
Lợi thế về không quân lớn nhất của Mỹ hiện nay đó là sở hữu các chiến đấu cơ tàng hình như F-22, F-35, hay máy bay ném bom tàng hình B-2; những loại máy bay này, đã biến những hệ thống phòng không được đầu tư khổng lồ dưới thời Liên Xô, thành những loại vũ khí “vừa mù, vừa điếc”.

Tuy nhiên, thời kỳ “hoàng kim” của máy bay tàng hình cũng qua nhanh. Có nhiều thông tin cho rằng, radar chống tàng hình mới của Trung Quốc và hệ thống radar Struna-1 của Nga, hoàn toàn có thể phát hiện máy bay chiến đấu tàng hình của Mỹ.

Trung Quốc gần đây đã đưa vào biên chế radar chống tàng hình SLC-7 và YLC-8E mới của họ. Nga cũng có kinh nghiệm đáng kể trong việc phát triển các hệ thống phòng không, bao gồm S-300 và S-400. Hai loại tên lửa này, có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo, có tầm bắn đến 3.500 km.

Những hệ thống phòng không S-300 và S-400 là một phần không thể tách rời của hệ thống phòng thủ tên lửa của Nga và ít có hệ thống phòng thủ nào trên thế giới có thể sánh được.

Hệ thống phòng không S-400 sử dụng radar cảnh giới 3D kỹ thuật số 91N6E và radar trinh sát đường không Protivnik-GE, có khả năng theo dõi mục tiêu tàng hình, trong phạm vi từ 150-400 km.

Tuy nhiên, trong kho vũ khí của Nga có một loại radar, khác với các hệ thống radar thông thường, đó là radar chống mục tiêu tàng hình Struna-1/ Barrier-E, do công ty Diamond-Antai phát triển.

Theo thông tin, các radar này có thể phát hiện các mục tiêu có khả năng tàng hình, như máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm và các mẫu xuất khẩu của Struna-1, có phạm vi phát hiện mục tiêu hơn 400 km.

Hệ thống radar Struna-1/Barrier-E bao gồm một máy phát và một máy thu; khoảng cách bố trí giữa máy phát và máy thu, tương đương với khoảng cách mục tiêu dự kiến.

Các hệ thống radar thông thường có một số hạn chế, khi mục tiêu ở xa nguồn phát radar, cường độ tín hiệu radar sẽ giảm. Trong một radar đơn tĩnh truyền thống, máy phát và máy thu được đặt ở cùng một vị trí, và hoạt động dựa vào sóng radar, do máy bay phản xạ, để xác định vị trí.

Tuy nhiên, radar Struna-1 có thể đặt máy phát và máy thu cách xa 50 km, so với các loại radar truyền thống, nó có công suất mạnh hơn và thậm chí có thể phát hiện tín hiệu của máy bay tàng hình, với phạm vi bao phủ rộng hơn.

Theo thông tin của nhà sản xuất, hệ thống Struna-1 sẽ tăng gấp 3 lần công suất phát của radar để phát hiện mục tiêu. Mô-đun máy thu/ phát radar, được sử dụng trong hệ thống này, có mức tiêu thụ điện năng và bức xạ thấp, nên không dễ bị tên lửa chống bức xạ của đối phương tấn công.

Mạng mô-đun của radar Struna-1, có thể được kết nối với hệ thống giám sát trung tâm, hệ thống này có thể được đặt rất xa mô-đun và được kết nối thông qua liên kết dữ liệu không dây vi-ba.

Khái niệm “tàng hình” của máy bay chiến đấu hiện đại như F-35, đề cập nhiều đến khả năng “bộc lộ tín hiệu radar thấp” trước radar, hơn là khả năng “tàng hình” hoàn toàn trước radar. Do đó, việc phát hiện máy bay chiến đấu tàng hình, không phải là không thể; nhưng chắc chắn là khó và cần được thực hiện thông qua các công nghệ mới và sáng tạo.

Máy bay chiến đấu tàng hình, không chỉ những radar sử dụng công nghệ mới phát hiện, ngoài ra chúng còn có thể bị máy bay chiến đấu của đối phương, trang bị cảm biến trinh sát hồng ngoại phát hiện.

Trong khi Nga và Trung Quốc đang nỗ lực phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của riêng họ như J-20 hay Su-57, họ cũng tập trung phát triển các hệ thống radar chống tàng hình, có thể phát hiện ra những máy bay này. Và những máy bay chiến đấu tàng hình như F-22 và F-35, không còn là những đối thủ “không thể đối phó”. Nguồn ảnh: Pinterest.
Sức mạnh của tổ hợp phòng không S-400 dường như chưa đủ để có thể khiến tiêm kích thế hệ 5 lộ diện. Nguồn: PTA7.