Phát hiện "sốc" về Milky Way và những lỗ đen “lang thang”

(Kiến Thức) - Trong nghiên cứu mới, nhóm các nhà thiên văn học từ Trung tâm thiên văn học vật lý thiên văn Yale, Đại học Washington, Institut d'Astrophysique de Paris, và University College London dự đoán thiên hà Milky Way đang có nhiều lỗ đen lang thang.

Thông thường, một lỗ đen siêu lớn sẽ tồn tại ở cốt lõi của một thiên hà khổng lồ.
Nhưng đôi khi chúng có thể "lang thang" trong thiên hà chủ, quanh trung tâm ở các khu vực như vùng sao hình cầu bao quanh phần chính của thiên hà.
Các nhà thiên văn học đưa ra giả thuyết rằng hiện tượng này thường xảy ra do sự sát nhập giữa Milky Way với các thiên hà khác.
Thiên hà nhỏ sẽ gia nhập với một thiên hà chính lớn hơn, khiến các lỗ đen chơi vơi trong một đường quỹ đạo mới.
Nguồn ảnh: Phys.
Nguồn ảnh: Phys. 
Trong nghiên cứu mới, Tiến sĩ Michael Tremmel và các đồng tác giả dự đoán rằng các thiên hà Milky Way lưu trữ một số lỗ đen siêu lớn.
Các nhà nghiên cứu sử dụng một mô phỏng vũ trụ tiên tiến mới, Romulus, để dự đoán động lực di chuyển của các lỗ đen siêu lớn trong các thiên hà có độ chính xác cao hơn các chương trình mô phỏng trước đó.

Mời quý vị xem video: Những bí ẩn của dải ngân hà

"Chúng tôi không chắc rằng bất kỳ lỗ đen siêu khổng lồ nào có thể lang thang và sẽ đến gần với Mặt trời của chúng ta để lại có bất kỳ tác động nào đến Hệ Mặt trời của chúng ta trong tương lai", Tiến sĩ Tremmel nói.
"Chúng tôi ước tính rằng các lỗ đen lang thang trong Milky Way có khả năng ảnh hưởng đến Hệ Mặt trời cứ 100 tỷ năm một lần hoặc lâu hơn, hoặc gần gấp 10 lần tuổi của vũ trụ."
"Vì các lỗ đen siêu lớn lang thang được dự đoán tồn tại xa các trung tâm thiên hà và bên ngoài thiên hà, chúng không thể tiết ra nhiều khí hơn - làm cho chúng rất dễ vô hình một cách bí ẩn", ông nói thêm.

Nhận định mới về kích thước Dải Ngân hà gây sửng sốt

(Kiến Thức) - Nhà nghiên cứu Cristina Martínez-Lombilla, đang thực hiện nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Instituto de Astrofísica de Canarias ở Tenerife, Tây Ban Nha, và các cộng sự cho hay, Dải Ngân hà có thể đang dần lớn hơn.

Nhận định khoa học mới cho rằng Dải Ngân hà đang lớn hơn so với những gì chúng ta nghĩ trước giờ.
Nguồn ảnh: Phys.
Nguồn ảnh: Phys. 
Dải Ngân hà, có đường kính khoảng 100.000 năm ánh sáng. Gia đình thiên hà trong Dải Ngân hà của chúng ta bao gồm hàng trăm tỷ ngôi sao, với lượng khí và bụi khổng lồ, tất cả đều xen kẽ và tương tác thông qua lực hấp dẫn.

Điều gì xảy ra nếu lỗ đen "quái vật" nằm sát Trái Đất?

(Kiến Thức) - Lỗ đen là một trong những đối tượng cực đoan, nguy hiểm nhất trong vũ trụ,  nó chuyên gia nuốt chửng sao và hút vật chất, năng lượng. Giả sử lỗ đen nằm ngay cạnh Trái đất thì điều gì sẽ xảy ra?

Một viễn cảnh kỳ thú mà Kevin Pimbblet, giảng viên vật lý ở Đại học Hull, Anh đưa ra cho thấy, nếu như lỗ đen nằm sát Trái đất chúng ta thì đầu tiên, phần khu vực mặt Trái đất giáp lỗ đen sẽ chịu tác động của lực siêu khủng hơn các phần còn lại.

Nguồn ảnh: Google.
 Nguồn ảnh: Google.

Sửng sốt lỗ đen “khủng” trong vũ trụ vừa lọt tầm ngắm

(Kiến Thức) - Một lỗ đen khổng lồ, có hành vi kỳ lạ vừa lọt vào tầm ngắm của các nhà khoa học thuộc NASA.

Các nhà khoa học thuộc Đài thiên văn X Chandra của NASA vừa công bố họ đang theo đuổi một lỗ đen khổng lồ đang di chuyển trong vũ trụ.
Sung sot lo den "khung" trong vu tru vua lot tam ngam

 Nguồn ảnh: Dailymail.