Pha sữa cho con bằng nước khoáng - sai lầm ngớ ngẩn

(Kiến Thức) - Tôi hay dùng nước khoáng pha sữa cho cháu nhằm bổ sung thêm chất khoáng. Xin hỏi làm như vậy có tốt không? - Hoàng Thị Hải (TPHCM).

Bà Tôn Nữ Thu Trang, Phó trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP HCM: Theo khuyến nghị của Bộ Y tế, nhu cầu trong 1 ngày cho trẻ dưới 6 tháng là 300mg canxi và 120mg natri. Vậy, trẻ chỉ cần bú sữa mẹ hoặc sữa công thức 1 là đã cung cấp đủ nhu cầu. 
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Trẻ từ 6 - 12 tháng: Trẻ tiếp tục bú mẹ hoặc uống 700 - 800ml sữa công thức 2 và ăn 2 - 4 bát bột tùy theo lứa tuổi. Cũng theo khuyến nghị của Bộ Y tế, nhu cầu trong 1 ngày cho trẻ từ 6 - 12 tháng là 400mg canxi và 200mg natri và trẻ đã được cung cấp đủ từ thức ăn.
Nếu pha sữa bằng nước khoáng thì trẻ sẽ bị dư canxi và natri ở cả 2 lứa tuổi: Tuổi chỉ bú sữa và tuổi vừa bú sữa vừa ăn bột. Thừa canxi có thể dẫn đến táo bón, sỏi thận, canxi huyết cao, thận làm việc kém hiệu quả, giảm hấp thu các chất khoáng khác (sắt, kẽm, magie), thừa natri cơ thể sẽ mệt mỏi, khát nước, khô tế bào, lâu dài dẫn đến bệnh cao huyết áp... 
Ngoài ra, trong nước khoáng còn có các chất rắn hòa tan (310 - 360mg/l) không phù hợp với hệ tiêu hóa và thận chưa hoàn thiện của trẻ. 

Có nên pha sữa với nước nguội?

- Mùa hè, nếu pha sữa bột bằng nước ấm như hướng dẫn của nhà sản xuất, mỗi lần con uống sữa xong đều nóng mướt mồ hôi, nên chị Nguyễn Thúy An (Trung Hòa, Hà Nội) không pha sữa bằng nước ấm nữa. Chị An chuyển sang pha sữa cho con bằng nước đun sôi để nguội để con uống luôn mà không bị nóng. Tuy nhiên, pha sữa bằng nước nguội chị có cảm giác như mùi vị sữa không thơm như pha bằng nước ấm.

Lời bàn:
Thông thường đối với sữa bột, nhất là sữa công thức cho trẻ nhỏ, các nhà sản xuất thường khuyên nên dùng nước mới đun sôi, sau đó để nguội bớt đến khoảng 40 độ C là vừa, cho sữa vào và lắc bình để sữa tan hết mới cho trẻ bú. Nhiệt độ này giúp các chất dinh dưỡng trong sữa có thể hòa tan hết.

5 hiểu lầm đáng tiếc về ung thư gan

(Kiến Thức) - Ung thư gan ngày càng trở nên phổ biến. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hiểu lầm đáng tiếc, ngây ngô xoay quanh căn bệnh này.

Ung thư gan là hậu quả của chứng nghiện rượu? Thực tế, rượu chỉ là một trong số hơn 100 nguyên nhân gây bệnh. Dù vậy, không thể phủ nhận tác động của loại đồ uống này với tình trạng gây bệnh. Cụ thể, các nhà khoa học nhận thấy tỷ lệ người có thói quen uống rượu đối diện với chứng viêm gan cao hơn nhiều so với đối tượng không đả động đến nó.
 Ung thư gan là hậu quả của chứng nghiện rượu? Thực tế, rượu chỉ là một trong số hơn 100 nguyên nhân gây bệnh. Dù vậy, không thể phủ nhận tác động của loại đồ uống này với tình trạng gây bệnh. Cụ thể, các nhà khoa học nhận thấy tỷ lệ người có thói quen uống rượu đối diện với chứng viêm gan cao hơn nhiều so với đối tượng không đả động đến nó.