Phát hiện loài khủng long mới có mặt cá sấu kỳ dị ở Anh

Hai loài khủng long mới với hộp sọ dài kiểu cá sấu đã được các nhà khoa học phát hiện trên đảo Wight của Anh.

Theo một nghiên cứu được công bố ngày 29.9 trên Nature Communications, hai loài khủng long mới được phát hiện nhờ vào một vài mảnh hóa thạch hộp sọ và xương đuôi tìm thấy trên đảo Đảo Wight, ngoài khơi bờ biển phía nam của Anh.
Các nhà khoa học đặt tên khoa học cho hai loài khủng long mới lần lượt là Ceratosuchops inferodios nghĩa là "diệc địa ngục có sừng, mặt cá sấu" và Riparovenator milnerae mang nghĩa "Thợ săn bờ sông". Cả hai đều là hiện thân của các loài khủng long Spinosaurid ban đầu, họ hàng của loài Spinosaurus lưỡng cư mặt cá sấu kỳ lạ có kích thước cơ thể dài nhất trong thế giới khủng long. Trước đây, một loài Spinosaurid từng được tìm thấy ở Anh là loài săn mồi có móng vuốt lớn Baryonyx, phát hiện ở Surrey vào năm 1983.
Tác giả chính của nghiên cứu, Chris Barker, một nghiên cứu sinh tại Đại học Southampton, cho biết: “Chúng tôi nhận thấy 2 hộp sọ loài mới là khác nhau và khác với Baryonyx. Điều này chỉ ra Vương quốc Anh sở hữu sự đa dạng các loài khủng long Spinosaurid hơn so với hiểu biết trước đây''.
Hai loài mới này sống cách đây khoảng 125 triệu năm, vào đầu kỷ Phấn Trắng - sớm hơn khoảng 25 triệu năm so với loài khủng long Spinosaurus. Chúng giống như những con diệc khổng lồ có răng, hiện diện và săn mồi ở khắp các vùng nước thời kỳ cổ đại. Cá và con mồi trên cạn dễ dàng bị tóm gọn trong bộ hàm dài rắn chắc. Cả hai loài khủng long có khả năng dài tới khoảng 9m, ước tính dựa trên kích thước hộp sọ 1m của chúng. Hình dạng hộp sọ khác nhau của hai loài cho thấy chúng có thể có phong cách săn mồi khác nhau, điều này cho phép C. lowrodios và R. milnerae tìm thấy nhiều thức ăn hơn trong cùng một môi trường săn mồi.
Phat hien loai khung long moi co mat ca sau ky di o Anh
 
Đồng tác giả nghiên cứu David Hone, giảng viên cao cấp và giám đốc chương trình khoa học sinh học tại Đại học Queen Mary ở London, cho biết có vẻ kỳ lạ khi có hai loài khủng long ăn thịt giống nhau và có quan hệ gần gũi với nhau trong cùng một hệ sinh thái, nhưng điều này là phổ biến đối với loài khủng long và nhiều hệ sinh thái khác.
Phát hiện mới cho thấy nhóm các loài khủng long thuộc họ Spinosaurid có thể đã tiến hóa lần đầu tiên ở khu vực ngày nay là Châu Âu trước khi di cư sang Châu Á và siêu lục địa Gondwana - sau này tách thành Châu Phi và Nam Mỹ.
Các nhà nghiên cứu đang cố gắng xây dựng một cây phả hệ, đặt các loài spinosaurid mới vào một nhánh riêng biệt được gọi là baryonychines, tách ra từ nhánh spinosaurines đã sinh ra khủng long Spinosaurus khoảng 145 triệu năm trước.

Video: Người phụ nữ quả quyết khủng long chạy qua vườn nhà lúc nửa đêm

Một người phụ nữ nói rằng một con 'khủng long con' đã chạy qua sân sau của cô ấy và tin rằng cô ấy có đoạn phim để chứng minh điều đó.

Mời độc giả xem video: Người phụ nữ quả quyết khủng long chạy qua vườn nhà lúc nửa đêm sau khi kiểm tra camera.

Cristina Ryan, đến từ Palm Coast, Florida, Mỹ, cho rằng cô đã quay được cảnh một con khủng long chạy qua khu vườn của mình vào lúc nửa đêm vào cuối tuần qua.

Bí mật thú vị về dấu chân khủng long 175 triệu năm tuổi

Nhà khảo cổ học Marie Woods tình cờ tìm thấy dấu chân khủng long hóa thạch 175 triệu năm tuổi tại bờ biển Yorkshire, Anh. Từ đây, các chuyên gia giải mã được bí mật thú vị về loài vật khổng lồ này.

Bi mat thu vi ve dau chan khung long 175 trieu nam tuoi
 Khi đến Yorkshire, Anh, nhà khảo cổ học Marie Woods tình cờ phát hiện dấu chân khủng long hóa thạch. Thông qua các kiểm tra, phân tích, dấu chân được xác định có niên đại 175 triệu năm tuổi.