Phát hiện cá sấu màu cam sống trong hang động

Một nhóm những con cá sấu sống trong những hang động hoàn toàn không có ánh sáng có khuynh hướng chuyển đổi màu da từ xám sang cam và có khả năng hình thành một loài cá sấu màu cam mới, The Guardian đưa tin.

Những nhà nghiên cứu đã tìm thấy một con cá sấu màu cam như vậy dài khoảng 1,5 m, vào năm 2008 tại một hang động hẻo lánh ở Gabon, miền Tây châu Phi, nơi chúng chỉ ăn dơi và dế trong hang động.
Ban đầu, các chuyên gia cho rằng đây là một giống cá sấu lùn châu Phi nhưng rồi họ mới nhận ra nó là hai giống loài khác biệt.
Giống cá sấu đặc biệt có màu da cam. Ảnh: Testa
Giống cá sấu đặc biệt có màu da cam. Ảnh: Testa 
Gần đây nhất, các nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu phát triển ở Marseille vừa tìm thấy khoảng 30 con cá sấu trong hang động, trong đó có 10 cá thể cá sấu đã biến đổi sang màu da cam. Họ còn cho biết có thể còn khá nhiều con cá sấu loài đặc biệt này đang ẩn nấp sâu bên trong các ngóc ngách của hang động.
Nhóm nghiên cứu còn cho biết những thử nghiệm di truyền mới cho thấy những loài cá thể này có thể đã tách ra từ giống cá sấu lùn châu Phi.
"Rất có thể nó đã đột biến thành một giống loài mới, để thích nghi với cuộc sống trong hang động tối tăm" - TS Richard Oslisly nói với tờ The Guardian.
Dr Oslilsy đã tìm thấy loài cá sấu đặc biệt này khi đang nghiên cứu những tàn tích của người tiền sử trong hang động thuộc vùng Abanda ở Gabon. Để lý giải lý do tại sao loài cá sấu lại chuyển lên sinh sống ở hang động thay vì đầm lấy, TS Oslisly đặt giả thiết có thể các con vật đã chui vào hang qua những khe nhỏ của hang động. Nhưng sau một thời gian săn mồi và lớn lên nhanh chóng, kích thước trưởng thành của nó khá to và không tìm được lối ra. Vậy nên, chúng bắt đầu tập thích nghi dần với môi trường sống mới và dần tiến hóa thành một loài đặc biệt.

Bí mật về cá sấu "quái vật" khủng nhất thế giới

Một con cá sấu nước mặn có thể sống hàng trăm năm và nặng 1.000 kg. Với kích thước khổng lồ này, cá sấu nước mặn trở thành sát thủ săn mồi máu lạnh của nhiều loài vật khác.

Cá sấu nước mặn (còn gọi là cá sấu cửa sông hay cá sấu hoa cà) là loài lớn nhất trong tất cả các loài cá sấu. Chúng cũng là loài bò sát lớn nhất, sở hữu một bộ hàm khỏe mạnh hơn bất kỳ loài động vật nào.

Quan sát nguyệt thực toàn phần, siêu trăng và trăng xanh thế nào?

Theo Hội thiên văn học trẻ Việt Nam, Mặt Trăng sẽ xuất hiện vào khoảng 17h30 ngày 31/1, trước khi nguyệt thực toàn phần bắt đầu lúc 20h29. Hiện tượng này sẽ kéo dài trong khoảng 5 giờ.

Tối 31/1, hiện tượng trăng xanh, siêu trăng và nguyệt thực toàn phần sẽ lần đầu tiên hội tụ sau 150 năm. Lý giải về điều này, Mặt Trăng thường quay quanh Trái Đất trong 29,5 ngày. Tháng 1/2018 có 31 ngày, trong đó ngày rằm tháng 11 âm lịch rơi vào ngày 1/1, ngày rằm của tháng Chạp rơi vào ngày 31/1. Vì vậy, chúng ta có cơ hội được chứng kiến trăng tròn hai lần trong một tháng (trăng xanh). Bên cạnh đó, Mặt Trăng đồng thời đi vào vùng tối của Trái Đất, khiến hiện tượng nguyệt thực toàn phần diễn ra. Đồ họa: The weather network.
 Tối 31/1, hiện tượng trăng xanh, siêu trăng và nguyệt thực toàn phần sẽ lần đầu tiên hội tụ sau 150 năm. Lý giải về điều này, Mặt Trăng thường quay quanh Trái Đất trong 29,5 ngày. Tháng 1/2018 có 31 ngày, trong đó ngày rằm tháng 11 âm lịch rơi vào ngày 1/1, ngày rằm của tháng Chạp rơi vào ngày 31/1. Vì vậy, chúng ta có cơ hội được chứng kiến trăng tròn hai lần trong một tháng (trăng xanh). Bên cạnh đó, Mặt Trăng đồng thời đi vào vùng tối của Trái Đất, khiến hiện tượng nguyệt thực toàn phần diễn ra. Đồ họa: The weather network.