![]() |
Ảnh minh họa. |
![]() |
Ảnh minh họa. |
Đang xới cỏ cho mấy luống lạc ở khu đồng màu, bà Thu, năm nay 67 tuổi, vội ngừng tay cuốc ngẩng đầu lên do có tiếng bà Lan là người hàng xóm gọi. Bà Lan vẫy tay gọi:
- Này, lại đầu bờ tôi bảo nhỏ cái này. Bà không thử về xóm xem thế nào chứ lúc tôi đi ngang qua cổng nhà cô Thìn thì thấy người ta kháo nhau ầm lên rằng ông Nam, chồng bà sang đó tằng tịu với cô Thìn và bị chồng cô ta bắt được…
- Thật thế sao? Bà Thu sốt ruột hỏi lại.
- Thì tôi cũng nghe láng máng là như vậy, bởi lúc tôi đi qua thấy đông người và ầm ĩ cả xóm, tôi hỏi có chuyện gì thì mấy người nói vậy, chứ tôi cũng không nhìn thấy cô Thìn hay ông nhà bà đâu cả…
![]() |
Ảnh minh họa. |
- Con cũng đang đi làm thấy người ta mách là bố mò sang nhà cái Thìn ngủ với nó và bị chồng nó bắt quả tang nên con vội chạy về ngay. Trời ơi, thế này thì xấu hổ với dân làng quá mẹ à!
- Thế ông ấy đâu rồi?- Bà Thu hỏi con gái.
- Thì chồng cái Thìn và người nhà nó gọi công an xã áp giải bố con lên hội trường xã rồi còn gì. Mà cả cái Thìn cũng phải lên…
Chuyện ông Nam chồng bà Thu năm nay đã gần 70 tuổi còn đổ đốn ngoại tình với gái trẻ đã có chồng chẳng mấy mà lan truyền ra cả xóm, cả làng khiến cho bà Thu và các con cháu của ông bà đều cảm thấy rất xấu hổ.
Một người đã lên chức ông nội, ông ngoại, đáng lẽ ra phải sống sao cho đúng mực, phải đạo lý để con cháu noi theo, đằng này ông đổ đốn chẳng khác nào bôi tro trát trấu vào mặt vợ, con và các cháu.
Sau cái vụ đó, ra đường thi thoảng bà Thu vẫn nghe tiếng thiên hạ người ta nói kháy đại loại như: “Lão ấy già còn dê”, “Chẳng khác gì con chó đực đi nhảy lung tung”… Nghe được những lời đàm tiếu ấy bà càng xấu hổ về người chồng già “mất nết” ấy.
Thực ra bà Thu quá hiểu tính của ông Nam - chồng bà từ khi còn trẻ. Vốn là một người ít nói, ít giao du và không hề mắt la mày láo với gái trẻ, gái lạ nên bà rất tin tưởng an tâm.
Thế nhưng, từ khi bước qua tuổi 50 chồng bà sinh đổ đốn khi hay la cà giao tiếp với những cô gái quá lứa lỡ thì trong xóm, hoặc những cô gái trẻ đã có chồng nhưng chồng hay vắng nhà.
Bà quá biết cái tính “mất nết” ấy của chồng nên đã không ít lần khuyên bảo. Có lần bà nói với ông:
- Ông già rồi, sống phải làm gương cho con cháu, đừng có tòm tem nhăng nhít vớ vẩn để xấu mặt mọi người.
Ông Nam vội bảo:
- Bà cứ lo xa, nghi ngờ không có cơ sở. Tôi ngần này tuổi rồi ai lại đi làm những cái chuyện không phải phép.
- Thì tôi là cứ dặn ông trước như thế, ông liệu mà sống…
Những buổi nói chuyện, “giáo huấn” vợ chồng như vậy thường là sau khi bà Thu nghe láng máng người làng, người ta đồn thổi ông đến nhà cô này, tạt qua cô nọ mà họ nhìn thấy.
Từ cái hôm ông Nam bị bắt quả tang ngủ với cô Thìn, bị ăn đòn và bị phạt vạ 10 triệu đồng thì ông cũng ít ra khỏi nhà, chỉ khi nào có việc cỗ bàn họ hàng ông mới đi.
Dường như ông cũng cảm thấy xấu hổ, bởi không xấu hổ sao được khi đã bước vào cái tuổi gần đất xa trời, con cháu đề huề mà còn đi làm cái chuyện ngoại tình khiến làng xóm cười chê.
Chuyện ngoại tình, "hủ hóa" trong xã hội thì ở thời nào cũng có và có khá nhiều, nhất là với những người trẻ.
Chuyện đổ đốn như ông Nam ở trên cũng không phải là hiếm, nhưng sự thể phần nào có thể "chấp nhận" được khi ông tìm những người bạn già để giãi bày “tâm sự”, đằng này ông lại đổ đốn đi tìm “cỏ non” để giải trí, vì thế khi chuyện vỡ lở ra và bị con cháu, xã hội cười chê là điều hiển nhiên.
Thế nhưng, sau đó, tôi phát hiện cô ấy đã có thai với gã kia. Tâm trạng của tôi thật khó diễn tả: vừa đau đớn, thất vọng, giận dữ vừa thấy tội nghiệp. Bây giờ cô ấy chỉ biết trông cậy vào tôi. Tôi phải làm sao đây? Cô ấy đề nghị tổ chức cưới, sau đó ly dị để tôi không phải vướng bận và cô ấy không mang tiếng…
Ảnh minh họa.
Theo những gì bạn kể thì giữa hai người dường như không có tình yêu. Bạn chỉ thấy thương hại, còn cô ấy thì cần một chỗ dựa tinh thần. Hơn nữa, cảm giác của bạn khi biết cô ấy có thai với người yêu cũ nói lên rằng bạn không phải là người rộng lượng, vị tha.
Có thể ngay lúc cô ấy muốn tự tử, bạn thấy mình có trách nhiệm cứu vớt một con người nên mới “tội nghiệp, an ủi và muốn giúp cô ấy vượt qua khó khăn”. Đơn giản vậy thôi chứ không hề có chuyện yêu đương gì ở đây. Vì vậy, tốt nhất là bạn nên hướng tình cảm đến một mục tiêu khác: Hai người chỉ nên là bạn bè. Bạn sẽ ở bên cạnh động viên, giúp đỡ trong thời gian cô ấy mang thai, sinh con.
Một khi chấp nhận sinh đứa bé có nghĩa là cô ấy sẵn sàng chấp nhận những khó khăn trong cuộc sống cũng như miệng đời thị phi. Vậy thì việc đề nghị tổ chức đám cưới rồi ly hôn có lẽ chỉ là suy nghĩ nhất thời của cô ấy. Nếu xung quanh hai bạn không còn ai khác thì có thể làm theo cách của cô ấy nhưng thực tế không phải như vậy.
Tổ chức đám cưới hoàn toàn không đơn giản, sau đó ly dị thì lại càng phức tạp. Bạn nên sáng suốt chọn lựa và quyết định, chỉ nên nghĩ đến hôn nhân và đám cưới khi các bạn thật sự yêu nhau, muốn mang lại hạnh phúc cho nhau.
Bây giờ, tôi đã đi thật xa, để sống một cuộc sống “single mum” đúng nghĩa, với niềm hạnh phúc có con bên cạnh. Nhưng bỏ lại đằng sau tôi là một cặp vợ chồng khốn khổ. Tôi chỉ biết bằng những lời này để cất lên tiếng xin lỗi họ, nhưng lỗi lầm của mình thì chẳng biết khi nào tôi chuộc được…
Nhà quá nghèo, ngay từ khi học cấp 3, tôi luôn tâm niệm, muốn đổi đời thì phải học lên đại học. Khổ luyện mấy năm trời, tôi cũng đậu vào đại học Nông lâm TP, nhưng sự đời chẳng may mắn, học đến giữa năm thứ 2 thì tôi phải nghỉ ngang vì mẹ ốm nặng. Về quê chăm mẹ một thời gian, đến khi mẹ mất thì nhà cửa cũng khánh kiệt, chẳng còn gì.
Tôi đành gác lại ước mơ học hành, xin đi làm công nhân cho một xí nghiệp may với đồng lương đủ sống. Rồi tôi yêu một anh kĩ sư xây dựng ở cùng khu nhà trọ, chúng tôi dọn đến sống với nhau như vợ chồng. Yêu bốn năm trời, anh ta luôn hứa hẹn, rồi lại hứa hẹn về một cái đám cưới khi nào ổn định công việc và nhà cửa. Tôi đã từng mơ về ngôi nhà và những đứa trẻ ngoan ngoãn, con của chúng tôi biết bao nhiêu.
![]() |
Ảnh minh họa. |
Mối tình đầu đau đớn đã khiến tôi trở nên cảnh giác với đàn ông, để rồi mối tình thứ hai là một gã đểu cáng, phụ bạc, thì sau đó tôi chẳng con chút hy vọng gì về một mái ấm nữa. Một lần, tình cờ qua một mối quen biết, tôi gặp chị Hoa. Sau này tôi mới biết, đó là người phụ nữ chuyên môi giới cho những mối đẻ thuê. Tiếp cận tôi, tìm hiểu thấy tôi cũng khỏe mạnh, thật thà, chị dần dà thuyết phục tôi tham gia cái “nghề” này xem sao.
Tiền công rất lớn, mà thực tế chẳng mất gì. Ban đầu tôi từ chối quyết liệt, nhưng dần dà, tôi thấy mình cũng đang nghèo khó, chồng thì chẳng muốn lấy nữa, gia đình chẳng còn ai mà sợ xấu hổ, tuổi cũng gần 30, thôi thì liều một phen kiếm số vốn mà đi làm ăn. Thế là sau nhiều lần chị năn nỉ, tôi đồng ý. Sau khi cùng đi làm nhiều xét nghiệm và kiểm tra sức khỏe, chị bảo tôi hoàn toàn có khả năng là người đẻ thuê tốt.
“Khách hàng” của tôi là hai vợ chồng ngoài 30, vợ làm ở bưu điện, chồng làm công ty nhà nước, đời sống kinh tế rất khá giả, nhưng vợ bị lạnh tử cung, đã thụ thai rất nhiều lần mà không được. Theo thỏa thuận, nếu thụ thai, trong thời gian mang thai tôi sẽ được chăm nom, bồi bổ tử tế và cho tiền tiêu vặt hàng tháng. Sau khi sinh mẹ tròn con vuông và làm cam kết giao con, không bao giờ được tìm gặp hay tranh chấp đứa trẻ, tôi sẽ nhận được 350 triệu tiền công, thế là mọi chuyện kết thúc.
Sau đó, quả thật, tôi nhanh chóng đậu thai. Lúc mới nhận “công việc”, tôi có chút e dè lo lắng vì tính chất lạ lùng của nó. Không hiểu sao, khi đứa trẻ lớn dần trong bụng, cảm giác về tình mẫu tử lại phát sinh mãnh liệt trong tôi. Tôi nhận ra là mình cũng khao khát có một đứa trẻ như bất kì người phụ nữ nào. Tôi thấy mình đã lớn tuổi rồi, nếu có một đứa con, không cần chồng gì cả, thì cũng đã là một niềm vui lớn.
Thời gian đứa trẻ trong bụng, tôi nhận sự chu cấp từ hai vợ chồng nọ, và một người giúp việc được thuê để thường xuyên thăm nom tôi. Tiền hàng tháng cũng đủ để tiêu vặt và dành dụm chút ít. Vuột ra ngoài mối quan hệ làm thuê thường tình, tôi vẫn thường thủ thỉ, trò chuyện cùng đứa trẻ, tôi coi nó như con ruột của mình và dành cho nó tình yêu thương vô bờ.
Càng gần ngày sinh, cảm giác bất an, đau khổ trong tôi càng lớn, nhất là mỗi khi nghĩ đến chuyện rồi phải xa con. Chẳng biết từ lúc nào, trong tôi nảy sinh suy nghĩ: Hay là mình bỏ trốn? Ý định được nung nấu lớn dần trong tôi. Tôi vạch ra cả một kế hoạch: Bỏ trốn thế nào, làm sao qua mắt họ, trốn đi đâu, lấy gì nuôi con? Vậy mà kế hoạch bùng phát không định trước.
Vào một ngày hai vợ chồng anh chị rủ nhau về thăm bà con bị ốm, cô người làm đi chơi, tôi một mình ra bến xe, bắt xe đò đến một nơi xa lạ. Rồi từ đó, tôi lại bắt vòng vòng mấy chặng xe, lộ trình rối loạn để không ai tìm ra được mình, rồi dừng chân ở một tỉnh miền cao nguyên xa xôi. Trong lá thư để lại cho hai vợ chồng anh chị , tôi nói muôn ngàn lời xin lỗi và mong một ngày nào đó sẽ chuộc lỗi, dù chẳng biết chuộc làm sao cho hết lỗi lầm của mình.
Tôi như nhìn thấy trước mắt khuôn mặt thảng thốt, nỗi đau vỡ vụn sau bao ngày háo hức mong chờ của họ. Nhưng tôi sẽ không sống nổi khi phải dứt con, bán con. Từ khi đến với tôi, đứa trẻ là điều linh thiêng, cao cả cứu vớt cuộc đời khốn khó, buồn bã của tôi.
Giờ đây, con tôi đã lên 4. Tôi trở thành bà mẹ nông dân một mình nuôi con. Mỗi chiều về, tiếng con thơ làm căn nhà vui rộn rã, và tôi chìm ngập trong niềm hạnh phúc. Nhưng nỗi ân hận luôn ở đó, vẫn làm lòng tôi chùng xuống. Nhưng dù ra sao, dù đối mặt với tòa án lương tâm hay sự áy náy, nợ nần những con người ấy suốt đời, tôi vẫn quyết không thể buông bỏ con mình. Đó là hạnh phúc, cũng là nỗi bất hạnh của một “người mẹ đẻ thuê” dám phá hủy hợp đồng như tôi…