Nga phát triển radar "tóm sống" máy bay tàng hình Mỹ

Radar Struna-1 phát hiện được mục tiêu tàng hình ở cự ly 500 km và đủ khả năng tiêu diệt các chiến đấu cơ F-35, F-22 của Mỹ nếu kết hợp với hệ thống phòng không tầm xa S-400.

Kể từ khi công nghệ tàng hình được áp dụng vào thiết kế máy bay, cuộc chiến chống tàng hình ngày càng trở nên khốc liệt. Nhiều hệ thống radar và vũ khí đã được phát triển để đối phó với máy bay tàng hình. Một trong những giải pháp như thế là hệ thống radar đạn đạo Struna-1/Barrier-E của Nga được phát triển bởi Viện Nghiên cứu Kỹ thuật vô tuyến Nizhny Novgorod (NNIIRT), một bộ phận của Tập đoàn Almaz-Antey, nhà sản xuất hệ thống phòng không lớn nhất của Nga.
Tạp chí National Interest cho biết radar Struna-1 được phát triển vào năm 1999. Bản nâng cấp được gọi là Barrier-E được trưng bày trước công chúng tại triển lãm MAKS-2007. Hệ thống radar này cho là đã triển khai bảo vệ xung quanh thủ đô Moscow.
Struna-1 thuộc loại radar cảnh báo sớm độ cao thấp. Điểm độc đáo của radar này nằm ở công nghệ thu phát tín hiệu. Các radar thông thường máy phát và thu cùng nằm tại một vị trí. Điều này khiến tín hiệu thu được yếu hơn so với tín hiệu phát đi, gây khó khăn trong việc nhận dạng các mục tiêu nhỏ, tàng hình.
Để khắc phục điểm yếu này, các kỹ sư NNIIRT đã phát triển công nghệ mới với máy thu và phát đặt ở 2 địa điểm khác nhau. Giải pháp này cho phép tăng công suất và nhạy hơn so với radar thông thường gấp 3 lần. Trạm phát và thu có thể đặt cách nhau tới 50 km.
Cận cảnh ăng ten phát sóng của radar Struna-1. Ảnh: Ausairpower .
 Cận cảnh ăng ten phát sóng của radar Struna-1. Ảnh: Ausairpower .
Theo các nguồn tin ở Nga, các máy bay tàng hình thường sử dụng lớp sơn hấp thụ hoặc làm tán xạ sóng radar, khiến tín hiệu phát đi không phản xạ về lại vị trí ban đầu, nên máy thu không nhận được tín hiệu. Điều này giúp máy bay tàng hình lẩn trốn trước các radar trinh sát thông thường.
Nhưng với radar Struna-1, trạm phát và thu đặt ở 2 vị trí khác nhau cho phép nhận được những tín hiệu bị tán xạ khỏi máy bay. Điều đó có nghĩa là công nghệ tàng hình áp dụng trên các máy bay F-22, F-35 và B-2 của Mỹ có thể vô dụng.
Theo nhà sản xuất, radar Struna-1 có thể phát hiện mục tiêu ở cự ly tới 500 km. Các trạm phát, thu riêng lẻ này có mức tiêu thụ năng lượng tương đối thấp. Chúng không phát ra nhiều bức xạ như radar truyền thống, giúp chúng ít bị tổn thương hơn trước tên lửa chống bức xạ.
Trạm phát và thu được triển khai ở độ cao 25 m, cho phép hệ thống phát hiện những mục tiêu bay thấp như tên lửa hành trình mà radar thông thường rất khó phát hiện. Radar Struna-1 hoạt động ở dải tần số từ 390-430 MHz, xác suất nhận dạng mục tiêu khoảng 90%.
Nhược điểm của radar Struna-1 là chỉ có thể phát hiện được các mục tiêu bay ở độ cao dưới 7 km. Vùng phủ sóng của radar khá hẹp, khiến Struna-1 không thể thay thế cho các radar cảnh giới thông thường.
Với khả năng phát hiện mục tiêu tàng hình kết hợp với các radar truyền thống tạo nên mạng lưới cảnh giới, Struna-1 có thể khiến F-22 hiện nguyên hình từ xa. Nhà phân tích quân sự Charlie Gao, chuyên ngành Khoa học Chính trị và Máy tính tại Cao đẳng Grinnell nhận xét rằng sự kết hợp giữa radar Struna-1 và các hệ thống phòng không tiên tiến của Nga là mối đe dọa lớn cho các máy bay NATO trong một cuộc chiến.

Khó đỡ cách bảo dưỡng vỏ siêu tiêm kích F-22

(Kiến Thức) - Để đảm bảo lớp vỏ của tiêm kích F-22 đạt độ "tàng hình" tuyệt đối thì mọi kẽ hở trên chiếc chiến đấu cơ này đều phải được bịt kín.

Kho do cach bao duong vo sieu tiem kich F-22
 Để đảm bảo lớp vỏ của tiêm kích F-22 đạt độ "tàng hình" tuyệt đối thì mọi kẽ hở trên chiếc chiến đấu cơ này đều phải được bịt kín. Loại keo được sử dụng trên F-22 là loại dung dịch đặc biệt, có chứa rất nhiều bạc và khi khô lại sẽ rất cứng. Nguồn ảnh: Sina.

Đội nhập C-130 Iran không vận cho Quân đội Syria bị vây hãm ở Idlib

(Kiến Thức) - Điều khá ngạc nhiên là các chuyến không vận của Không quân Iran tiếp tế cho các đơn vị vũ trang trung thành với chính quyền Damascus đang bị vây hãm ở Idlib bằng máy bay vận tải quân sự C-130 Hercules do Mỹ chế tạo.

Trong phóng sự ảnh mới đây được hãng tin IRIB của Iran thực hiện, những chiếc C-130 Hercules của không quân Iran đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong các chuyến không vận tiếp tế cho các đơn vị cuối cùng Quân đội Syria ở hai thị trấn Fua và Kefraya nằm tỉnh Idlib, miền Bắc Syria. Nguồn ảnh: IRIB.
 Trong phóng sự ảnh mới đây được hãng tin IRIB của Iran thực hiện, những chiếc C-130 Hercules của không quân Iran đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong các chuyến không vận tiếp tế cho các đơn vị cuối cùng Quân đội Syria ở hai thị trấn Fua và Kefraya nằm tỉnh Idlib, miền Bắc Syria. Nguồn ảnh: IRIB.