Phát hiện loài khủng long có bề ngoài giống vịt

Các nhà khoa học đã tìm thấy hóa thạch của một loài khủng long mới, có bề ngoài rất giống vịt, sống được cả ở trên cạn lẫn có khả năng bơi dưới nước.

Mời quý độc giả xem video: Hóa thạch trứng khủng long 70 triệu năm ở TQ
Andrea Cau - nhà cổ sinh vật học tại Bảo tàng Địa chất Giovanni Capellini thuộc Đại học Bologna (Italy), và các cộng sự vừa phát hiện thấy hóa thạch hoàn chỉnh của một loài khủng long có bề ngoài trông giống như vịt ở Mông Cổ. Tên khoa học của loài này là Halszkaraptor escuilliei. Kết quả phát hiện đã được công bố trên tạp chí Nature hôm 6/12.
Hình dáng bề ngoài của khủng long Halszkaraptor escuilliei. Ảnh: Lukas Panzarin.
Hình dáng bề ngoài của khủng long Halszkaraptor escuilliei. Ảnh: Lukas Panzarin. 
Nhóm nghiên cứu đã tiến hành quét xương hóa thạch của con khủng long (một phần vẫn nằm trong đá) bằng máy và thu được tổng cộng 6.000 GB dữ liệu. Kết quả cho thấy, con khủng long Halszkaraptor escuilliei này đã sống cách đây vào khoảng 71 - 75 triệu năm. Nó vừa có khả năng bơi dưới nước lại vừa di chuyển được trên đất liền.
Khủng long Halszkaraptor escuilliei có chiếc cổ giống như cổ ngỗng với răng bên trong khoang miệng. Chân của nó có nhiều móng vuốt giống như những con khủng long thuộc họ theropod, bao gồm cả velociraptor và khủng long bạo chúa (Tyrannosaurus Rex). Loài khủng long này có thể ăn cá, động vật giáp xác, các loài bò sát và động vật có vú nhỏ.
"Đây là loài khủng long đầu tiên có lối sống tương tự như loài chim sống ở nước. Điều này chỉ ra rằng, khủng long có thể sống ở một môi trường mà trước đây chúng ta không hề xét đến" - Cau cho biết.
Phát hiện trên cũng giúp chúng ta tìm ra một phân họ (subfamily) nữa của những con khủng long tương tự từ một số mẫu hóa thạch khác trong cùng khu vực. Chúng thuộc về một nhánh nhỏ trên "cây tiến hóa".
"Sự đa dạng của các loài khủng long cho đến nay vẫn chưa ngừng được khám phá hết, ngay cả ở những nơi được nghiên cứu nhiều như Mông Cổ" - Cau nói.

"Khủng long thiên nga" kỳ dị ở Mông Cổ

Hóa thạch 75 triệu năm ở Mông Cổ thuộc về con khủng long trông như tổ hợp lai kỳ dị giữa thiên nga, cá sấu, vịt và đà điểu.

Mời quý độc giả xem video: Phát hiện trứng khủng long hóa thạch tại Trung Quốc (Nguồn: VTVNews)
Nhà cổ sinh vật học Dennis Voeten (Đại học Palacky, Cộng hòa Séc) và các cộng sự đặt tên sinh vật này là Halszkaraptor escuilliei, gọi tắt là Halszka, lấy theo tên nhà cổ sinh vật học quá cố người Ba Lan Halszka Osmolska. Nó được xác định là một con khủng long, dù hình dáng kỳ dị.

Xác sinh vật chuyên hút máu khủng long còn nguyên vẹn qua 99 triệu năm

Sinh vật chuyên hút máu khủng long 99 triệu năm trước chết cứng trong hổ phách với cơ thể còn nguyên vẹn, có thể nhìn rõ cả lông và răng.

Mời quý độc giả xem video: Phát hiện trứng khủng long hóa thạch tại Trung Quốc
Theo National Geographic, nghiên cứu mới của các nhà khoa học tập trung vào một con ve chưa trưởng thành bám vào sợi lông khủng long. Sinh vật chuyên hút máu khủng long được xác định chết cứng 99 năm trước bên trong nấm mồ bằng nhựa cây, nay đã hóa thành hổ phách.