Quân đội Myanmar tính giải tán đảng của bà Aung San Suu Kyi

Ủy ban Bầu cử Thống nhất do chính quyền quân sự Myanmar chỉ định sẽ giải tán đảng NLD của Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi với cáo buộc gian lận bầu cử.

Ngày 21-5, ông Thei Soe – người đứng đầu Ủy ban Bầu cử Thống nhất (UEC) do chính quyền quân sự tại Myanmar chỉ định - cho biết UEC sẽ giải tán đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi với cáo buộc gian lận bầu cử, theo hãng tin Reuters.
Các trang tin Myanmar Now và Irrawaddy cho biết quyết định trên được đưa ra tại cuộc họp giữa UEC với đại diện các đảng phái chính trị Myanmar hôm 21-5.
Reuters dẫn lời ông Soe cho biết "hành vi gian lận bầu cử của đảng NLD là bất hợp pháp, nên chúng tôi sẽ phải xóa bỏ giấy phép đăng ký của đảng này”.
"Những người làm chuyện đó sẽ bị coi là kẻ phản bội. Chúng tôi sẽ hành động" - ông Soe đề cập cáo buộc gian lận trong cuộc bầu cử hồi tháng 11-2020.
Phát ngôn viên chính quyền quân sự Myanmar và nhóm Chính quyền Thống nhất Quốc gia chưa đưa ra bình luận về quyết định trên.
Quan doi Myanmar tinh giai tan dang cua ba Aung San Suu Kyi
Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi. Ảnh: REUTERS
Đài truyền hình quốc gia Myanmar MRTV trong bản tin tối 21-5 đã đưa tin về cuộc họp giữa UEC và các đảng phái chính trị, trong đó có đề cập phát ngôn của ông Soe.
Tuy nhiên, MRTV không đề cập cụ thể việc giải tán NLD, song trích lời ông Soe nói rằng "những hành động trái pháp luật của NLD sẽ bị trừng phạt".
Chính phủ Thống nhất Quốc gia (NUG)” - liên minh gồm những nghị sĩ của chính phủ dân sự trước chính biến, thành viên các nhóm vũ trang thiểu số và những nhân vật trong phong trào biểu tình phản đối chính quyền quân sự - cho rằng "việc giải thể NLD là một âm mưu quân sự nhằm bám lấy quyền lực".
"Thông báo về việc ủy ban bầu cử của chính quyền quân sự đang cấm đảng NLD là một nỗ lực phi dân chủ trắng trợn nhằm kéo dài sự cai trị của quân đội bất chấp sự phản đối của nhân dân" – Tiến sĩ Sasa, người phát ngôn của NUG, cho biết.
Quân đội Myanmar hôm 1-2 đã bắt giữ bà Suu Kyi cùng các lãnh đạo đảng NLD cầm quyền với cáo buộc gian lận trong cuộc bầu cử hồi tháng 11-2020, sau đó lên nắm quyền và tuyên bố tình trạng khẩn cấp kéo dài một năm trên cả nước.
Tình hình chính biến tại Myanmar ngày càng căng thẳng khi làn sóng biểu tình ngày càng lan rộng trong nhân dân phản đối chính quyền quân sự, khiến lực lượng an ninh phải sử dụng nhiều biện pháp mạnh để đối phó.
Theo Hiệp hội Tù nhân Chính trị, đến nay, Myanmar đã ghi nhận hơn 800 người thiệt mạng trong các cuộc biểu tình và gần 5.000 người bị bắt giữ.
Chính biến Myanmar cũng đã khiến các nước láng giềng của quốc gia này cũng như cộng đồng quốc tế bày tỏ lo ngại. Tuy nhiên, chưa có dấu hiệu nào cho thấy các tướng lĩnh có ý định thỏa hiệp với phong trào ủng hộ dân chủ.
Nhật, nước viện trợ hàng đầu cho Myanmar, đã đình chỉ tất cả viện trợ mới sau khi bà Suu Kyi bị bắt.
Trong cuộc phỏng vấn hôm 21-5, Ngoại trưởng Nhật Toshimitsu Motegi cảnh báo về khả năng đóng băng toàn bộ viện trợ của Tokyo dành cho Myanmar.
"Chúng tôi không hề muốn làm vậy, nhưng buộc phải nói rõ rằng sẽ rất khó để tiếp tục với tình hình như hiện nay. Là một quốc gia ủng hộ quá trình dân chủ hóa Myanmar theo nhiều cách, và với tư cách một bằng hữu, chúng tôi phải đại diện cho cộng đồng quốc tế và truyền đạt thông điệp một cách rõ ràng" - ông Motegi cho biết.

Khoảnh khắc hãi hùng gấu tấn công người giữa ban ngày

(Kiến Thức) - Một người đàn ông ở Alaska (Mỹ) đã bị gấu tấn công khi đang khảo sát một khu đất gần Gulkana.

CNN đưa tin, Allen Minish, 61 tuổi, đang khảo sát một khu đất gần Gulkana thì phát hiện một con gấu nâu ở cách ông khoảng 9 mét.
Allen kể lại với KTUU: "Tôi và con gấu nhìn nhau. Tôi vội nấp sau bụi cây nhưng việc đó không giúp bảo vệ tôi khỏi việc bị gấu tấn công".

Bà Aung San Suu Kyi sắp hầu tòa lần đầu tiên

Một thẩm phán yêu cầu cựu lãnh đạo Myanmar Aung San Suu Kyi ra hầu tòa lần đầu vào ngày 24/5, sau nhiều lần trì hoãn.

Trong phiên điều trần mới nhất vào ngày 10/5, một thẩm phán đã ra lệnh xét xử bà Aung San Suu Kyi tại một phòng xử án đặc biệt, gần nơi bà bị giam giữ, theo South China Morning Post.

Quốc gia làm trung gian hòa giải xung đột Israel-Hamas có gì đặc biệt?

(Kiến Thức) - Israel và phong trào Hamas của Palestine tại Gaza mới đây đồng ý thỏa thuận ngừng bắn do Ai Cập làm trung gian, qua đó chấm dứt cuộc giao tranh kéo dài suốt 11 ngày. Dưới đây là một số sự thật về đất nước Ai Cập có thể bạn chưa biết.

Quoc gia lam trung gian hoa giai xung dot Israel-Hamas co gi dac biet?
Ai Cập, tên chính thức là Cộng hòa Ả Rập Ai Cập, là một trong những quốc gia có lịch sử lâu đời nhất. Ảnh: Wikipedia.   
Quoc gia lam trung gian hoa giai xung dot Israel-Hamas co gi dac biet?-Hinh-2
Với trên 100 triệu dân, Ai Cập là quốc gia đông dân nhất tại Bắc Phi và là quốc gia đông dân thứ ba tại châu Phi. Ảnh: Wikipedia.  

Quoc gia lam trung gian hoa giai xung dot Israel-Hamas co gi dac biet?-Hinh-3
Người Ai Cập đóng vai trò quan trọng đối với sự xuất hiện của dương lịch. Họ phát triển bộ lịch Mặt Trời, có 365 ngày trong 12 tháng. Để điều chỉnh chính xác cách tính lịch trùng với chu kỳ quay của Trái Đất quanh Mặt Trời, Vua Ptolemaios III Euergetes (Ai Cập) quyết định sau 4 năm cộng thêm một ngày vào 365 ngày. Ảnh: Wikipedia.  

Quoc gia lam trung gian hoa giai xung dot Israel-Hamas co gi dac biet?-Hinh-4
Theo Swedishnomad, nhiều người tin rằng các kim tự tháp ở Ai Cập được xây dựng bởi nô lệ, nhưng thực tế không phải vậy. Họ là những người lao động được trả công và hầu hết họ tham gia xây dựng kim tự tháp với lòng tôn kính dành cho các Pharaoh. Ảnh: SN.  

Quoc gia lam trung gian hoa giai xung dot Israel-Hamas co gi dac biet?-Hinh-5
Cairo (Ai Cập) là thành phố lớn nhất ở Châu Phi và Trung Đông. Đây cũng là một trong những thành phố đông dân nhất trên thế giới. Ảnh: Wikipedia.  

Quoc gia lam trung gian hoa giai xung dot Israel-Hamas co gi dac biet?-Hinh-6
 Môn thể thao phổ biến nhất ở Ai Cập là bóng đá. Ảnh: Wikipedia. 

Quoc gia lam trung gian hoa giai xung dot Israel-Hamas co gi dac biet?-Hinh-7
 Ai Cập là quê hương của một trong những con đập lớn nhất thế giới - Aswan. Ảnh: Wikipedia. 

Quoc gia lam trung gian hoa giai xung dot Israel-Hamas co gi dac biet?-Hinh-8
 Ngôn ngữ chính thức của Ai Cập là tiếng Ả Rập. Tuy nhiên, nhiều người dân nơi đây cũng hiểu tiếng Anh hoặc tiếng Pháp. Ảnh: Wikipedia. 

Quoc gia lam trung gian hoa giai xung dot Israel-Hamas co gi dac biet?-Hinh-9
 Ai Cập là thành viên sáng lập tổ chức Liên Hợp Quốc, Liên đoàn Ả Rập, Liên minh Châu Phi, Tổ chức Hợp tác Hồi giáo và Diễn đàn Thanh niên Thế giới. Ảnh: Wikipedia. 

Mời độc giả xem thêm video về cuộc xung đột Israel - Palestine bùng phát (Nguồn video: Vietnam Plus)