Phạm nhân bị xử tội lưu đày, tại sao không ai thừa cơ bỏ trốn?

Thực ra, các đời Hoàng đế và quan lại Trung Hoa xưa đều đã có tính toán rất kỹ, khiến phạm nhân không dám manh động.

Trong xã hội phong kiến Trung Hoa xưa, ngoài các hình thức xử phạt với các phạm nhân như bỏ tù, xử tử, thả trôi sông… còn có một hình thức xử phạt tương đối phổ biến, đó là cho đi lưu đày.

Không biết liệu có bạn đọc nào thắc mắc, tại sao những phạm nhân bị xử lưu đày lại không bỏ trốn, như thế chẳng phải là tốt hơn bị đói chết nơi rừng núi hay những nơi xa xôi hẻo lánh hay sao?

Vốn dĩ ban đầu, người viết cũng từng nghĩ như thế, cho đến khi đọc được cuốn sách viết về các hình phạt thời cổ đại, người viết mới nhận ra rằng, điều mà mình nghĩ đến thì các Hoàng đế cùng quan lại xưa kia cũng đã sớm nghĩ đến rồi.

Trước thời Tống, các phạm nhân thường bị lưu đày đến vùng biên cương, nhưng bởi vì các phạm nhân vùng Tây Bắc thường xuyên bỏ chạy sang nước khác, cho nên về sau triều đình không lưu đày phạm nhân đến Tây Bắc nữa, mà đày về khu vực Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam ngày nay. Bị đày đến đây, xung quanh đều là biển, phạm nhân chạy đi đường nào?

Khu vực Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam trước đây không thể sánh với hiện tại, không chỉ là biển mà xung quanh đều là rừng sâu hoang sơ, nếu phạm nhân muốn chạy vào trong rừng, thì chính là tự tìm đường chết. Cho dù có là sinh vật đứng đầu chuỗi thức ăn thì ở nơi rừng sâu hoang dã này đi chăng nữa, cũng sẽ gục ngã mà thôi.

Bạn không tin? Hãy cầm vài chiếc bánh bao rồi lên đường, xem liệu bạn có thể đi bộ từ Quảng Châu đến Côn Minh hay không nhé?

Hơn nữa, thời cổ đại cũng chưa có thùng rác, không có nơi nào có thể kiếm được đồ ăn thừa. Tiết kiệm chính là truyền thống của người Trung Quốc, cứ coi như đó là một người có kỹ năng sinh tồn siêu đỉnh đi nữa, cũng sẽ chẳng dễ dàng gì khi băng qua rừng rậm hoang dã.

Pham nhan bi xu toi luu day, tai sao khong ai thua co bo tron?

Vấn đề chưa dừng lại ở đó. Phạm nhân bị lưu đày thời nhà Tống đều bị xăm ấn lên trên mặt, lấy Lâm Sung là ví dụ, khi bị tố cáo, bị bắt lại thì tội càng thêm nặng.

Lấy ví dụ về một loại hình phạt thời nhà Đường.

Với những phạm nhân bỏ trốn trên đường lưu đày, trốn một ngày đánh 40 roi, trốn ba ngày tội sẽ nặng thêm một bậc, chạy trốn 19 ngày thì đánh 100 gậy.

Dùng gậy đánh hoàn toàn khác so với đánh bằng roi, 100 gậy này hoàn toàn có thể đánh chết người. Nếu không chết, thì dù có trốn thoát được 59 ngày thì vẫn còn con đường lưu đày dài 3000 dặm (tức là 1.500.000m) đang đợi phạm nhân đó ở phía trước.

Đến thời nhà Thanh, khu vực Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam bắt đầu phát triển, địa điểm lưu đày phạm nhân đổi thành tháp Ninh Cổ ở phía Bắc, được mệnh danh là "mảnh đất địa ngục" nhà Thanh.

Muốn trốn cũng đừng hòng bởi vì muốn trốn được, phạm nhân phải giải quyết 6 vấn đề sau:

1, Phạm nhân trên đường áp giải lưu đày phải đeo gông, cái gông này nặng đến mấy cân, nếu chỉ có một người thì không thể nào mở nổi nó.

2, Đường lưu đày vô cùng hoang vắng, mấy chục dặm đường chẳng thấy bóng người, chuyện ăn uống chỉ có thể nhờ cậy vào lương khô của bọn quan binh, nếu chạy mà không biết đường thì cũng chẳng có nổi cơm mà ăn.

Pham nhan bi xu toi luu day, tai sao khong ai thua co bo tron?-Hinh-2

3, Thời cổ đại cũng có thẻ thông hành, nếu muốn qua cổng thành thì phải có giấy thông hành, nếu muốn đi vòng thì cũng mất ít nhất nửa tháng.

4, Phạm nhân không biết nói tiếng địa phương ở nơi đi đày, cũng không nghe hiểu, hỏi đường như thế nào?

5, Nếu như cả nhà đều bị lưu đày, một mình chạy trốn vậy người nhà sẽ ra sao?

6, Bản thân bị lưu đày, nếu chạy trốn thì người thân ở quê sẽ bị liên lụy.

Cho dù trong nhà chỉ có một mình, có trốn thoát được đi chăng nữa, nhưng cũng chẳng có cách nào về quê cũ thậm chí là chẳng thể về lại đất nước, chỉ có thể phiêu bạt nơi thâm sơn cùng cốc hoặc đến tá túc các bộ lạc ngoại quốc, chỉ như vậy mới có hy vọng sống sót.

Mà nếu như vậy thì nào có khác đi đày đâu cơ chứ? Chẳng thà chấp nhận hình phạt, đợi ngày triều đình ân xá hoặc người nhà "chạy án" mà thoát tội còn tốt hơn.

Bí kíp phòng the của mỹ nhân Trung Hoa xưa

Tương truyền, những mỹ nữ nổi tiếng trong lịch sử Trung Hoa từng làm điêu đứng bao nam nhân, kể cả Hoàng đế đều sử dụng những bí kíp phòng the này.

Bí thuật của nàng Hạ Cơ

Sử sách ghi lại rằng Hạ Cơ là một trong những mĩ nữ với khả năng phòng the siêu đỉnh, nổi tiếng nhất là phương pháp thở nghịch bụng. Thở bụng nghịch là một bí thuật phòng the của người phương Đông xưa. Không những có tác dụng lớn trong chuyện chăn gối mà phương pháp này còn rất hiệu quả trong việc chống lão hóa cũng như hồi xuân của chị em phụ nữ.

Ảnh minh họa.

Thở nghịch bụng có tác dụng làm săn chắc các vùng đáy chậu đồng thời còn làm phân tán nhanh năng lượng đang tập trung ở cơ quan sinh dục lúc gần đến đỉnh điểm trong khi yêu, giúp làm chậm quá trình xuất tinh.

Luyện thành công bí kíp này có thể kích thích âm đạo, dẫn đến thay đổi về kết cấu và sinh lý làm cho âm đạo thu lại, trương lực cơ thắt âm đạo được tăng cường, khí huyết lưu thông, tăng cường nội tiết tố giúp giữ mãi vẻ đẹp thanh xuân.

Bài tập thở bụng nghịch ngỡ tưởng phức tạp nhưng lại khá đơn giản. Để thực hiện thành công phương pháp này, người tập chỉ cần ngồi trên một bề mặt phẳng, hít thở điều hòa. Dù có thể thực hiện cả ở tư thế nằm nhưng ở tư thế ngồi, sự thăng giáng tự nhiên của các đường kinh dễ xảy ra hơn. Tập trung sự chú ý vào vùng đáy chậu, tầng sinh môn. Thót bụng lại, đồng thời hít sâu, co thắt cơ quan sinh dục và hậu môn. Giữ vài giây sau đó thở ra từ từ rồi buông lỏng toàn thân. Khi tập quen có thể giữ nguyên tư thế khi hít vào và liên tục nhíu chặt cơ quan sinh dục và hậu môn nhiều lần, từ vài lần cho đến 20 lần trước khi thở và buông lỏng toàn thân. Mỗi ngày có thể tập 1 hoặc 2 lần.

Ngoài ra cũng theo bí kíp của nàng Hạ Cơ còn có rất nhiều yếu tố giúp chuyện ân ái thăng hoa như việc sử dụng các mùi hương. Theo những tài liệu mới được phát hiện, bài thuốc giúp thu hẹp âm đạo mà Hạ Cơ sử dụng được cho là thần dược bởi nó được điều chế ra từ nhiều loại tinh dầu bao gồm: tinh dầu hoa nhài, dầu cây trinh nữ, tinh dầu huân y thảo, dầu đương quy và xà sàng tử.

Các thành phần còn lại trong bài thuốc của nàng Hạ Cơ là dầu cây trinh nữ, tinh dầu huân y thảo cũng đều có tác dụng rất tốt đối với phụ nữ.

Tuy nhiên, nếu chỉ có bài thuốc kia thì vẫn không đủ tác dụng khiến Hạ Cơ trở thành cái tên được nhiều người biết đến. Ngoài thuật "hoàn tân" chắc hẳn Hạ Cơ còn phải luyện tập và sử dụng các bí kíp phòng the khác mới khiến đàn ông trong thiên hạ điên đảo như vậy.

Bí kíp của Võ Tắc Thiên

Vinh Quốc phu nhân được biết đến không chỉ là mẹ ruột của Võ Tắc Thiên mà bà có cả một danh sách người tình không kém gì con gái. Có rất nhiều tài liệu lịch sử ghi lại Vinh Quốc phu nhân đến tận 88 tuổi vẫn hoan lạc với các thanh niên trai tráng.

Nhân vật thứ 2 là Thái Bình công chúa - con gái của Võ Tắc Thiên cũng có đời sống tình dục vô cùng sung mãn. Cũng giống như mẹ của mình, mặc dù được vua cha gả chồng tử tế nhưng Thái Bình công chúa vẫn ngày đêm mê tưởng trai lạ và thường xuyên nuôi "nam sủng" ở trong cung. Thậm chí, có nhiều tin đồn, Thái Bình công chúa và Võ Tắc Thiên còn "dùng chung" người tình.

Riêng với Võ Tắc Thiên, người phụ nữ quyền lực nắm trong tay cả thiên hạ "sành" yêu từ năm 14 tuổi và sung mãn đến tận năm 80 tuổi. Cái xuất sắc của Võ Tắc Thiên là tư tưởng bà khác hẳn phụ nữ thụ động thời bấy giờ. Có lẽ đó cũng là chiêu khiến đàn ông mê mẩn. Võ Tắc Thiên ngay từ trẻ đã tỏ ra là bậc thầy của chuyện giường chiếu, không cam chịu bị dồn vào thế bị động, phải là phái "nằm dưới" những người đàn ông nên cô nàng còn ở tuổi "vị thành niên" này đã nhanh chóng khiến cho ông vua đáng tuổi cha mình ngất ngây với những cuộc mây mưa nồng nhiệt. Có thời gian, đêm nào Đường Thái Tông cũng bỏ mặc các cung nữ lớn tuổi mà tìm đến với mỹ nhân họ Võ này.

Nhưng đến tuổi người ta chỉ có sức cùng lực kiệt thì Võ Tắc Thiên vẫn có thể ân ái được với những trai trẻ đáng tuổi cháu nội, cháu ngoại mình. Trong khi đó, bà vẫn minh mẫn và có sức khỏe tốt để trị quốc. Tương truyền có rất nhiều bí quyết được đúc kết từ chuyện chăn gối "thâm hậu" của Võ Tắc Thiên nhưng dường như tất cả còn rất mơ hồ.

Thực chất, mỹ nhân họ Võ cũng chẳng khác người thường vì đến những năm tuổi trung niên, khả năng sinh lý Võ Tắc Thiên đã giảm. Bà cho mời ngự y đến để nghiên cứu tìm thuốc hồi xuân. Ngự y đã đem dâng thứ thuốc uống xong chỉ chốc lát là có thể hưởng lạc thú tuổi thanh xuân. Từ đó, ngày nào Võ hậu cũng dùng thuốc hồi xuân và hiệu quả thật bất ngờ. 

"Thần vật" nào giúp Tần Thủy Hoàng bách chiến bách thắng trên chiến trường?

Khi khai quật tượng chiến binh đất nung, các chuyên gia khảo cổ đã vô tình tìm thấy những món vũ khí vô cùng lợi hại dưới thời nhà Tần.

Nhắc đến lịch sử Trung Quốc không thể không kể đến nhà Tần, triều đại đầu tiên thống nhất toàn bộ lãnh thổ Trung Hoa.

Hệ thống quyền lực phong kiến do nhà Tần thiết lập đã đặt nền móng cơ bản cho cấu trúc chính trị của các triều đại phong kiến Trung Quốc sau này. Bên cạnh đó, các chính sách, hệ thống phân chia đất nước thành quận, huyện, hộ khẩu thời ấy cũng có tác động vô cùng lớn đến sự phát triển của các thế hệ tiếp theo.