Phát hiện cá sấu "khủng" thống trị Trái đất trước khủng long

(Kiến Thức) - Con cá sấu đáng sợ đứng cao hơn 2,7m, là một trong những động vật săn mồi hàng đầu thống trị Trái đất trước cả khủng long.

Các nhà khoa học vừa tái tạo được hộp sọ của một loài cá sấu khổng lồ, đặt tên khoa học là Carnufex carolinensis. Đây là động vật ăn thịt hàng đầu trong kỷ Trias. Nó sống khoảng 231 triệu năm trước, từ trước khi loài khủng long thống trị Trái đất. Các nhà cổ sinh vật học tin rằng loài cá này từng đi lang thang trong các rừng nhiệt đới ẩm ướt để săn các loài bò sát và động vật có vú với cái hàm mạnh mẽ của nó.
Phat hien ca sau khung thong tri Trai dat truoc khung long
Carnufex carolinensis là động vật săn mồi đáng sợ trong kỷ Trias.
Con cá sấu đáng sợ đứng cao hơn 2,7m, là một trong số ít loài đi săn mồi bằng hai chân sau. Các nhà nghiên cứu cho rằng, nó có thể từng là sinh vật nguy hiểm nhất trên Trái đất, trước khi có sự tiến hóa của các loài khủng long.
Loài cá sấu Carnufex carolinensis còn được đặt biệt danh là “Carolina Butcher” (kẻ hung bạo của Carolina) do dáng vẻ hung dữ của nó. Nó là tổ tiên đời đầu của loài cá sấu hiện đại.
Các nhà cổ sinh vật học từ Đại học Bắc Carolina và Bảo tàng Khoa học tự nhiên Bắc Carolina phát hiện phần sọ, cột sống và phần phía trên chân trước của Carnufex carolinensis ở Chatham County, Bắc Carolina.
Phat hien ca sau khung thong tri Trai dat truoc khung long-Hinh-2
Các nhà khoa học sử dụng công nghệ quét 3D  tái tạo hộp sọ của Carnufex carolinensis.
Hóa thạch vừa phát hiện có vai trò vô cùng quan trọng trong nghiên cứu của các nhà khoa học. Bởi vì đó là bằng chứng ghi nhận sự xuất hiện sớm nhất của nhóm crocodylomorphs (một nhóm archosauria gồm cá sấu và các họ hàng tuyệt chủng của chúng) và nhóm khủng long theropod, hai nhóm động vật phát triển đầu tiên trong kỷ Trias. Đồng thời, nghiên cứu cũng cung cấp thêm những bằng chứng mới về sự tiến hóa của loài cá sấu.
Các nghiên cứu trước đây đều chỉ ra bằng chứng cá sấu cổ đại săn mồi bên cạnh khủng long theropod nhưng phát hiện mới cho thấy rằng cá sấu Carnufex carolinensis có thể là loài đứng đầu chuỗi thức ăn.
Các nhà khoa học sử dụng tính năng quét 3D để tái tạo lại hộp sọ loài động vật ăn thịt thời tiền sử. Phát hiện được công bố trên tạp chí khoa học Scientific Reports.

Trăn khổng lồ thản nhiên gối đầu kẻ thù cá sấu

(Kiến Thức) - Con trăn khổng lồ lượn lờ trước kẻ địch, sau đó thản nhiên bò đến và gối đầu lên kẻ thù tự nhiên là cá sấu.

Xem clip: Trăn khổng lồ gối đầu cá sấu hiền lành (nguồn: Youtube)

răn và cá sấu vốn là kẻ thù tự nhiên, người ta thường hay biết đến cảnh tượng một trong hai loài xơi tái, cắn xé nhau ăn thịt. Việc trăn và cá sấu chung sống hòa bình, thậm chí còn nhiều hành động thân thiện được xem là điều rất lạ.
Tran khong lo than nhien goi dau ke thu ca sau
Trăn gối đầu lên cá sấu và không có ý định gây chiến. 
Thời gian trước, một video về hình ảnh cá sấu mặt "ngơ" gối đầu lên trăn khổng lồ từng khiến những người yêu động vật rất thích thú, thì nay lại có một video về cảnh tượng trăn khổng lồ gối đầu lên cá sấu thú vị không kém.

Theo dõi video, chúng ta sẽ thấy con trăn khổng lồ to lớn hơn cá sấu rất nhiều, nhưng con trăn không có ý định ăn thịt con vật nhỏ bé mà ngược lại, nó muốn kết thân với người bạn nơi đầm lầy. Sau một hồi lượn lờ trước cá sấu mà không thấy động tĩnh gì, con trăn nhanh chóng trườn đến gối đầu lên đầu con cá sấu, rất lạ là cá sấu đều nằm im lúc đó, chỉ một lúc sau con vật mới ngóc đầu dậy và bỏ đi. Giữa hai con vật hoàn toàn không có trận ẩu đả nào.

Xem giun nhung sát thủ phun keo để phòng vệ

(Kiến Thức) - Hình ảnh sống động ghi lại cảnh một con giun nhung "sát thủ" phun keo siêu dính ra như tia bắn để bắt mồi và phòng vệ. 

Xem clip: Tận mục giun nhung sát thủ phun keo siêu dính (nguồn: Mirror)

Khi chiếc bàn chải sơn chạm nhẹ nhàng vào con giun nhung, cơ chế phòng vệ của con vật được khởi động, một luồng keo siêu dính phun ra ngoài không trung. Giun nhung thường phun ra loại keo siêu dính này để bắt dế hoặc nhện.

Tuyến keo nằm ở sâu bên trong cơ thể con giun nhung và chiếm hơn 10% khối lượng cơ thể của nó.

Xem giun nhung sat thu phun keo phong ve
 Giun nhung phun keo ra xa vài cm.
Giun nhung, có tên khoa học là Onychophora, được tìm thấy đầu tiên ở Việt Nam. Sau đó, đồng loại của nó cũng được phát hiện ở các vùng khác. Cơ thể của loài giun nhung này chứa đầy chất lỏng, được bao bọc bởi một lớp da mỏng.

Ở Việt Nam, loài giun nhung này chỉ xuất hiện vào giai đoạn mùa mưa. Chúng là kẻ săn mồi khá bí ẩn, thường ẩn mình trong các khu vực đất ẩm ướt, dưới các phiến đá hoặc cành cây mục nát trong khu rừng rậm nhiệt đới. Giun nhung phun một loại chất keo đặc biệt tiết ra từ phía lưng nhằm giữ chặt con mồi. Con mồi càng cố thoát thân thì càng dính chắc hơn vào lớp chất keo đó.