Rùa Hoàn Kiếm được nâng mức độ bảo vệ toàn thế giới

Đây là thông tin mới nhất do Trung tâm Giáo dục thiên nhiên (ENV) công bố hôm nay 17/3.

Cùng với cá thể rùa Trung Bộ, loài rùa quý nước ta - rùa Hoàn Kiếm (Rafetus swinhoei) vừa được các quốc gia thành viên thuộc Công ước về buôn bán quốc tế các loài động thực vật hoang dã (CITES) thông qua kiến nghị tăng cường mức độ bảo vệ trước nguy cơ tuyệt chủng.

Rùa Hoàn Kiếm.
 Rùa Hoàn Kiếm.

Theo đó, mức độ bảo vệ của 12 loài rùa tìm thấy tại Việt Nam đã được nâng lên, trong đó có hai loài rùa đặc hữu của nước ta, không xuất hiện tại bất kỳ vùng nào trên thế giới, là loài rùa Trung Bộ (Mauremys annamensis) và rùa Hoàn Kiếm (Rafetus swinhoei).

Thay vì nằm tại Phụ lục II như trước đây, loài rùa đầu to (Platysternon megacephalum) cũng đã được chuyển lên Phụ lục I, đưa loài này vào danh sách các loài có mức độ bảo vệ cao nhất. Quy định về việc ngừng hạn ngạch trao đổi vì mục đích thương mại cũng đã được bổ sung vào biên bản của năm loài rùa hiện đang nằm trong Phụ lục II. Sáu loài còn lại được đưa vào Phụ lục II, trong số đó, có năm loài trước đây chưa được bảo vệ dưới bất kỳ hình thức nào chiểu theo các điều khoản của Công ước CITES .

Tại cuộc họp với CITES vào trung tuần tháng 3, Việt Nam đồng thời kiến nghị đưa loài rùa hộp trán vàng và loài rùa Trung Bộ vào danh sách đánh giá định kỳ của CITES nhằm nhanh chóng ưu tiên đưa hai loài này có mặt trong danh mục Phụ lục I. Hoạt động thương mại không bền vững là nguyên nhân chính khiến cho rùa cạn và rùa nước ngọt Việt Nam phải đối mặt với việc bị biến thành thực phẩm, vật nuôi, cũng như các bài thuốc trong y học cổ truyền. Có thể thấy, việc cải thiện danh sách CITES là bước tiến rất quan trọng giúp thắt chặt công tác quản lý các hoạt động buôn bán này.

Trước đó, nhằm nỗ lực đảm bảo tương lai của rùa cạn và rùa nước ngọt, các nước Việt Nam, Trung Quốc và Hoa Kỳ đã soạn thảo Bản kiến nghị về các loài rùa Châu Á về tăng cường mức độ bảo vệ 44 loài rùa nước ngọt Châu Á trình CITES xem xét.

Cận cảnh quái vật lột xác trở thành... người đẹp

(Kiến Thức) - Đó là những hình ảnh tuyệt đẹp về làn da thay đổi màu sắc của loài mực xúc tu ngắn (mực bánh bao). Chúng phát sáng dưới nước đầy ấn tượng.

Không xấu xí như hầu hết các loài mực khác, loài mực xúc tu ngắn có tên tiếng Anh Bobtail squids mang một vẻ đẹp rất lung linh trong làn nước.
Không xấu xí như hầu hết các loài mực khác, loài mực xúc tu ngắn có tên tiếng Anh Bobtail squids mang một vẻ đẹp rất lung linh trong làn nước.
Loài động vật thân mềm có làn da mờ với các sắc tố gọi là tế bào sắc tố, xuất hiện những mảng nhỏ hay dấu chấm. Chúng sử dụng các tế bào chuyển đổi màu sắc để có thể thu hút bạn tình hoặc pha trộn vào môi trường xung quanh.
 Loài động vật thân mềm có làn da mờ với các sắc tố gọi là tế bào sắc tố, xuất hiện những mảng nhỏ hay dấu chấm. Chúng sử dụng các tế bào chuyển đổi màu sắc để có thể thu hút bạn tình hoặc pha trộn vào môi trường xung quanh.

Chiêu “khoe hàng”, tỏ tình cực độc của động vật

(Kiến Thức) - Rất nhiều loài động vật, để được sự chấp thuận của bạn khác giới, chúng phải trưng các bộ phận trên cơ thể và sử dụng nhiều chiêu trò "dụ dỗ".

Nhện công Úc. Con đực của loài nhện này có một tấm chắn lưng khá là màu mè. Tấm chắn này thường được nó trưng ra mỗi khi đi tán tỉnh con cái.
 Nhện công Úc. Con đực của loài nhện này có một tấm chắn lưng khá là màu mè. Tấm chắn này thường được nó trưng ra mỗi khi đi tán tỉnh con cái.
Khỉ đầu chó Gelada. Một phần trên ngực của khỉ đầu chó Gelada có màu hồng sáng. Khỉ đầu chó đực phải “nhìn ngắm và đánh giá” khu vực này cùng bộ phận sinh sản của con cái trước khi quyết định có “hành động” không.
Khỉ đầu chó Gelada. Một phần trên ngực của khỉ đầu chó Gelada có màu hồng sáng. Khỉ đầu chó đực phải “nhìn ngắm và đánh giá” khu vực này cùng bộ phận sinh sản của con cái trước khi quyết định có “hành động” không.