Phi hạt nhân hoá bán đảo Triều Tiên đứng trước nguy cơ sụp đổ?

(Kiến Thức) - Hàng loạt các biến động chính trị trong lòng nước, cộng với chính sách tiền hậu bất nhất của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang đẩy những nỗ lực phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên vào ngõ cụt, cùng với đó là nghi kỵ từ Bình Nhưỡng.

Hơn hai tháng sau cuộc gặp thượng đỉnh lịch sử giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong-un tại Singapore hồi tháng 6/2018, đàm phán hạt nhân Mỹ-Triều vẫn chưa đi tới đâu và dường như ngày càng bế tắc, bất chấp các hành động xuống nước của Bình Nhưỡng.
Thậm chí, mối quan, mối quan hệ Mỹ-Triều không có chiều hướng cải thiện mà trở nên xấu đi với việc Tổng thống Trump hủy chuyến thăm của Ngoại trưởng Mike Pompeo tới Bình Nhưỡng và Bộ Quốc phòng Mỹ tuyên bố có thể sẽ nối lại các cuộc tập trận lớn trên bán đảo Triều Tiên. Về phần mình, Bình Nhưỡng cảnh báo rằng tiến trình đàm phán phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên “một lần nữa bị đe dọa và có thể sụp đổ”.
Giới phân tích nhận định, đàm phán hạt nhân Mỹ-Triều hay mối quan hệ Mỹ-Triều đang được xây dựng trên những nền tảng không vững chắc, khi các bên chưa thật sự tin tưởng lẫn nhau. Và mọi thỏa thuận hay bước tiến mà hai bên đạt được trong thời gian qua sẽ biến mất nhanh như cách chúng xuất hiện. Vậy đâu là nguyên nhân chính dẫn tới đàm phán hạt nhân Mỹ-Triều đứng trước nguy cơ sụp đổ khi chưa kịp hình thành.
Phi hat nhan hoa ban dao Trieu Tien dung truoc nguy co sup do?
Tổng thống Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong-un cùng nhau ký kết thỏa thuận chung lịch sử ngày 12/6 tại Singapore. Ảnh: PBS. 
Theo tờ Bloomberg có 4 nguyên nhân dẫn tới đàm phán phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên trở nên bế tắc.
Thứ nhất, Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã nhất trí thiết lập mối quan hệ mới giữa hai nước. Hai bên tiến hành trao đổi thư từ và sắp xếp các cuộc gặp ngoại giao vốn bị “đóng băng” cách đây gần 7 thập kỷ.
Tuy nhiên, cả Mỹ và Triều Tiên không có những tiến triển trong việc thiết lập các cơ quan thể chế lâu dài và các cuộc trao đổi thường xuyên vốn định hình mối quan hệ ngoại giao bình thường, chẳng hạn như đại sứ quán hay các văn phòng liên lạc chính thức,…
Triều Tiên cho rằng những việc làm này cần phải tiến hành “đồng thời và theo từng bước” để xây dựng lòng tin, trong khi Mỹ muốn có thêm bằng chứng cụ thể về phi hạt nhân hóa của Bình Nhưỡng trước khi bình thường hóa quan hệ hai nước.
Thứ hai, Mỹ và Triều Tiên chưa chính thức giải quyết vấn đề về cuộc Chiến tranh Triều Tiên 1950-1953. Thỏa thuận giữa ông Trump và ông Kim – cũng giống như thỏa thuận trước đó mà các nhà tiền nhiệm của họ đạt được – bao gồm cam kết xây dựng chế độ hòa bình, lâu dài và ổn định trên bán đảo Triều Tiên.
Việc ký kết hiệp ước hòa bình mà không có thỏa thuận giải trừ vũ trang sẽ mang đến rủi ro cho Mỹ. Mặc dù Tổng thống Trump quyết định dừng một số cuộc tập trận với Hàn Quốc, nhưng cho đến nay ông vẫn từ chối chấp nhận một tuyên bố hòa bình mang tính biểu tượng. Điều đó khiến Triều Tiên cáo buộc Mỹ đi ngược lại cam kết của họ.
Phi hat nhan hoa ban dao Trieu Tien dung truoc nguy co sup do?-Hinh-2
Nếu cả Mỹ và Triều Tiên đều không muốn hy sinh các lợi ích riêng của mình, thì đàm phán phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên sẽ không bao giờ có một cái kết tốt đẹp. Ảnh: KCNA. 
Thứ ba, mặc dù Triều Tiên thực hiện những cam kết như dừng các vụ thử hạt nhân-tên lửa và phá dỡ các cơ sở hạt nhân, nhưng đó là những việc làm mà Bình Nhưỡng cam kết trước khi cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều diễn ra.
Hồi tháng 7/2018, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết Bình Nhưỡng đang tiếp tục sản xuất vật liệu phân hạch và vẫn chưa có động thái thể hiện quyết tâm thúc đẩy tiến trình phi hạt nhân hóa hoàn toàn bán đảo Triều Tiên. Về phần mình, Bình Nhưỡng cảnh báo rằng việc Mỹ tập trung vào “phi hạt nhân hóa trước tiên” có thể khiến các cuộc đàm phán không đi đúng hướng.
Đó là chưa kể tới các biến động chính trị đến ngay từ bên trong lòng nước Mỹ tác động không nhỏ đến chính sách đối ngoại của ông Trump đối với một loạt các quốc gia, mà trong đó có cả Triều Tiên. Bởi chính Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều vào tháng 6 vừa qua cũng đã khiến Tổng thống Trump hứng chịu nhiều chỉ trích từ giới chính trị gia lẫn dư luận Mỹ khi hành động trên được xem là quá vội vàng và gây tổn hại đến lợi ích của nước Mỹ.
Mời độc giả xem video: Tổng thống Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong-un hội đàm song phương (Nguồn: Straits Times)
Mặc dù dư luận Mỹ ít nhiều được xoa dịu khi cuối cùng tháng 7 vừa qua, Bình Nhưỡng trao trả cho Washington 55 bộ hài cốt được cho là thuộc về binh sĩ Mỹ tử trận trong cuộc Chiến tranh Triều Tiên, nhưng đó mới chỉ là con số nhỏ trong số 200 bộ hài cốt mà Bộ Quốc phòng Mỹ ước tính đang ở Triều Tiên.
Dĩ nhiên, Mỹ muốn Triều Tiên trao trả số hài cốt binh sĩ còn lại và nhà lãnh đạo Kim Jong-un có thể dùng vấn đề này để thương lượng trước khi thảo luận bất cứ điều gì về việc phá dỡ các lò phản ứng và tên lửa của họ.
Từ những phân tích trên có thể thấy, đàm phán hạt nhân Mỹ-Triều ngay từ giai đoạn đầu cho tới thời điểm hiện tại vẫn chưa thực sự "chín muồi" để cả Bình Nhưỡng lẫn Washington chấp nhận hy sinh các lợi ích riêng để đi đến một thỏa thuận phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên một các toàn diện từ cả hai bên.

Ngôn ngữ cơ thể hai ông Trump-Kim tại cuộc gặp nói lên điều gì?

Trong khi Tổng thống Mỹ chủ động tỏ ra mạnh mẽ thì nhà lãnh đạo Triều Tiên có chút thư thái và thoải mái hơn tại cuộc hội đàm thượng đỉnh Mỹ-Triều ở Singapore.

Dĩ nhiên ở bất cứ sự kiện quan trọng nào, mọi hành vi, cử chỉ, dù là nhỏ nhất của các nhân vật quan trọng đều bị "super soi". Với cuộc hội đàm thượng đỉnh Mỹ - Triều, chuyện "soi" này càng là tất yếu.

Đột nhập phòng ký túc xá của Hoàng tử Harry thời trung học

(Kiến Thức) - Truyền thông Anh mới đây đăng tải những bức ảnh được chụp trong phòng ký túc xá của Hoàng tử Harry tại ngôi trường nội trú Eton ở Berkshire, phần nào hé mở cuộc sống của vị hoàng tử nổi tiếng này thời niên thiếu.

Dot nhap phong ky tuc xa cua Hoang tu Harry thoi trung hoc
Trước khi Hoàng tử Harry rời khỏi trường Eton, các phóng viên đã được phép vào bên trong phòng ký túc và ghi lại những bức ảnh phần nào giúp độc giả hiểu thêm về cuộc sống của vị hoàng tử này thời đi học. Ảnh: The Sun.

Dot nhap phong ky tuc xa cua Hoang tu Harry thoi trung hoc-Hinh-2
Hoàng tử Harry ngồi đánh bóng cho đôi giày của mình trong phòng ký túc xá. Phía sau anh là bức tranh "Bữa trưa trên tòa nhà chọc trời" được treo trên tường. Ảnh: Getty. 
Dot nhap phong ky tuc xa cua Hoang tu Harry thoi trung hoc-Hinh-3
 Hoàng tử Harry, khi đó 18 tuổi, đứng cạnh bộ xương người tại phòng mỹ thuật của trường nội trú Eton năm 2003. Ảnh: Getty.

Dot nhap phong ky tuc xa cua Hoang tu Harry thoi trung hoc-Hinh-4
 Công tước xứ Sussex theo học tại trường Eton với chương trình học A-Level. Dù xuất thân trong gia đình Hoàng gia, nhưng cuộc sống của Hoàng tử Harry tại ngôi trường này cũng như các bạn học của mình. Ảnh: The Sun.

Dot nhap phong ky tuc xa cua Hoang tu Harry thoi trung hoc-Hinh-5
 Hoàng tử Harry nướng bánh mỳ trong nhà bếp của trường Eton. Nhà bếp này nằm cạnh thư viện của trường. Ảnh: Getty.

Dot nhap phong ky tuc xa cua Hoang tu Harry thoi trung hoc-Hinh-6
 Hoàng tử Anh Harry theo học tại trường Eton bắt đầu từ tháng 9/1998 và tốt nghiệp vào năm 2003. Các học sinh của trường được phép trang trí phòng theo sở thích riêng của mình. Khi đó, Hoàng tử Harry đặt khá nhiều ảnh Công nương Diana, người mẹ quá cố của anh, trên bàn học. Ảnh: Getty.

Dot nhap phong ky tuc xa cua Hoang tu Harry thoi trung hoc-Hinh-7
 Năm 2003, anh tham gia vào đội tuyển criket của trường Eton và từng chơi các môn thể thao khác như polo trong trường. Ảnh: The Sun.

Dot nhap phong ky tuc xa cua Hoang tu Harry thoi trung hoc-Hinh-8
 Sau khi tốt nghiệp, Hoàng tử Harry dành một năm tới các nước Australia, Argentina và Châu Phi, sau đó làm một bộ phim tài liệu về trẻ mồ côi. Ảnh: The Sun.

Dot nhap phong ky tuc xa cua Hoang tu Harry thoi trung hoc-Hinh-9
Tháng 5/2005, Hoàng tử Harry đăng ký vào Học viện Quân sự Hoàng gia Sandhurst. Ảnh: Getty.

Quân đội Syria phá tan “đầu não” FSA tại Hama

(Kiến Thức) - Lực lượng chính phủ Damascus đã mở cuộc tấn công dữ dội và phá nát một căn cứ “đầu não” của nhóm phiến quân Jaysh Al-Izza thuộc Quân đội Syria Tự do (FSA) tại thị trấn al-Lataminah, tỉnh Hama.

Quan doi Syria pha tan “dau nao” FSA tai Hama
 Al Masdar News dẫn nguồn tin quân sự ngày 28/8 cho biết, Quân đội Syria đã phá hủy căn cứ “đầu não” của phiến quân FSA tại thị trấn al-Lataminah, tỉnh Hama. Ảnh: FNA.

Quan doi Syria pha tan “dau nao” FSA tai Hama-Hinh-2
 “Cuộc oanh kích của Quân đội Syria được thực hiện với độ chính xác cao, qua đó phá hủy căn cứ của nhóm FSA và tiêu diệt toàn bộ các tay súng phiến quân trong căn cứ đó”, AMN đưa tin. Ảnh: FNA.

Quan doi Syria pha tan “dau nao” FSA tai Hama-Hinh-3
Ngoài ra, Quân chính phủ Damascus cũng tấn công các chiến hào của lực lượng FSA gần thị trấn Hasraya, gây tổn thất đáng kể cho bọn chúng. Ảnh: AMN.  

Quan doi Syria pha tan “dau nao” FSA tai Hama-Hinh-4
 Trước đó, theo hãng Fars (Iran), các đơn vị pháo binh và tên lửa Syria dồn dập oanh kích căn cứ của nhóm liên minh thánh chiến Hayat Tahrir Al-Sham (HTS) ở phía bắc tỉnh Hama. Ảnh: FNA.

Quan doi Syria pha tan “dau nao” FSA tai Hama-Hinh-5
“Quân đội Syria đã tấn công các căn cứ của phiến quân HTS tại các ngôi làng al-Jisat, Tal al-Sakhar, al-Zakat, Lahaya, Albueizeh và Ma'arkabah ở Bắc Hama, qua đó tiêu diệt nhiều tay súng khủng bố và phá hủy trang thiết bị quân sự của bọn chúng”, FNA đưa tin. Ảnh: Alalam. 

Quan doi Syria pha tan “dau nao” FSA tai Hama-Hinh-6
 Cùng lúc, lực lượng tiếp viện Syria cũng đã được triển khai tới các khu Jabal al-Turkmen và Salman ở Bắc Latakia, Abu Dali và Abu Omar ở Hama và căn cứ Abu al-Dhohour ở Đông Idlib để chuẩn bị cho chiến dịch quân sự quy mô lớn trong khu vực. Ảnh: Newsweek.

Quan doi Syria pha tan “dau nao” FSA tai Hama-Hinh-7
 Được biết, Quân đội Syria đã phong tỏa hành lang nhân đạo Abu al-Dhohour ở Đông Nam Idlib sau khi 9.000 người dân rời khỏi những khu vực mà nhóm khủng bố kiểm soát trong những tuần gần đây. Ảnh: Sputnik.

Quan doi Syria pha tan “dau nao” FSA tai Hama-Hinh-8
 Trong diễn biến khác trên chiến trường Syria, Quân đội Mỹ đã điều động một đoàn xe quân sự nữa tới các khu vực hiện nằm dưới quyền kiểm soát của Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) ở tỉnh Hasaka. Ảnh: FNA. 

Quan doi Syria pha tan “dau nao” FSA tai Hama-Hinh-9
 Hồi tuần trước, Mỹ đã điều động hơn 800 xe chở trang thiết bị quân sự tới Đông Bắc Syria tới các căn cứ quân sự và sân bay quân sự của họ bên bờ đông sông Euphrates và tại tỉnh Hasaka, Aleppo. Ảnh: FNA.