Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

Kho tri thức

Phát hiện cấu trúc kim tự tháp 2.200 tuổi, chuyên gia giật mình

30/03/2025 14:45

Các nhà khảo cổ học đã phát hiện một cấu trúc hình kim tự tháp bí ẩn hơn 2.200 tuổi sa mạc Judaean, gần Biển Chết. Họ cũng tìm thấy nhiều hiện vật được bảo quản rất tốt.

Tâm Anh (theo LS)
@{ WContent wContent = wContents.get(0); }
@components.block.ContentTitle(wContent)
Trong cuộc khai quật dọc Suối Zohar, thuộc Sa mạc Judea, gần bờ phía Nam của Biển Chết, các nhà khảo cổ học đã phát hiện một cấu trúc hình kim tự tháp bí ẩn có niên đại hơn 2.200 tuổi. Ảnh: Emil Aladjem/Israel Antiquities Authority.
Trong cuộc khai quật dọc Suối Zohar, thuộc Sa mạc Judea, gần bờ phía Nam của Biển Chết, các nhà khảo cổ học đã phát hiện một cấu trúc hình kim tự tháp bí ẩn có niên đại hơn 2.200 tuổi. Ảnh: Emil Aladjem/Israel Antiquities Authority.
Công trình hình kim tự tháp được xây dựng bằng những khối đá lớn đẽo bằng tay và mỗi khối nặng hàng trăm kg. Eli Escusido - Giám đốc Cơ quan Cổ vật Israel (IAA) cho hay hiện giới chuyên gia chưa thể xác định mục đích xây dựng của công trình hình kim tự tháp. Ảnh: Emil Aladjem/Israel Antiquities Authority.
Công trình hình kim tự tháp được xây dựng bằng những khối đá lớn đẽo bằng tay và mỗi khối nặng hàng trăm kg. Eli Escusido - Giám đốc Cơ quan Cổ vật Israel (IAA) cho hay hiện giới chuyên gia chưa thể xác định mục đích xây dựng của công trình hình kim tự tháp. Ảnh: Emil Aladjem/Israel Antiquities Authority.
Dù vậy, một số giả thuyết được đưa ra như cấu trúc cổ xưa hình kim tự tháp có thể đã từng là một di tích lịch sử, một ngôi mộ hay một tháp canh có vai trò giám sát những tuyến đường giao thương từ Biển Chết tới các cảng ven biển. Ảnh: Judean Desert Survey Unit, Israel Antiquities Authority.
Dù vậy, một số giả thuyết được đưa ra như cấu trúc cổ xưa hình kim tự tháp có thể đã từng là một di tích lịch sử, một ngôi mộ hay một tháp canh có vai trò giám sát những tuyến đường giao thương từ Biển Chết tới các cảng ven biển. Ảnh: Judean Desert Survey Unit, Israel Antiquities Authority.
Địa điểm phát hiện công trình hình kim tự tháp có niên đại hơn 2.200 tuổi trước thời triều đại Ptolemaic và Đế chế Seleucid. Sau khi Alexander Đại đế qua đời vào năm 323 trước Công nguyên, các vị tướng của nhà cầm quân lỗi lạc này đã chia nhỏ đế chế rộng lớn để cai trị. Ảnh: Emil Aladjem, Israel Antiquities Authority.
Địa điểm phát hiện công trình hình kim tự tháp có niên đại hơn 2.200 tuổi trước thời triều đại Ptolemaic và Đế chế Seleucid. Sau khi Alexander Đại đế qua đời vào năm 323 trước Công nguyên, các vị tướng của nhà cầm quân lỗi lạc này đã chia nhỏ đế chế rộng lớn để cai trị. Ảnh: Emil Aladjem, Israel Antiquities Authority.
Trong đó, vị tướng Ptolemy từng làm việc dưới trướng Alexander Đại đế đã kiểm soát Ai Cập và các khu vực xung quanh, bao gồm cả Israel trong khi tướng Seleucus cai trị khu vực phía bắc - nơi hiện là Trung Đông. Đến năm 200 trước Công nguyên, Đế chế Seleucid đã chinh phục vùng đất là Israel ngày nay. Ảnh: Robbery Prevention Unit, Israel Antiquities Authority.
Trong đó, vị tướng Ptolemy từng làm việc dưới trướng Alexander Đại đế đã kiểm soát Ai Cập và các khu vực xung quanh, bao gồm cả Israel trong khi tướng Seleucus cai trị khu vực phía bắc - nơi hiện là Trung Đông. Đến năm 200 trước Công nguyên, Đế chế Seleucid đã chinh phục vùng đất là Israel ngày nay. Ảnh: Robbery Prevention Unit, Israel Antiquities Authority.
Do cấu trúc hình kim tự tháp có niên đại từ thời điểm chuyển đổi quyền lực trên nên không rõ liệu nó được xây dựng dưới thời cai trị của triều đại Ptolemaic hay Đế chế Seleucid. Đế chế La Mã đã sáp nhập cả hai đế chế vào thế kỷ 1 trước Công nguyên. Ảnh: Israel Antiquities Authority.
Do cấu trúc hình kim tự tháp có niên đại từ thời điểm chuyển đổi quyền lực trên nên không rõ liệu nó được xây dựng dưới thời cai trị của triều đại Ptolemaic hay Đế chế Seleucid. Đế chế La Mã đã sáp nhập cả hai đế chế vào thế kỷ 1 trước Công nguyên. Ảnh: Israel Antiquities Authority.
Tại địa điểm này, các nhà khảo cổ còn phát hiện một số cổ vật quý giá bao gồm tài liệu viết bằng tiếng Hy Lạp trên giấy cói (papyrus), vũ khí, dụng cụ bằng gỗ, đồ nội thất, bình đồng, vải vóc và tiền xu bằng đồng của Ptolemaios và Antiochus IV Epiphanes - vị vua của Đế chế Seleucid. Ảnh: The Daily Galaxy --Great Discoveries Channel.
Tại địa điểm này, các nhà khảo cổ còn phát hiện một số cổ vật quý giá bao gồm tài liệu viết bằng tiếng Hy Lạp trên giấy cói (papyrus), vũ khí, dụng cụ bằng gỗ, đồ nội thất, bình đồng, vải vóc và tiền xu bằng đồng của Ptolemaios và Antiochus IV Epiphanes - vị vua của Đế chế Seleucid. Ảnh: The Daily Galaxy --Great Discoveries Channel.
Theo các chuyên gia, một số mảnh giấy cói có chữ viết bằng tiếng Hy Lạp cổ. Đây là một trong những ngôn ngữ được cư dân của cả đế chế Ptolemaic và Seleucid sử dụng. Ảnh: Judean Desert Survey Unit, Israel Antiquities Authority.
Theo các chuyên gia, một số mảnh giấy cói có chữ viết bằng tiếng Hy Lạp cổ. Đây là một trong những ngôn ngữ được cư dân của cả đế chế Ptolemaic và Seleucid sử dụng. Ảnh: Judean Desert Survey Unit, Israel Antiquities Authority.
Môi trường khô hạn, có độ ẩm thấp ở sa mạc đã góp phần giúp bảo quản các hiện vật gần như nguyên vẹn sau hàng ngàn năm. Ảnh: IAA.
Môi trường khô hạn, có độ ẩm thấp ở sa mạc đã góp phần giúp bảo quản các hiện vật gần như nguyên vẹn sau hàng ngàn năm. Ảnh: IAA.
Nhóm chuyên gia và các tình nguyện viên sẽ tiếp tục khai quật tại địa điểm này cho tới ngày 8/4 với hy vọng sẽ có những phát hiện mới nhằm làm sáng tỏ bí ẩn về một giai đoạn lịch sử đã qua. Ảnh: IAA.
Nhóm chuyên gia và các tình nguyện viên sẽ tiếp tục khai quật tại địa điểm này cho tới ngày 8/4 với hy vọng sẽ có những phát hiện mới nhằm làm sáng tỏ bí ẩn về một giai đoạn lịch sử đã qua. Ảnh: IAA.
Mời độc giả xem video: Nhánh sông giúp giải mã bí ẩn cách người Ai Cập xây kim tự tháp.

Bạn có thể quan tâm

Lộ vương miện 1.000 tuổi chứa thông điệp bí ẩn nhất lịch sử

Lộ vương miện 1.000 tuổi chứa thông điệp bí ẩn nhất lịch sử

Vỏ đồng nghìn năm hé lộ ngọn giáo đầu tiên tại Nhật Bản

Vỏ đồng nghìn năm hé lộ ngọn giáo đầu tiên tại Nhật Bản

Những sự trùng hợp khó tin giữa Lê Thái Tổ và Hán Cao Tổ

Những sự trùng hợp khó tin giữa Lê Thái Tổ và Hán Cao Tổ

Mở mộ cổ nghìn năm, sốc nặng thấy bình đựng cóc không đầu

Mở mộ cổ nghìn năm, sốc nặng thấy bình đựng cóc không đầu

Trận đánh tàn khốc khiến hoàng đế La Mã tử trận năm 251

Trận đánh tàn khốc khiến hoàng đế La Mã tử trận năm 251

 Kỳ án ngân hàng quốc tế trở thành công cụ cho thế lực đen

Kỳ án ngân hàng quốc tế trở thành công cụ cho thế lực đen

Nếu Lưu Bị nhất thống thiên hạ, 3 người nào phải chết?

Nếu Lưu Bị nhất thống thiên hạ, 3 người nào phải chết?

Thiết kế trực thăng đi trước thời đại của Leonardo da Vinci

Thiết kế trực thăng đi trước thời đại của Leonardo da Vinci

Chiếc ví tiền La Mã cổ đại hé lộ bí ẩn hậu cần chiến tranh

Chiếc ví tiền La Mã cổ đại hé lộ bí ẩn hậu cần chiến tranh

Bí ẩn thành phố 9.000 tuổi, phụ nữ từng nắm quyền thống trị?

Bí ẩn thành phố 9.000 tuổi, phụ nữ từng nắm quyền thống trị?

Ai Cập phát hiện nhà tháp lạ gắn với nữ thần rắn cổ

Ai Cập phát hiện nhà tháp lạ gắn với nữ thần rắn cổ

Bí ẩn Trái đất 4 tỷ năm lộ diện qua lớp đá siêu cổ

Bí ẩn Trái đất 4 tỷ năm lộ diện qua lớp đá siêu cổ

Top tin bài hot nhất

Mở mộ cổ nghìn năm, sốc nặng thấy bình đựng cóc không đầu

Mở mộ cổ nghìn năm, sốc nặng thấy bình đựng cóc không đầu

01/07/2025 12:50
Chiếc ví tiền La Mã cổ đại hé lộ bí ẩn hậu cần chiến tranh

Chiếc ví tiền La Mã cổ đại hé lộ bí ẩn hậu cần chiến tranh

01/07/2025 07:12
Trận đánh tàn khốc khiến hoàng đế La Mã tử trận năm 251

Trận đánh tàn khốc khiến hoàng đế La Mã tử trận năm 251

01/07/2025 12:25
Thiết kế trực thăng đi trước thời đại của Leonardo da Vinci

Thiết kế trực thăng đi trước thời đại của Leonardo da Vinci

01/07/2025 07:30
Bí ẩn thành phố 9.000 tuổi, phụ nữ từng nắm quyền thống trị?

Bí ẩn thành phố 9.000 tuổi, phụ nữ từng nắm quyền thống trị?

01/07/2025 06:42

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: 70 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: 54 Phạm Huy Thông, phường 7, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

Powered by ePi Technologies

DMCA.com Protection Status