Phát hiện thấy hóa thạch khủng long khổng lồ 98 triệu năm tuổi

Một phần bộ xương hóa thạch của một con khủng long titanosaur 98 triệu năm tuổi đã được phát hiện ở Neuquén, Argentina. Chúng có kích cỡ được nói là lớn chưa từng thấy.

Các chuyên gia đã phát hiện ra tàn tích của một con khủng long khổng lồ ở Argentina và tin rằng nó có thể là một trong những sinh vật trên cạn lớn nhất Trái đất.

Các nhà cổ sinh vật học đã tìm thấy phần còn lại hóa thạch của một con khủng long titanosaur 98 triệu năm tuổi ở tỉnh Neuquén, phía tây bắc Patagonia, Argentina, trong các trầm tích dày, được gọi là Hệ tầng Candeleros.

24 đốt sống ở đuôi, một phần xương chậu, xương sườn,.. được tìm thấy, được cho là thuộc về khủng long titanos, một nhóm khủng long sauropod đa dạng, có đặc điểm là kích thước lớn, cổ và đuôi dài, đi bằng bốn chân.

Trong nghiên cứu đăng trên tạp chí Cretaceous Research, các chuyên gia cho biết, họ tin rằng sinh vật này là "một trong những loài sauropod lớn nhất từng được tìm thấy" và có thể vượt quá kích thước của Patagotitan, loài sống cách đây 100 triệu đến 95 triệu năm vốn có kích thước đang kinh ngạc, dài 37,2m.

Phat hien thay hoa thach khung long khong lo 98 trieu nam tuoi
 

"Nó là một con khủng long khổng lồ, nhưng chúng tôi hy vọng sẽ tìm thấy nhiều bộ xương khác trong tương lai, để xác định nó thực sự lớn như thế nào.", Alejandro Otero, một nhà cổ sinh vật học tại Museo de La của Argentina Plata, cho biết.

Hóa thạch khủng long titanosaur đã được tìm thấy trên tất cả các lục địa, ngoại trừ Nam Cực. Nhưng những loài lớn nhất, bao gồm cả những con khủng long titanosaurs vượt quá 40 tấn, hầu hết đã được phát hiện ở Patagonia.

Với những gì được tìm thấy, các chuyên gia chưa thể xác định chính xác con vật nặng bao nhiêu, tuy nhiên, đây "có thể được coi là một trong những loài khủng long titanosanos lớn nhất", với khối lượng cơ thể có thể vượt quá hoặc tương đương với loài Patagotitan hoặc Argentinosaurus.

Patagotitans là một trong những động vật trên cạn lớn nhất thế giới mọi thời đại, có trọng lượng tới 77 tấn, trong khi Argentinosaurus có kích thước lên tới 40m, nặng tới 110 tấn, gấp hơn 12 lần một con voi châu Phi 9 tấn.

Các nhà nghiên cứu chưa xác định liệu đây có phải một loài mới, trong khi cũng chưa thể gán nó cho một chi khủng long đã biết.

Phát hiện vỏ hóa thạch 115 triệu tuổi, nặng gần 100 kg

(Kiến Thức) - Hai sinh viên đại học Jack Wonfor và Theo Vickers phát hiện một vỏ hóa thạch 115 triệu tuổi và nặng gần 100 kg ở ven biển đảo Wight, Anh. Hóa thạch này thuộc về một con cúc đá sống ở kỷ Phấn Trắng. 

Phat hien vo hoa thach 115 trieu tuoi, nang gan 100 kg
 Sinh viên đại học Jack Wonfor (19 tuổi) và Theo Vickers (21 tuổi), sáng lập viên tổ chức Wight Coast Fossils, mới gây xôn xao dư luận khi tìm thấy vỏ hóa thạch 115 triệu tuổi, nặng gần 100 kg.

Phát hiện choáng váng từ hóa thạch 4.000 ma sói kỷ băng hà

Kết quả phân tích DNA hóa thạch loài sói kỷ băng hà khổng lồ cho thấy thực ra không phải là sói mà là đại diện cuối cùng cho một dòng sinh vật cổ đại 5 triệu năm tuổi.

Theo bài công bố trên tạp chí khoa học Nature, nhóm nghiên cứu quốc tế dẫn đầu bởi Đại học Durham (Anh) đã phân tích DNA hài cốt hóa thạch của 4.000 con sói Dire kỷ băng hà được đà lên từ địa điểm La Brea Tar Pít ở California và phát hiện ra những con sói khổng lồ, ma quái hay xuất hiện trong những bộ phim giả tưởng này không phải là chó sói. Chúng chỉ mang hình hài giống với sói.
Phat hien choang vang tu hoa thach 4.000 ma soi ky bang ha
Sói Dire, mà cái tên mang nghĩa "con sói khủng khiếp", được mô tả như một sinh vật thần thoại trong "Game of Thrones" - Ảnh: Phim Game of Thrones