![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Ngày 26/5, Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) thông báo đã lựa chọn 9 thiết bị khoa học phục vụ cho sứ mệnh khám phá Mặt trăng Europa của sao Mộc với hy vọng có thể thu thập thêm những bằng chứng cho thấy nơi này tồn tại những yếu tố lý tưởng phù hợp cho sự sống.
Theo kế hoạch dự kiến sẽ được triển khai vào năm 2022, NASA sẽ đưa một phi thuyền chạy bằng năng lượng Mặt trời vào quỹ đạo sao Mộc để thực hiện khoảng 45 chuyến bay viễn thám gần Europa trong 3 năm. Nhờ cách thức này, các nhà khoa học có thể khám phá toàn bộ bề mặt Mặt trăng Europa từ trên không gian.
![]() |
NASA sẽ đưa một phi thuyền chạy bằng năng lượng Mặt trời vào quỹ đạo sao Mộc. |
Ngoài ra, các nhà thiên văn học cũng sẽ sử dụng một chiếc từ kế để đo sức mạnh và phương hướng của trường điện từ của Europa nhằm xác định độ sâu và độ mặn của các đại dương, trong khi các thiết bị khoa học khác có nhiệm vụ tìm kiếm các bằng chứng về nước và các phân tử trong bầu khí quyển của Mặt trăng này.
Trao đổi với báo giới, nhà khoa học Curt Niebur, một trong những người phụ trách chương trình về Europa của NASA, đánh giá kế hoạch trên là "một bước đi lớn" trong công cuộc tìm kiếm các đại dương hỗ trợ sự sống trên Mặt trăng này.
Ông cũng bày tỏ tin tưởng với sự trợ giúp của các thiết bị khoa học hiện đại, sứ mệnh lần này sẽ giúp phát hiện những khám phá mới về Mặt trăng của sao Mộc. Hiện NASA đã đề xuất đầu tư khoảng 30 triệu USD trong ngân sách tài khóa năm 2016 để dành cho việc nghiên cứu Europa. Tổng chi phí cho toàn bộ dự án này ước tính lên tới 2 tỷ USD.
Nằm cách Trái đất 624 triệu km, Europa là một khối cầu băng ẩn chứa một đại dương khổng lồ dưới bề mặt. Nó lớn đến nỗi các nhà khoa học cho rằng lượng nước lỏng mà mặt trăng này sở hữu có thể gấp đôi hoặc gấp ba so với Trái đất.
Dựa trên thực tế sự sống đã phát triển từ các đại dương trên Trái đất, các nhà khoa học hy vọng Europa có nhiều khả năng hình thành sự sống so với láng giềng thân cận nhất của địa cầu là sao Hỏa.
![]() |
Hình ảnh vũ trụ đáng kinh ngạc này được chụp bởi tàu vũ trụ Cassini của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) năm 2013, cho thấy Trái đất (chỗ mũi tên nhỏ màu trắng) vô cùng nhỏ bé trong hệ Mặt trời. |
![]() |
Chấm xanh trong hình là toàn bộ diện tích của Bắc Mỹ khi so sánh với Vết Đỏ Lớn trên sao Mộc. Cơn bão khổng lồ của sao Mộc trông như có thể hoàn toàn nuốt chửng toàn bộ lục địa. |
![]() |
Vành đai rộng lớn của sao Thổ là một cảnh tượng đẹp trong vũ trụ, nó to lớn đến mức áp đảo Trái đất. |
![]() |
Vành đai của sao Thổ có thể chứa vừa 6 Trái đất trong nó. |
![]() |
Ngọn núi lửa cao nhất trong hệ Mặt trời là Olympus Mons ở trên sao Hỏa. Nếu núi lửa này xuất hiện trên Trái đất, nó sẽ chiếm diện tích toàn bộ tiểu bang Arizona của Mỹ. |
![]() |
Mặt trăng Europa của sao Mộc nhỏ hơn Trái đất bốn lần, nhưng các nhà khoa học nghĩ rằng nó có nhiều nước hơn so với tất cả các đại dương của Trái đất. |
![]() |
Mặt trời có chứa 99,86% vật chất trong hệ Mặt trời và đủ lớn để chứa 1,3 triệu Trái đất bên trong nó. |
![]() |
Dải Ngân hà Milky Way của chúng ta, chứa khoảng 100.000 thiên hà lớn nhỏ trong đó và có khối lượng lớn bằng hàng nghìn triệu mặt trời chỉ là một dấu chấm đỏ so với tổng diện tích của cụm thiên hà “siêu khủng” Laniakea. |
Xem video: Ấn tượng hình ảnh công nghệ 4k của sao Mộc
Theo NASA, thu thập những hình ảnh cá hành tinh hàng năm sẽ giúp các nhà khoa học hiện tại và tương lai thấy sự thay đổi của thế giới khổng lồ theo thời gian như thế nào. Sự quan sát này được thiết kế để ghi một loạt những điểm nôt bật, bao gồm cả gió, mây, bão và hóa học khí quyển.
Năm nay, sao Mộc là hành tinh đầu tiên của hệ Mặt trời được chụp lại. Sự kiện này càng đặc biệt hơn vì nó được ghi lại với độ phân giải 4k, siêu HD. Trong hình ảnh 4k của sao Mộc, con bão Vết đỏ lớn, một dấu chấm đỏ ngoại cỡ trên bề mặt Sao Mộc, đã có dấu hiệu nhỏ dần.
Sao Mộc chụp bằng công nghệ 4K.
"Mỗi lần chúng tôi nhìn vào sao Mộc lại nhận được những gợi ý trêu ngươi rằng một cái gì đó thực sự thú vị đang diễn ra," Amy Simon, một nhà khoa học tại Trung tâm không gian Goddard của NASA ở Greenbelt, Maryland cho biết. "Lần này cũng không ngoại lệ."
Vết đỏ lớn là một siêu bão với xoáy nghịch trên sao Mộc, nằm ở khoảng 22° phía nam xích đạo, đã kéo dài 340 năm. Vết Đỏ Lớn dài khoảng 24.000 đến 40.000 km và rộng khoảng 12.000 đến 14.000 km, đủ sức chưa 3 trái đất bên trong.
Vệt đỏ lớn trên sao Mộc ngày càng nhỏ dần.
Theo Verge, Vết đỏ lớn đang dần bị thu hẹp lại. Nó đã làm thay đổi hình dạng của vết đốm thành một vòng tròn, những hình ảnh mới nổi bật được ghi lại từ kình thiên văn Hubble cho thấy vết đốm đang có kích thước nhỏ hơn bao giờ hết.
Các quan sát của kính thiên văn Hubble xác nhận rằng, độ lớn của vết đốm này hiện nay dưới 16.500km, đây là đường kính nhỏ nhất từng được ghi lại. Tỷ lệ hao hụt của vết đốm thật đáng chú ý khi chỗ hẹp nhất của vết nhỏ dần đi dưới 1000km mỗi năm. Trục dài của cơn bão đặc điểm này là khoảng 150 dặm (240 km) ngắn hơn bây giờ so với năm 2014.
Bộ sưu tập các bản đồ mà chúng ta sẽ xây dựng lên theo thời gian không chỉ giúp các nhà khoa học hiểu được bầu khí quyển của hành tinh khổng lồ, mà còn cả bầu khí quyển của những hành tinh được phát hiện quanh các ngôi sao khác cùng với khí quyển và đại dương của Trái Đất.
Hiện sao Hải Vương, sao Diêm Vương cũng đã được quay và sẽ công bố trong thời gian tới.