"Quan" Trustbank nào vừa bị Phạm Công Danh kéo vào vòng lao lý?

(Kiến Thức) - Nguyên Chủ tịch HĐQT TrustBank và 6 thuộc cấp vừa bị truy tố vì hành vi "Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng” khi phê duyệt cấp tín dụng cho hai công ty sân sau của Phạm Công Danh.

Cụ thể, các lãnh đạo Ngân hàng Đại tín (Trustbank) bị truy tố gồm: Hoàng Văn Toàn (65 tuổi, nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Đại Tín, Trustbank), Trần Sơn Nam (49 tuổi, nguyên Tổng Giám đốc Trustbank), Trần Thị Hồng Phương (41 tuổi, nguyên Giám đốc khối kế toán Trustbank), Ngô Đức Trí (44 tuổi, nguyên Phó Tổng giám đốc Trustbank), Lâm Hồng Trinh (51 tuổi, nguyên Phó Tổng giám đốc Trustbank), Hồ Trọng Thắng (46 tuổi, nguyên Trưởng phòng quản lý tín dụng) và Phạm Thị Quỳnh Ngân (39 tuổi, nguyên Trưởng phòng pháp chế). Các bị can đang bị áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú.
Nguyên Chủ tịch HĐQT TrustBank Hoàng Văn Toàn.
 Nguyên Chủ tịch HĐQT TrustBank Hoàng Văn Toàn. 
Cáo trạng của VKSND chỉ rõ, Trustbank vốn tiền thân là Ngân hàng Nông thôn CP Rạch Kiến sau đó được nâng vốn điều lệ lên 3.000 tỉ đồng vào tháng 6/2010. Sau khi nhóm Thiên Thanh do Phạm Công Danh đứng đầu mua lại Trustbank từ nhóm Phú Mỹ do bà Hứa Thị Phấn làm đại diện đã đổi tên thành Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam (VNCB) vào ngày 23/5/2013.
Trước đó, ngày 28/12/2012, Hoàng Văn Toàn và thuộc cấp đã thẩm định, phê duyệt cấp tín dụng cho Công ty Thịnh Quốc vay 370 tỉ đồng và Công ty Đại Hoàng Phương vay 280 tỉ đồng. Đây là hai công ty sân sau của Phạm Công Danh (nguyên Chủ tịch HĐQT VNCB).
Quá trình xem xét, phê duyệt cấp tín dụng cho 2 công ty vay vốn, các thành viên Hội đồng tín dụng đã không thực hiện đúng quy định cho vay như hồ sơ vay vốn không có báo cáo tài chính của khách, không đánh giá chính xác năng lực tài chính của khách hàng, rủi ro về tài chính…
Các cựu lãnh đạo đã bỏ qua cảnh báo rủi ro về tài chính, về tài sản đảm bảo của cán bộ thẩm định và chỉ căn cứ vào chứng thư thẩm định giá đối với lô đất 5.104 m2 tại khu vực Sân vận động Chi Lăng (Đà Nẵng).
Thực tế, khu đất Sân vận động Chi Lăng chưa giải tỏa xong, chưa được cấp chứng nhận đầu tư dự án, chưa có quy hoạch chi tiết cũng không có bất kỳ hoạt động đầu tư nào…nên không thể làm căn cứ phê duyệt cấp tín dụng.
Hành vi của 7 cựu lãnh đạo trong việc cấp tín dụng cho 2 công ty vay đã gây thiệt hại cho Trustbank 471,1 tỉ đồng.

Vì sao Nguyên Phó thống đốc Ngân hàng Đặng Thanh Bình bị truy tố?

(Kiến Thức) - Nguyên Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước –Đặng Thanh Bình nghỉ hưu từ năm 2014 vừa bị truy tố về tội thiếu trách nhiệm để Phạm Công Danh và các đồng phạm gây thiệt hại hơn 9.000 tỷ đồng của Ngân hàng Xây dựng.

Vì sao ông Đặng Thanh Bình bị truy tố?
Chiều ngày 22/3, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao xác nhận, ngày 22/3, đã tống đạt cáo trạng truy tố ông Đặng Thanh Bình, nguyên phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước VN  Đặng Thanh Bình cùng các đồng phạm.

Vì sao bị cáo vụ án Hứa Thị Phấn mang thai vẫn phải...ngồi tù?

(Kiến Thức) - Không hợp tác với CQĐT, khai báo quanh co, tẩu tán bất động sản là những lý do khiến các bị cáo đang mang thai trong vụ án Hứa Thị Phấn phải ngồi tù thay vì chỉ bị tại ngoại hay cấm đi khỏi nơi cư trú.

Ngày 12/1/2018, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã kết luận điều tra vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng” xảy ra tại Ngân hàng TMCP Đại Tín (TrustBank - nay là Ngân hàng thương mại TNHH MTV Xây dựng Việt Nam - VNCB).
Trong vụ án này, CQĐT đề nghị truy tố bị can Hứa Thị Phấn, Hoàng Văn Toàn và đồng phạm liên quan đến các hành vi gây thiệt hại cho ngân hàng Đại Tín hơn 6.341 tỷ đồng. Đáng chú ý, hầu hết các bị can bị khởi tố được tại ngoại và cấm đi khỏi nơi cư trú, thế nhưng lại có trường hợp mang thai vẫn phải ngồi tù, vì sao lại kỳ lạ như vậy?