Phòng chống bệnh tiểu đường như thế nào cho đúng cách?

Nhiều người đã có ý thức ngăn ngừa bệnh tiểu đường sớm, tuy nhiên những biện pháp họ sử dụng chưa phù hợp nên hiệu quả không cao. Dưới đây là những cách phòng bệnh tiểu đường đơn giản nhưng rất hiệu quả.

Tập thể dục
Theo Thanh niên, giảm cân là cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh tiểu đường. Chương trình Ngăn ngừa Bệnh tiểu đường quốc gia của Mỹ chỉ ra rằng rủi ro phát triển bệnh tiểu đường loại 2 có thể trì hoãn ở bệnh nhân bị tiền tiểu đường nếu bệnh nhân này giảm được từ 5-7% trọng lượng cơ thể.
Phong chong benh tieu duong nhu the nao cho dung cach?
Giảm cân và hoạt động thể chất có thể giúp cơ thể tăng khả năng sản xuất chất insulin để xử lý lượng glucose trong cơ thể 
Một trong những cách tập thể dục được các bác sĩ chuyên ngành khuyến cáo là đi bộ, tốt nhất là vào giờ trưa, chọn đi thang nếu có thể và kéo dài ít nhất 30 phút mỗi ngày trong suốt cả tuần.
Uống đủ nước
Đôi khi cơ thể không phân biệt được cảm giác đói và khát nước. Do đó, bổ sung nước cho cơ thể quan trọng hơn là ăn một số thức ăn dạng lỏng. Khi cơ thể được cung cấp đủ nước, bạn sẽ không còn thèm ăn thực phẩm chứa nhiều đường.
Chế độ ăn lành mạnh và ăn nhiều rau xanh
Theo Vietnamnet, tiêu thụ thực phẩm ít chất béo, đường và natri. Chọn thức uống không hoặc ít calorie. Thay thế chất carbon hydrate trắng (bánh mì trắng, gạo trắng) bằng ngũ cốc hoặc gạo lứt. Nếu chọn những thực phẩm không lành mạnh, hãy cố gắng ăn ít. Khi bắt đầu bữa ăn nên ăn rau xanh trước.
Phong chong benh tieu duong nhu the nao cho dung cach?-Hinh-2
 Khi bắt đầu bữa ăn nên ưu tiên các loại rau xanh trước, sau đó mới ăn các loại thực phẩm khác. Cách đó giúp bạn no nhanh hơn.
Thay thế khéo léo các thực phẩm khi nấu
Những thành phần ít chất béo và thấp calorie sẽ tạo ra sự khác biệt khá lớn cho sức khỏe của bạn.
Những thay thế đơn giản như sử dụng bơ không calorie, thay kem bằng sữa, chọn các sản phẩm ít chất béo hay không chất béo thay vì chọn các sản phẩm sữa nhiều chất béo, sử dụng nước sốt táo không đường thay vì dùng dầu hoặc bơ để nướng thức ăn.
Tốt nhất, bạn nên tránh dùng thực phẩm dạng chiên, thay vào đó hãy nướng chúng.
Bổ sung quế vào thực đơn
Hãy thêm quế vào bữa ăn hàng ngày. Quế có công dụng duy trì lượng đường huyết ở mức ổn định.
Phong chong benh tieu duong nhu the nao cho dung cach?-Hinh-3
Quế có tác dụng duy trì lượng đường huyết mà ít người biết 
Không xem tivi khi ăn
Không nên xem tivi khi bạn đang ăn vì thói quen đó khiến bạn ăn nhiều hơn. Hạn chế các loại bánh kẹo tráng miệng giúp bạn duy trì lượng đường huyết và giảm lượng calo tiêu thụ.
Ngủ đủ
Đảm bảo bạn ngủ đủ giấc mỗi ngày. Nghiên cứu cho thấy những người thiếu ngủ có khả năng mắc bệnh tiểu đường cao hơn.
Kiểm tra huyết áp và cholesterol
Bệnh nhân tiền tiểu đường và tiểu đường loại 2 tăng rủi ro cao huyết áp và cholesterol cao.
Nếu hàm lượng cholesterol cao, phải kiểm soát thường xuyên hàm lượng này. Cũng như yêu cầu trên là phải tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, chế độ ăn chất béo bão hòa và không hút thuốc.
Kiểm soát stress
Căng thẳng là một trong những nguyên nhân góp phần gây ra bệnh tiểu đường, vì vậy hãy học cách kiểm soát stress.
Phong chong benh tieu duong nhu the nao cho dung cach?-Hinh-4
 Ngồi thiền và các bài tập thở sẽ giúp bạn thư giãn hơn.

Video: Buổi sáng ngủ dậy có những triệu chứng sau, bạn đã bị tiểu đường

Không chỉ bệnh tiểu đường, dấu hiệu của một số căn bệnh khác cũng xuất hiện vào thời điểm thức giấc, khi mà bạn đưa cơ thể của mình chuyển từ trạng thái nghỉ ngơi sang hoạt động.

Mời quý độc giả xem video Buổi sáng ngủ dậy có những triệu chứng sau, bạn đã bị tiểu đường:

Bị bệnh tiểu đường cấm tiệt ăn uống theo các cách này

(Kiến Thức) - Nếu đang cố gắng giảm lượng đường trong máu và giữ sức khỏe, các bệnh nhân tiểu đường không nên phạm những sai lầm ăn uống sau đây.

Bi benh tieu duong cam tiet an uong theo cac cach nay

Bỏ ăn sáng: Đây là thói quen sai lầm vì bỏ ăn sáng có thể dẫn đến hạ đường huyết hoặc đường huyết quá thấp, không tốt cho bệnh nhân tiểu đường.

Bi benh tieu duong cam tiet an uong theo cac cach nay-Hinh-2
Chế độ ăn uống chứa quá nhiều chất béo: Nghiên cứu cho thấy rằng lượng chất béo dư thừa (hơn 30% tổng lượng calo) có thể làm trầm trọng thêm sự đề kháng insulin. Do vậy, bệnh nhân tiểu đường nên tránh các thực phẩm quá nhiều chất béo.
Bi benh tieu duong cam tiet an uong theo cac cach nay-Hinh-3
Ăn nhiều thịt: Ăn quá nhiều protein có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu, đặc biệt nếu protein đó trong bữa ăn của bạn là từ thịt đỏ, có thể có tác động xấu đến độ nhạy insulin. Ăn nhiều thịt đỏ có liên quan với tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 trong nghiên cứu.
Bi benh tieu duong cam tiet an uong theo cac cach nay-Hinh-4
Bữa ăn không cân bằng: Ăn quá nhiều thứ (như carbs) và không đủ chất khác (như rau và protein nạc) có thể làm tăng lượng đường trong máu.
Bi benh tieu duong cam tiet an uong theo cac cach nay-Hinh-5
Quên ăn có thể dẫn đến hạ đường huyết đối với những người bị bệnh tiểu đường, đặc biệt là nếu họ đang dùng thuốc trị tiểu đường cụ thể.
Bi benh tieu duong cam tiet an uong theo cac cach nay-Hinh-6
Ăn thực phẩm từ bột mì trắng: Carbohydrate tinh chế (như bánh mì trắng, bánh quy, khoai tây chiên) khiến tỷ lệ kháng insulin cao hơn, không tốt cho bệnh nhân tiểu đường.
Bi benh tieu duong cam tiet an uong theo cac cach nay-Hinh-7
Không ăn nhẹ trước khi thể dục: Tập thể dục là rất quan trọng đối với bệnh nhân tiểu đường vì nó làm giảm lượng đường trong máu. Bạn nên ăn nhẹ trước khi tập để ngăn ngừa hạ đường huyết.
Bi benh tieu duong cam tiet an uong theo cac cach nay-Hinh-8
Ăn quá nhiều: Đối với những người mắc bệnh tiểu đường loại 2, tăng cân do ăn quá nhiều có thể góp phần gây kháng insulin nhiều hơn và cũng dẫn đến bệnh trầm trọng hơn.
Bi benh tieu duong cam tiet an uong theo cac cach nay-Hinh-9
Bữa tối hoặc bữa ăn nhẹ quá gần với giờ đi ngủ: Ăn khuya có thể tàn phá mức đường huyết lúc đói vào sáng hôm sau. Các bữa ăn khuya thường làm tăng lượng đường trong máu cao hơn bình thường vào sáng hôm sau. Ảnh: RD. 

Video "Những thực phẩm top đầu cho bệnh nhân tiểu đường". Nguồn: Youtube.