Phát hiện tia X đầu tiên từ các siêu tân tinh bí ẩn

(Kiến Thức) - Một siêu tân tinh loại IA bất ngờ phát ra tia X tình cờ được giới khoa học nhìn thấy và theo dõi.

Theo đó, một nhóm các nhà khoa học quốc tế bao gồm cả các học giả thuộc trường Đại học Chicago vừa công bố họ phát hiện ra một tia X phát ra từ một siêu tân tinh bí ẩn loại IA.

Phat hien tia X dau tien tu cac sieu tan tinh bi an
Nguồn ảnh: Phys. 

Được biết, siêu tân tinh loại Ia là một trong các loại siêu tân tinh xảy ra từ vụ bùng nổ của sao lùn trắng. Sao lùn trắng là tàn dư của một ngôi sao ở cuối đời của nó và không còn phản ứng tổng hợp hạt nhân ở trong nhân ngôi sao nữa.

Mặc dù vậy, các sao lùn trắng với thành phần cacbon-ôxy có khả năng tạo ra phản ứng tổng hợp hạt nhân và giải phóng một lượng năng lượng lớn nếu nhiệt độ bên trong ngôi sao đủ cao.

Phat hien tia X dau tien tu cac sieu tan tinh bi an-Hinh-2
Nguồn ảnh: Phys.  

Trong lần phát hiện mới nhất, họ đã phát hiện ra siêu tân tinh này phát ra một lượng lớn tia X phun ra dạng vòi với tốc độ siêu âm.

Mỗi vòi tia X như vậy phát ra, các nhà khoa học đã xác định được 33 photon năng lượng hoạt động tương ứng và hiện tượng này có thể kéo dài 200 ngày trong tương lai.

Các chuyên gia tin rằng, bằng việc nghiên cứu các vòi tia X phát ra sẽ giúp nghiên cứu, hiểu sâu hơn về cách hình thành và tiến hóa của các siêu tân tinh loại IA trong vũ trụ.

Xem thêm video: Tiểu hành tinh lớn hơn nhà 102 tầng có thể đâm vào Trái Đất- Nguồn video:  Tin Mới Trong Ngày

Sửng sốt vật thể bí ẩn bám sát máy bay phản lực

(Kiến Thức) - Một vật thể bí ẩn bám sát theo một máy bay phản lực ở Anh khiến nhiều người kinh ngạc.

Sung sot vat the bi an bam sat may bay phan luc

Vật thể bí ẩn được phát hiện vào ngày 5/5/2017 ngay tại bầu trời gần khu vực sân bay ở London do một nhân chứng địa phương tình cờ chụp lại. Nguồn ảnh: earthmysterynews. 

Bất ngờ nguyên tố phóng xạ trong hệ thống tàn dư Cassiopeia A

(Kiến Thức) - Hệ thống tàn dư Cassiopeia bất ngờ lọt vào tầm ngắm của các nhà khoa học cùng những phát hiện thực sự bất ngờ.

Hệ thống tàn dư Cassiopeia được biết đến là một phần còn sót lại khoảng 340 năm tuổi, tàn dư của một siêu tân tinh khổng lồ gần đó từng phát nổ.
Trong phát hiện mới nhất, các nhà khoa học thuộc Viện Vật lý thiên văn Max Planck (MPA) và RIKEN ở Nhật Bản đã tìm thấy nhiều hợp chất titan và niken phóng xạ trong hệ thống tàn dư Cassiopeia A.

Cảnh độc: Trái tim siêu tân tinh nổ dưới công nghệ 3D

(Kiến Thức) - Các nhà khoa học vừa thiết lập thành công mô hình vụ nổ trong trái tim một siêu tân tinh khổng lồ trong vũ trụ.

Cụ thể, các nhà khoa học tại Đài Quan sát Chi Lê thu thập, phân tích dữ liệu liên quan tới vụ nổ siêu tân tinh khổng lồ có tên Supernova 1987A. Tất cả đã được mô phỏng hóa vụ nổ siêu tân tinh này mà cụ thể là ở phần trái tim của siêu tân tinh theo công nghệ mô hình 3D. 
Khi xảy ra vụ nổ, ánh sáng từ vùng trái tim phát ra gấp 100 triệu lần ánh sáng của Mặt trời.