Phiến quân Houthi tung bằng chứng bắn hạ F-15 của liên quân Arab

Phiến quân Houthi tại Yemen vừa công bố đoạn video bắn hạ chiến đấu cơ F-15 của liên quân Arab do Saudi Arabia dẫn đầu.

Đoạn video được kênh truyền hình al-Masiral của Houthi công bố sáng nay (9/1), cho thấy đúng thời điểm tên lửa đất đối không được cho là của phiến quân Houthi bắn hạ F-15 của liên quân Arab khi đang bay qua vùng trời thủ đô Sana’a của Yemen.
Vụ việc xảy ra trước đó một ngày và hiện vẫn chưa rõ số phận của viên phi công.
Đoạn video được công bố ngay sau khi lưc lực lượng Yemen tuyên bố bắn hạ một máy bay của liên quân Arab tại khu vực tỉnh Tây Bắc Sa’ada.
Chỉ huy Lực lượng Không quân và Phòng không Yemen Ibrahim Al-Shami khẳng định vụ bắn hạ máy bay của liên quân Arab là một “chiến công” của các lực lượng phòng không. Ông Al-Shami cảnh báo liên quân Arab không nên đánh giá thấp năng lực của các lực lượng phòng không Yemen.
Các lực lượng quân sự Yemen thường xuyên bắn tên lửa chiến lược nhằm vào các mục tiêu tại Saudi Arabia, nhằm đáp trả việc liên quân do Saudi Arabia dẫn đầu can dự vào cuộc chiến tại Yemen.
Trong khi đó, liên quân Arab lại cho biết chiếc F-15 “gặp lỗi kỹ thuật và bị rơi trong vùng chiến sự tại Yemen”. Liên quân khẳng định, phi công chiếc máy bay gặp nạn đã may mắn sống sót.
Chiến đấu cơ F-15 của liên quân Arab. Ảnh: AFP
 Chiến đấu cơ F-15 của liên quân Arab. Ảnh: AFP
Liên quân Arab bắt đầu chiến dịch không kích nhằm vào phiến quân Houthi tại Yemen từ tháng 3/2015./.

Nga đập tan cuộc tấn công bằng UAV của phiến quân ở Latakia

(Kiến Thức) - Quân đội Nga đã chặn đứng thành công một cuộc tấn công quy mô lớn bằng máy bay không người lái nhằm vào các căn cứ của nước này tại Syria cuối tuần trước.

RT dẫn thông cáo của Bộ Quốc phòng Nga ngày 8/1 cho biết, nhóm phiến quân, có thể được một quốc gia có công nghệ tiên tiến hỗ trợ, đã thực hiện vụ tấn công quy mô lớn bằng máy bay không người lái (UAV) nhằm vào hai căn cứ của Moscow tại Syria tối 6/1.
Cụ thể, theo ước tính của Quân đội Nga cuộc tấn công bằng UAV trên có sự tham gia của ít nhất 13 chiếc UAV, trong đó 10 chiếc tấn công căn cứ không quân Hmeimim của Nga tại tỉnh Latakia, trong khi 3 chiếc còn lại tấn công căn cứ hải quân ở thành phố Tartus.

Ảnh: Không kích ở Yemen sát hại 8 người trong một gia đình

(Kiến Thức) - Bé gái 4 tuổi là nạn nhân còn sống duy nhất trong vụ không kích ở Yemen khiến 8 thành viên trong một gia đình thiệt mạng.

Anh: Khong kich o Yemen sat hai 8 nguoi trong mot gia dinh
 Reuters đưa tin, vụ không kích ở Yemen nhằm vào một tòa nhà ở thủ đô Sanaa xảy ra hôm 25/8. Buthaina Muhammad Mansour, 4 hoặc 5 tuổi, là nạn nhân còn sống duy nhất trong vụ oanh kích ở vốn cướp đi sinh mạng tất cả người thân của Buthaina, trong đó có bố mẹ, 5 anh chị em ruột và người chú có tên Mounir. Ảnh: Reuters.

Anh: Khong kich o Yemen sat hai 8 nguoi trong mot gia dinh-Hinh-2
Được biết, 4 dân thường khác cũng thiệt mạng trong vụ không kích ở Sanaa này. Ảnh: Reuters.

Anh: Khong kich o Yemen sat hai 8 nguoi trong mot gia dinh-Hinh-3
 Các bác sĩ cho hay, mặc dù bị gãy xương, Buthaina sẽ qua khỏi. Hiện, bé Buthaina đang được điều trị trong bệnh viện. Ảnh: Reuters.

Anh: Khong kich o Yemen sat hai 8 nguoi trong mot gia dinh-Hinh-4
 Các bác sĩ kiểm tra sức khỏe cho bé Buthaina. Ảnh: Reuters.

Anh: Khong kich o Yemen sat hai 8 nguoi trong mot gia dinh-Hinh-5
 Saleh Muhammad Saad, một người chú khác của Buthaina, kể lại rằng chú Mounir đã vội vàng chạy đến nhà của gia đình Buthaina khi nhận được cuộc gọi từ cha của bé lúc 2 giờ sáng nói rằng máy bay đang ném bom khu dân cư của họ ở quận Faj Attan. Và chú ấy không bao giờ trở lại nữa. Ảnh: Reuters.

Anh: Khong kich o Yemen sat hai 8 nguoi trong mot gia dinh-Hinh-6
 “Khi tôi đến, nơi đây chỉ còn là đống đổ nát với đầy những khối bê tông và ván gỗ”, Saleh kể lại. Ảnh: Thi thể cha của bé Buthaina, Muhammad Mansour, nằm giữa đống đổ nát. Ảnh: Reuters.
Anh: Khong kich o Yemen sat hai 8 nguoi trong mot gia dinh-Hinh-7
Thi thể chị gái bé Buthaina, bé Ayah Muhammad Mansour (7 tuổi) được đưa ra khỏi hiện trường vụ không kích. Ảnh: Reuters.
Anh: Khong kich o Yemen sat hai 8 nguoi trong mot gia dinh-Hinh-8
 Người dân cho rằng liên quân Arập đã tiến hành vụ không kích vừa qua. Tuy nhiên, trong một tuyên bố, phía liên quân Arập cho biết sẽ điều tra vụ việc. Ảnh: Reuters.

Anh: Khong kich o Yemen sat hai 8 nguoi trong mot gia dinh-Hinh-9
Được biết, cuộc nội chiến ở Yemen trong vài năm qua đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, hàng triệu người phải sơ tán. Đất nước Yemen vẫn đang đối mặt với cuộc khủng hoảng nhân đạo trầm trọng. Ảnh: Reuters.

Sự thật kinh ngạc về hệ thống tàu điện ngầm Hồng Kông

(Kiến Thức) - Hệ thống tàu điện ngầm Hồng Kông luôn được đánh giá rất thân thiện, sạch sẽ và đúng giờ, cùng với đó là sự ý thức giữ gìn của người dân Hồng Kông.

Bên trong một tàu điện ngầm ở Hồng Kông rất sạch sẽ, không hề có một mẩu rác nào trên sàn. Ảnh: BI.
 Bên trong một tàu điện ngầm ở Hồng Kông rất sạch sẽ, không hề có một mẩu rác nào trên sàn. Ảnh: BI.

Một điểm cộng nữa cho hệ thống tàu điện ngầm ở đây đó chính là giá vé đi tàu phải chăng. Giá vé di chuyển giữa hai điểm ở trung tâm thành phố này thường chỉ mất khoảng 13 HKD. Ảnh: BI.
 Một điểm cộng nữa cho hệ thống tàu điện ngầm ở đây đó chính là giá vé đi tàu phải chăng. Giá vé di chuyển giữa hai điểm ở trung tâm thành phố này thường chỉ mất khoảng 13 HKD. Ảnh: BI.

An toàn là ưu tiên hàng đầu: Bên trong các nhà ga điện ngầm ở Hồng Kông có đặt rào chắn để hạn chế nguy cơ xảy ra tại nạn cho hành khách. Ảnh: BI.
An toàn là ưu tiên hàng đầu: Bên trong các nhà ga điện ngầm ở Hồng Kông có đặt rào chắn để hạn chế nguy cơ xảy ra tại nạn cho hành khách. Ảnh: BI.

Những tờ giấy lưu ý cho hành khách để đảm bảo an toàn được dán ở mọi nơi trong nhà ga hay trên tàu điện ngầm. Ảnh: BI.
Những tờ giấy lưu ý cho hành khách để đảm bảo an toàn được dán ở mọi nơi trong nhà ga hay trên tàu điện ngầm. Ảnh: BI.

Những mũi tên trên sàn nhà chỉ vị trí dành cho người đứng chờ lên tàu và xuống tàu để tránh tình trạng chen lấn, xô đẩy. Ảnh: BI.
Những mũi tên trên sàn nhà chỉ vị trí dành cho người đứng chờ lên tàu và xuống tàu để tránh tình trạng chen lấn, xô đẩy.  Ảnh: BI.

Hành khách khó có thể bị lạc đường nhờ bản đồ chi tiết này. Ảnh: BI.
Hành khách khó có thể bị lạc đường nhờ bản đồ chi tiết này. Ảnh: BI.

Cảnh mọi người đứng chờ lên tàu điện ngầm ở Hồng Kông. Ảnh: BI.
 Cảnh mọi người đứng chờ lên tàu điện ngầm ở Hồng Kông. Ảnh: BI.

Hệ thống MTR Hồng Kông còn được đánh giá vô cùng thân thiện với người khuyết tật. Ảnh: BI.
Hệ thống MTR Hồng Kông còn được đánh giá vô cùng thân thiện với người khuyết tật. Ảnh: BI.

Tay nắm trên tàu giúp các hành khách có thể đứng vững và đảm bảo an toàn. Ảnh: BI.
Tay nắm trên tàu giúp các hành khách có thể đứng vững và đảm bảo an toàn. Ảnh: BI.
Hình ảnh bên trong một ga tàu điện ngầm ở Hồng Kông hiện đại không thua kém gì các nước châu Âu. Ảnh: BI.
 Hình ảnh bên trong một ga tàu điện ngầm ở Hồng Kông hiện đại không thua kém gì các nước châu Âu. Ảnh: BI.