Phía sau việc Triều Tiên hủy biểu diễn chung với Hàn Quốc

(Kiến Thức) - Mới đây, Triều Tiên hủy bỏ chương trình biểu diễn văn hóa chung với Hàn Quốc dự kiến tổ chức tại vùng núi Kumgang vào tháng 2 tới đây. Trước sự việc này, công chúng không khỏi tò mò vì sao Bình Nhưỡng lại đưa ra quyết định như vậy.

Bộ Thống nhất của Hàn Quốc mới cho hay Triều Tiên đã gửi điện tín cho Hàn Quốc, thông báo hủy chương trình văn hóa chung dự kiến diễn ra ngày 4/2 ở núi Kumgang.
Lý do hủy chương trình văn hóa chung với Hàn Quốc được phía Triều Tiên đưa ra là "bị đối xử bất công" trên truyền thông liên quan đến sự kiện Thế vận hội mùa đông 2018 sẽ được tổ chức tại Pyeongchang, Hàn Quốc vào tháng 2. Cụ thể, Bình Nhưỡng cho rằng, truyền thông Hàn Quốc khuyến khích tư tưởng thù địch nhằm vào Triều Tiên.
Trước động thái trên của chính quyền Bình Nhưỡng, Hàn Quốc cảm thấy "đáng tiếc" khi Triều Tiên đơn phương hủy một sự kiện chung mà nước này đã đồng ý tham gia.
Mặc dù Triều Tiên hủy bỏ chương trình biểu diễn văn hóa chung với Hàn Quốc nhưng 2 miền tiếp tục đàm phán các kế hoạch gửi vận động viên Hàn Quốc đến huấn luyện tại khu trượt tuyết Masikryong của miền Bắc.
Đội hoạt náo viên của Triều Tiên tham dự giải Vô địch Điền kinh châu Á ở Incheon, Hàn Quốc năm 2005. Ảnh: Yonhap.
 Đội hoạt náo viên của Triều Tiên tham dự giải Vô địch Điền kinh châu Á ở Incheon, Hàn Quốc năm 2005. Ảnh: Yonhap.
Trước khi Triều Tiên bất ngờ hủy chương trình văn hóa chung với Hàn Quốc, vào đầu tháng 1/2018, Bình Nhưỡng và Seoul đã tiến hành những cuộc hội đàm cấp cao.
Những cuộc hội đàm trên đã đạt được những bước tiến mới trong quan hệ 2 nước khi căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên có dấu hiệu hạ nhiệt nhất là khi Triều Tiên đồng ý cử phái đoàn gồm cả vận động viên, cổ động viên và đoàn nghệ thuật tới tham dự tham dự Thế vận hội mùa đông 2018 sẽ được tổ chức tại Pyeongchang. Quyết định này được đưa ra sau khi nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un phát biểu sẵn sàng cho các cuộc thảo luận với Hàn Quốc.
Mời quý độc giả xem video "du lịch hạt nhân" sắp nở rộ ở Triều Tiên (nguồn: VTC1)
Thêm nữa, Triều Tiên cũng từng nhất trí biểu diễn nghệ thuật và taekwondo tại Hàn Quốc để kỷ niệm Bình Nhưỡng cử vận động viên tham gia thế vận hội.
Trước những động thái mới trên bán đảo Triều Tiên từ đầu năm 2018 đến nay, nhiều hãng tin Hàn Quốc có những bài viết bày tỏ sự quan ngại về việc các sự kiện chung giữa 2 miền có thể vi phạm những nghị quyết trừng phạt mà Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đang áp đặt lên Triều Tiên.

Thống nhất bán đảo Triều Tiên tốn bao nhiều tiền?

(Kiến Thức) - Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên KCNA mới phát đi thông điệp kêu gọi thống nhất. Nhiều người không khỏi tò mò nếu trở thành sự thật thì việc thống nhất Triều Tiên và Hàn Quốc sẽ diễn ra thế nào và tốn kém ra sao.

Mới đây, Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên KCNA phát đi một thông điệp gửi đến người dân Triều Tiên ở trong và ngoài nước với nội dung rằng họ "nên tạo một cú đột phá cho việc thống nhất liên Triều mà không cần sự giúp đỡ của những nước khác".

Ảnh đắt giá chiến dịch Tết Mậu Thân 1968 của phóng viên nước ngoài

(Kiến Thức) - Phóng viên nước ngoài đã chụp được nhiều bức ảnh đắt giá về cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968. Cuộc tổng tấn công Mậu Thân đã tạo ra một bước ngoặt chiến lược trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta.

50 năm trước, cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân 1968 được đánh giá là đòn quyết định cho chiến thắng mùa xuân năm 1975. Trong ảnh là binh sĩ Mỹ nhảy khỏi xe jeep và ẩn nấp hai bên đường sau khi xe trúng rocket gần căn cứ không quân ở Đà Nẵng ngày 30/1/1968.
50 năm trước, cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân 1968 được đánh giá là đòn quyết định cho chiến thắng mùa xuân năm 1975. Trong ảnh là binh sĩ Mỹ nhảy khỏi xe jeep và ẩn nấp hai bên đường sau khi xe trúng rocket gần căn cứ không quân ở Đà Nẵng ngày 30/1/1968. 
Sáng sớm ngày 31/1/1968, quân và dân ta thực hiện cuộc tổng tấn công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968. Theo ước tính, khoảng 70.000 binh sĩ thuộc Quân giải phóng miền Nam tham gia sự kiện lịch sử này.
Sáng sớm ngày 31/1/1968, quân và dân ta thực hiện cuộc tổng tấn công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968. Theo ước tính, khoảng 70.000 binh sĩ thuộc Quân giải phóng miền Nam tham gia sự kiện lịch sử này. 

Cuộc vượt ngục táo bạo của những nữ tù nhân nổi tiếng lịch sử

(Kiến Thức) - Không riêng nam giới, một số nữ tù nhân đã thực hiện các cuộc vượt ngục táo bạo. Trong số đó, có người vượt ngục thành công và sống một cuộc đời mới dưới danh tính giả trong suốt nhiều năm trước khi bị bắt trở lại.

Judy Lynn Hayman là một trong những nữ tù nhân đã vượt ngục táo bạo. Năm 1977, Hayman đào tẩu khỏi nhà thù Coronetre ở Huron Valley, Pittsfield Township, Michigan, Mỹ. Khi ấy, nữ tù nhân Hayman 23 tuổi.
 Judy Lynn Hayman là một trong những nữ tù nhân đã vượt ngục táo bạo. Năm 1977, Hayman đào tẩu khỏi nhà thù Coronetre ở Huron Valley, Pittsfield Township, Michigan, Mỹ. Khi ấy, nữ tù nhân Hayman 23 tuổi.