ty TNHH CB Thực phẩm Đại La đã xâm phạm quyền (quy định tại điều 11 Nghị định 105/2006 sửa đổi) đối với nhãn hiệu được bảo hộ theo GCNĐKNH số 85346 của Công ty Cổ phấn Rượu bia nước giải khát Aroma.
Trước đó, tháng 1/2013, Cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường - Bộ Công an phía Nam phát hiện công ty Đại La đang tiến hành sản xuất “nhái” các loại rượu mang nhãn hiệu nổi tiếng nhưng đều không có giấy phép đủ điều kiện sản xuất.
Lực lượng chức năng đã tạm giữ 1.990 chai rượu các loại, 212.700 nhãn rượu, khoảng 3 tấn bao bì, hộp nhãn hiệu các loại rượu, 135 kg nguyên liệu phẩm màu, hương liệu đã hết hạn sử dụng và không rõ nguồn gốc để sản xuất các loại rượu. Trong đó, 10 kg hương nho hết hạn sử dụng ngày 19/9/2009, 6 kg phẩm màu đỏ hết hạn ngày 22/10/2012, 30 kg hương Vodka hết hạn ngày 30/5/2011, 87 kg màu caramel và 2 kg hương Rhum không có nhãn phụ.

Tận mục loại phẩm đổi màu miến theo ý thích thượng đế

(Kiến Thức) - Chỉ 2 thìa cà phê phẩm màu này có thể dùng được cho khoảng một tấn bột. Trung bình 1 gói 1 kg thì có thể dùng cho 2.000 tấn bột.

Liên quan đến vụ việc miến phơi nơi không đảm bảo an toàn vệ sinh và dùng phẩm màu “lạ” ở xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức (Hà Nội), Kiến Thức đã có buổi làm việc với chính quyền địa phương cũng như những hộ sản xuất kinh doanh miến tại xã Dương Liễu để tìm hiểu căn nguyên sự việc.

"Cán bộ dốt, dân trả giá"

(Kiến Thức) - Cổ nhân khẳng định trình độ lãnh đạo ở câu: “Một người lo bằng một kho người làm” và ai cũng hiểu một cách nôm na rằng, vai trò lãnh đạo là hết sức quan trọng.

Vì vậy, công tác cán bộ ở các cơ quan doanh nghiệp cũng đã chú ý đến những điều kiện “cần” và “đủ” để đưa vào quy hoạch nguồn. Tuy vậy, vẫn còn có những “nhầm lẫn đáng tiếc do khách quan như vấn đề 3 Ệ” tác động đến gồm “quan hệ - Tiền tệ - Hậu duệ”, chạy chức chạy quyền nên những tiêu chuẩn có phần châm chước. 
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Mặt khác, những tiêu chí cơ bản còn dựa vào bằng cấp mà tình trạng bằng giả hoặc bằng thật học giả còn nhức nhối hiện nay thì tình trạng vàng - thau lẫn lộn trong đội ngũ cán bộ vẫn khó phân biệt, cũng như nếu nhận biết được cũng khó có biện pháp khắc phục.

Hơn 6.000 kiều bào xin giữ quốc tịch VN

Theo báo cáo của Bộ Ngoại giao, đến nay đã có hơn 6.000 người Việt Nam đang định cư ở nước ngoài xin đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam.

Đây là thông tin được ông Nguyễn Công Khanh - Cục trưởng Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực, Bộ Tư pháp cho biết tại buổi họp báo thường kỳ quý I năm 2014 của Bộ Tư pháp.
Lĩnh vực hộ tịch, trong quý I, Bộ Tư pháp đã tham mưu, đề xuất và trình Chủ tịch nước giải quyết 2.062 hồ sơ xin thôi, xin nhập, xin trở lại quốc tịch Việt Nam. Trong đó có 2.055 trường hợp xin thôi quốc tịch Việt Nam; 4 hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam và 3 hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam.
 
Theo quy định của Luật Quốc tịch (năm 2008 - hiệu lực năm 2009), người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà chưa mất quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam trước ngày luật này có hiệu lực thì vẫn còn quốc tịch Việt Nam và trong thời hạn 5 năm, kể từ ngày luật này có hiệu lực, phải đăng ký với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để giữ quốc tịch Việt Nam.
Hiện nay Việt Nam có hàng triệu đồng bào đang sinh sống định cư ở nước ngoài, nhưng mới chỉ có hơn 6.000 người xin giữ quốc tịch Việt Nam. Có ý kiến lo ngại đến thời điểm 1/7/2014, hàng triệu kiều bào đang định cư ở nước ngoài sẽ mất quốc tịch Việt Nam.
Năm 2008, thời điểm sửa Luật Quốc tịch (1998), có hơn 3 triệu người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài, đến nay có khoảng trên 4,5 triệu người. Tuy nhiên chưa có số liệu thống kê trong số đó có bao nhiêu người có quốc tịch nước ngoài mà chưa mất quốc tịch Việt Nam, bao nhiêu người chưa có quốc tịch nước ngoài.
Theo Cục trưởng Nguyễn Công Khanh tới đây, số người đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam chắc sẽ không nhiều vì phần lớn những người Việt Nam định cư ở nước ngoài đang có quốc tịch nước ngoài. Theo Luật Quốc tịch của nước ngoài, nếu đã mang quốc tịch của nước họ mà vẫn có liên hệ, gắn bó về quyền và nghĩa vụ công dân với nước thứ hai, thì đấy là một trong những dấu hiệu, căn cứ để họ xem xét về quốc tịch cho công dân. "Chính vì lý do sinh sống, do những quy định chặt chẽ của pháp luật quốc tịch nước ngoài như thế nên những người đồng thời có quốc tịch Việt Nam và nước ngoài phải cân nhắc, lựa chọn" - ông Khanh lý giải.
Vậy có nên bỏ quy định sau 5 năm không đăng ký bị mất quốc tịch Việt Nam không? Để giải quyết vấn đề này, Cục trưởng Nguyễn Công Khanh cho biết: Bộ Tư pháp đã họp bàn kiến nghị đưa ra các phương án. Tới đây Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường sẽ trình Thủ tướng Chính phủ phương án giải quyết vấn đề trên, sau đó mới công khai.