Rũ bỏ 4 thứ làm tâm u tối, sống đời an lạc

Người sống trên đời thứ cần giữ gìn nhất không phải là tiền bạc hay danh vọng, địa vị mà chính là tâm trí con người.

Trong rừng Kỳ đà ở nước Xá Vệ, Thế Tôn dặn dò các tỳ kheo:
– Mặt trời, mặt trăng có bốn thứ che lấp nặng nề khiến không phóng được ánh sáng. Bốn loại nào? Mây, gió bụi, khói và A-tu-la. Tỳ kheo có bốn kết che đậy tâm người không được cởi mở. Thế nào là bốn? Dục kết, sân nhuế, ngu si và lợi dưỡng. Hãy cầu phương tiện diệt bốn kết này.
Tâm trí con người sinh phiền não là bởi tham, sân, si, bản chất của chúng sinh là vì những điều này mà nặng nề, u ám. Cũng chính những thứ lu mờ tâm trí này kéo dẫn con người đến tội ác, xấu xa và đau khổ. Lời Phật dạy rõ ràng, để xua tan sự che phủ của tối tăm, phải dùng đến ánh sáng tuệ giác của “vô tham, vô sân, vô si”. Nhưng người phước mỏng nghiệp dày, nói thì dễ làm thì gian nan.
Ru bo 4 thu lam tam u toi, song doi an lac
Ảnh minh họa. 
Rũ hết tham, sân, si còn phải không màng đến lợi thì tâm mới đủ sáng. Dẫu không mang tới phiền nhưng lại khó dứt, thấy lợi quên nghĩa, dễ phạm sai lầm, làm tâm u tối. Lợi có thể che mắt nhanh, đẩy lùi cái tốt, làm biến chất con người. Cần thường xuyên giác tỉnh, vận dụng tuệ giác vô thường để giữ tâm thư thái, nhẹ nhàng.
Người tu Phật thì phải tu tâm, người không tu Phật cũng nên tu tâm, vì tâm là cái gốc của con người, người có tâm thì dù thế sự điên đảo cũng không lung lay, sống đâu cũng ngời sáng, thanh tịnh và bình an.
Xả bỏ lợi danh để từng bước khai mở tuệ giác, tự tại thong dong, hướng tới cuộc sống chân thành, cởi mở, tự nhiên. Kiếp người phù du, là kiếp tạm ở đời, đi qua rồi thì bao danh lợi chỉ còn là hư ảo nhưng nghiệp thì đời đời kiếp kiếp còn mang theo. Vì thế, gieo nghiệp lành, tu tâm thiện mới mong phúc báo, không chỉ cho kiếp sau mà ở chính kiếp này, để sống thiện hơn người, tỉnh hơn người, an hơn người.
Mời quý độc giả xem video về thiền sư Thích Nhất Hạnh (nguồn BBC):

Tìm hiểu về Vu Lan

Nói đến Vu-lan, ý người viết muốn nói về những kinh điển liên quan đến ý nghĩa Vu-lan, bao gồm những chú sớ, trước thuật của lịch đại Tổ sư đã dày công biên soạn và đã được xếp vào Đại Tạng cũng như Tục Tạng Kinh.

Nói đến Vu-lan, ý người viết muốn nói về những kinh điển liên quan đến ý nghĩa Vu-lan, bao gồm những chú sớ, trước thuật của lịch đại Tổ sư đã dày công biên soạn và đã được xếp vào Đại Tạng cũng như Tục Tạng Kinh. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là một bài viết sơ lược trong khuôn khổ một đặc san, với những tài liệu khiêm tốn mà người viết được đọc. Hơn nữa, những trước tác của các Tổ sư qua nhiều đời về Kinh Vu-lan-bồn quá nhiều (hơn 60 loại), không thể đối chiếu hết được, chỉ xin chọn một vài tác phẩm quan trọng để dẫn chứng. Ngưỡng mong các bậc cao minh thùy từ chỉ giáo.
Tim hieu ve Vu Lan
 Mùa Vu Lan báo hiếu. 
I. Tổng luận

Ngôi đền cực thiêng thu hút vạn người Việt ở Thái Lan

(Kiến Thức) - Phía sau việc xây dựng đền Erawan là một câu chuyện nhuốm màu bí ẩn được lưu truyền suốt 60 năm qua.

Ngoi den cuc thieng thu hut van nguoi Viet o Thai Lan
Đền Erawan (còn gọi là đền San Phra Phrom) là một trong những ngôi đền nổi tiếng nhất tại thủ đô Bangkok của Thái Lan.

10 lời Phật dạy sẽ mang lại “nghị lực” cho bất kì ai

Hãy luôn thúc đẩy mình bằng cách nghĩ về viễn cảnh hạnh phúc ở tương lai bạn nhé với l0 lời Phật dạy. 

Lời Phật dạy cuộc đời là biển khổ mênh mông không có ngày thôi dứt, vì nhân loại lúc nào cũng đấu tranh giành giật, chiếm đoạt tài nguyên thiên nhiên để rồi giết hại lẫn nhau, lớn hiếp nhỏ, mạnh hiếp yếu. Con người đau khổ bởi sinh-lão-bệnh-tử, tâm đau khổ vì phiền não tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến.