Quảng Bình: Dân bất an vì 'đại dịch' sốt xuất huyết, bệnh viện quá tải

(Vietnamdaily) - Khoảng hơn 3 tháng trở lại đây, dịch sốt xuất huyết (SXH) bùng phát và diễn biến phức tạp khiến hàng ngàn người ở Quảng Bình mắc bệnh, đã có 3 trường hợp tử vong do dịch bệnh. 

Tại Quảng Bình, tính đến cuối tháng 11, toàn địa phương này có hơn 8.000 trường hợp mắc bệnh, 3 trường hợp đã tử vong. Mỗi ngày, các bệnh viện phải gồng mình thu dung hàng trăm trường hợp nhập viện do dịch SXH gây nên khiến các bệnh viện luôn đặt trong tình trạng quá tải.

100% bệnh viện quá tải

Theo ghi nhận của PV VietnamDaily tại Bệnh viện Đa khoa TP Đồng Hới, khoảng 2 tháng trở lại đây, bệnh viện này liên tục quá tải khi mỗi ngày tiếp nhận hàng chục trường hợp bệnh nhân bị SXH đến khám và nhập viện.

Tại khoa Nhiễm của bệnh viện, chỉ có 29 giường bệnh nhưng phải điều trị cho gần 200 trường hợp bị SXH, trong đó có 1/3 bệnh nhân có dấu hiệu thuyên giảm đã được các bác sĩ cho về nhà điều trị.

Để tránh quá tải, bệnh viện đã phải bổ sung thêm 45 giường xếp, kê dọc hành lang, dưới chân cầu thang nhưng vẫn không đủ.

Hết chỗ, bệnh viện buộc phải đưa bệnh nhân vào các Khoa Nhi, Khoa Nội… để tiếp tục điều trị.

Quang Binh: Dan bat an vi 'dai dich' sot xuat huyet, benh vien qua tai
Bệnh viện Đa khoa TP Đồng Hới quá tải vì dịch SXH 

Bác sĩ Võ Khắc Nhật, Trưởng Khoa Nhiễm - Bệnh viện Đa khoa TP Đồng Hới, cho biết bệnh viện thường xuyên trong tình trạng quá tải, mỗi ngày có hơn 100 bệnh nhân điều trị nội trú, gần như 100% bệnh nhân phải nằm ghép đôi.

Nhiều bệnh nhân phải nằm ở khu vực hành lang, gầm cầu thang rất bất tiện trong sinh hoạt.

Các bác sĩ phải cố gắng tăng ca, thu dung bệnh nhân đến điều trị dù trong điều kiện khó khăn.

Tại huyện Quảng Ninh, tình hình SXH cũng diễn biến phức tạp. Từ đầu tháng 7 đến nay, Bệnh viện Đa khoa huyện tiếp nhận, điều trị cho gần 700 bệnh nhân SXH.

Khoa Nội - Nhi - Lây quy mô 60 giường bệnh nhưng có thời điểm có tới hơn 100 bệnh nhân điều trị, do đó người bệnh phải nằm ghép.

Quang Binh: Dan bat an vi 'dai dich' sot xuat huyet, benh vien qua tai-Hinh-2
Bệnh viện quá tải, nhiều nhân phải ra nằm phía ngoài hành lang bệnh viện để điều trị 

Bác sĩ Hồ Văn Tiến, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Quảng Ninh, cho biết SXH trên địa bàn bùng phát vào tháng 8, mạnh nhất là trong tháng 10 và 11, với gần 300 bệnh nhân điều trị nội trú và đặt bệnh viện trong tình trạng quá tải mỗi ngày.

“Để tiếp tục thu dung bệnh nhân điều trị, bệnh viện phải kê thêm giường ở hành lang hay dồn sang các khoa khác. Trước tình hình đó, đơn vị đã báo cáo lãnh đạo huyện, đồng thời phối hợp với Trung tâm Y tế huyện tích cực tuyên truyền cho nhân dân chủ động trong công tác phòng chống SXH”, bác sĩ Tiến nói.

Ngoài 2 bệnh viện trên, thì tại nhiều bệnh viện lớn ở Quảng Bình, như: Hữu nghị Việt Nam - Cuba Đồng Hới, BV Đa khoa khu vực Bắc Quảng Bình… mỗi ngày cũng tiếp nhận hàng trăm bệnh nhân và có dấu hiệu quá tải.

Tăng cường phòng, chống “đại dịch” SXH

Theo báo cáo của Sở Y tế tỉnh Quảng Bình, tính đến đầu tháng 11, toàn tỉnh ghi nhận 78 ổ bệnh nhỏ do dịch SXH gây ra tại 8/8 huyện, thị xã, thành phố với gần 8.000 trường hợp mắc bệnh, có 3 trường hợp đã tử vong. Các địa phương có số ca mắc SXH cao ở các huyện Bố Trạch, Quảng Ninh và thị xã Ba Đồn.

Ông Nguyễn Đức Cường, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Bình, cho biết trước “đại dịch” SXH, Sở đã có văn bản báo cáo tình hình dịch lên cấp trên; đồng thời kiến nghị Cục Y tế dự phòng và Viện Pasteur Nha Trang hỗ trợ máy phun và hóa chất phòng chống dịch SXH.

Theo ông Cường, nguyên nhân gia tăng số ca bệnh SXH thời gian qua là do sự biến đổi khí hậu toàn cầu. Tại tỉnh Quảng Bình mùa hè đến sớm, mưa nắng thất thường, nhiệt độ trung bình và lượng mưa đều tăng cao so với các năm trước đây dẫn đến véctơ truyền bệnh phát triển mạnh.

Quang Binh: Dan bat an vi 'dai dich' sot xuat huyet, benh vien qua tai-Hinh-3
Một bệnh nhân mệt mõi vì bệnh SXH 

Cùng với đó, môi trường tại các công trình xây dựng, nhà trọ không được quan tâm xử lý nên phát sinh các ổ loăng quăng của muỗi truyền bệnh; sự chủ động phối hợp của người dân và ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng, chống sốt xuất huyết tại một số địa phương chưa cao; việc triển khai biện pháp phun hóa chất và diệt loăng quăng ở cộng đồng gặp nhiều khó khăn, chưa triệt để; sự vào cuộc của chính quyền địa phương chưa kịp thời; kinh phí cho công tác phòng, chống dịch bệnh còn hạn hẹp.

Nói về giải pháp, ông Cường cho hay để hạn chế sự lây lan và phát sinh dịch bệnh SXH, các cơ sở y tế cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, tổ chức xử lý ổ dịch kịp thời và phun hóa chất diệt muỗi chủ động trên diện rộng tại các khu vực có nguy cơ bùng phát dịch.

Nghành y tế cũng cần tập trung đẩy mạnh công tác thu dung, điều trị cho bệnh nhân SXH theo các hướng dẫn của Bộ Y tế; đồng thời bảo đảm công tác vật tư, hóa chất, thuốc cho công tác phòng chống dịch tránh lây lan. 

“Trước “đại dịch” SXH, tôi mong muốn toàn thể cộng đồng cùng chúng tay vào để phòng chống dịch bệnh lây lan. Đặc biệt các đoàn, thể và mọi người nên chung tay bảo vệ môi trường như phát quang bụi rậm, làm sạch cống rảnh, mương nước… và đổ tất cả các dụng cụ chứa nước sản sinh bọ gậy…” - ông Cường nói.

Theo bác sỹ Huỳnh Công Hùng, Phó Trưởng Khoa Kiểm soát dịch bệnh, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Quảng Bình, cho biết trước tình hình SXH bùng phát, đơn vị đã triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống và chỉ đạo các trung tâm y tế tuyến huyện, trạm y tế xã thực hiện kế hoạch diệt loăng quăng, vệ sinh môi trường, phun hóa chất diệt muỗi. 

Cách phòng bệnh sốt xuất huyết đang vào mùa

(VietnamDaily) - Theo Sở Y tế Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 18 đến 24/3) số ca mắc sốt xuất huyết (SXH) có xu hướng tăng. Bệnh sốt xuất huyết rất nguy hiểm, dễ lây lan thành dịch nhưng hoàn toàn có thể phòng tránh được.

Theo báo cáo về tình hình dịch bệnh của Sở Y tế Hà Nội, trong tuần (từ ngày 18 đến 24/3) số ca mắc sốt xuất huyết (SXH) và ho gà có xu hướng tăng. Theo đó, tích lũy từ đầu năm đến nay, Hà Nội đã ghi nhận 554 trường hợp mắc sởi, 150 trường hợp mắc SXH, 158 trường hợp mắc tay chân miệng và 46 trường hợp mắc ho gà, nhưng chưa có trường hợp tử vong.
Theo quy luật, từ tháng 6 đến tháng 8 hằng năm, dịch bệnh sốt xuất huyết mới xuất hiện. Đỉnh dịch thường rơi vào tháng 9 đến tháng 11. Thế nhưng, hiện nay mới tháng 3 nhưng dịch bệnh sốt xuất huyết đã gia tăng. Do vậy, chúng ta cần chủ động phòng bệnh sốt xuất huyết tại nhà.

Cách nào phòng biến chứng suy đa tạng của bệnh sốt xuất huyết?

(VietnamDaily) - Trong số các bệnh nhân mắc sốt xuất huyết đang điều trị, không ít ca biến chứng nặng. Đặc biệt, có một số ca biến chứng gây suy đa tạng, tổn thương gan, sốc.

Theo thông tin từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, thời điểm này, số bệnh nhân mắc sốt xuất huyết (SXH) trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận vào điều trị tăng cao, do tháng 9 đến tháng 12 hàng năm thường là cao điểm của dịch bệnh này ở miền Bắc.
Trong tháng 9 vừa qua, tại 2 cơ sở của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương có 427 trường hợp mắc SXH đến khám, điều trị. Hiện ở Khoa Virus-Ký sinh trùng của bệnh viện này cũng có khoảng 70 bệnh nhân mắc SXH đang điều trị.

7 cách làm sạch đại tràng không thể không biết

Làm sạch đại tràng không chỉ giúp bảo vệ riêng bộ phận này, mà còn cải thiện sức khỏe. Sau đây là 7 cách giúp "thải độc" cho ruột già của bạn.

Thêm Vitamin C vào chế độ ăn uống

7 cach lam sach dai trang khong the khong biet
 
Một nghiên cứu năm 2015 cho biết, vitamin C có trong nhiều loại trái cây và rau quả có thể giúp làm sạch ruột kết. Uống sinh tố cải xoăn, bông cải xanh, dâu tây và chanh sẽ giúp làm sạch đại tràng và sức khỏe tổng thể của bạn.
Sử dụng men vi sinh, vi khuẩn có lợi để bảo vệ ruột kết
7 cach lam sach dai trang khong the khong biet-Hinh-2
 
Nghiên cứu cho thấy, chế phẩm sinh học có thể giúp ngăn ngừa và điều trị ung thư ruột kết. Những vi khuẩn có lợi này có tác dụng ngăn chặn viêm và cải thiện sự thống nhất của nhu động ruột. Hàm lượng men vi sinh cao có trong thực phẩm lên men như sữa chua Hy Lạp, giấm táo, kim chi, miso, kombucha và một số loại phô mai.
Thêm nhiều tinh bột kháng vào chế độ ăn uống
Tinh bột kháng được tìm thấy trong như khoai tây, gạo, các loại đậu, chuối xanh và ngũ cốc, với tác dụng giúp thúc đẩy đại tràng khỏe mạnh bằng cách tăng hệ vi sinh đường ruột. Ngoài ra, theo một nghiên cứu năm 2013, tinh bột kháng làm giảm nguy cơ ung thư ruột kết.
Uống nhiều nước hơn để điều hoà hệ tiêu hoá
7 cach lam sach dai trang khong the khong biet-Hinh-3
 
Uống ít nước là một nguyên nhân phổ biến gây táo bón. Vì vậy, uống 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày có thể ngăn chặn điều này. Một cách khác để giúp đáp ứng nhu cầu nước của bạn là ăn các loại trái cây và rau quả có hàm lượng nước cao như dưa chuột, bí xanh, cần tây, cà chua, dưa và dâu tây.
Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ 
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, thực phẩm giàu chất xơ giúp giảm nguy cơ ung thư ruột kết. Bên cạnh đó, các bữa ăn nhiều chất xơ làm tăng lợi khuẩn trong ruột, giúp giảm viêm ruột và cải thiện các rối loạn tiêu hóa như hội chứng ruột kích thích, bệnh Crohn và viêm loét đại tràng.
Một số thực phẩm giàu chất xơ có thể làm cho ruột kết của bạn khoẻ mạnh là quả mâm xôi, đậu xanh, bông cải xanh, đậu lăng, đậu và ngũ cốc.
Sử dụng trà thảo dược
7 cach lam sach dai trang khong the khong biet-Hinh-4
 

Trà thảo dược được cho là có lợi cho việc làm sạch ruột của bạn. Theo một cuộc khảo sát của các nhà nghiên cứu Australia, trà thảo dược giúp giảm nguy cơ ung thư ruột kết. Các loại thảo dược nhuận tràng như psyllium, lô hội và rễ marshmallow có thể giúp trị táo bón. Tuy nhiên, bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các loại thảo mộc này vì đôi khi chúng có thể gây hại.

Làm sạch ruột bằng nước muối

Một nghiên cứu năm 2010 đã chứng minh rằng, nước muối làm sạch ruột kết khi kết hợp với một số tư thế yoga. Hãy pha 2 muỗng cà phê muối biển với một cốc nước ấm và uống trước khi ăn sáng để cảm nhận sự khác biệt.