![]() |
Ảnh minh họa. |
![]() |
Ảnh minh họa. |
Em bảo “Về làm dâu nhà anh, em được gì? Nhà đông anh em mà ba mẹ lại không nghĩ đến chuyện lo đất đai, nhà cửa cho con khi chúng lập gia đình. Bây giờ cả chục người chen chúc trong căn nhà ổ chuột thế này, sống làm sao nổi…”. Anh thật sự rất buồn khi em không hề cảm thông cho gia đình chồng.
Mẹ mất đã hơn 10 năm, mình ba chật vật mưu sinh nuôi tám đứa con khôn lớn. Anh hai lấy vợ, sinh con, vợ chồng sống cùng ba và các em đã sáu năm. Họ đang dành dụm tiền ra riêng. Còn em, cô con dâu mới, về nhà anh chưa được hai năm mà ngày nào cũng than khổ.
![]() |
Ảnh minh họa. |
Em thử nghĩ lại xem, như thế có phải là ích kỷ? Anh phân tích để em thấy được vì sao mình nên ở cùng ba thì em lớn tiếng đôi co, nói ra những lời khiến ba đau lòng mà sinh bệnh. Thay vì chăm sóc ba để tỏ lòng ân hận, em lại bỏ về nhà mẹ đẻ, để mặc vợ anh hai lo mọi chuyện. Anh tìm đến thì em không chịu gặp, còn ra tối hậu thư “Khi nào anh thuê được nhà rồi hẳn gặp em”. Cách xử sự của em khiến anh vô cùng thất vọng.
Sao em không chịu hiểu lòng anh? Anh chỉ có một người cha. Đời ba anh gian khổ nhiều rồi mà con cái chưa đền ơn được. Có con dâu như thêm con gái, lẽ nào em không thể cùng anh báo hiếu cha già? Ba đã bao nhiêu tuổi rồi, em không thể vì anh mà giúp ba vui sống quãng đời còn lại sao?
Hy vọng em đọc được những dòng này và suy nghĩ lại. Anh rất mong em vì yêu anh, yêu ba mà trở về nhà.
Trong mắt anh, cuộc hôn nhân từ lâu đã trở thành chướng ngại. Anh muốn phá bỏ để đến với nhân tình, kể từ ngày hai người có với nhau một đứa con trai. Chị hiểu rõ điều đó, minh chứng là sự thay đổi đến tàn nhẫn của anh. “Hồi nào giờ, anh ấy đâu có đánh vợ, càng không nỡ nặng lời với các con. Vậy mà…” - chị kể.
“Vậy mà” là những lần anh về nhà, bày đủ chuyện rồi đánh đập, mắng nhiếc vợ con. Tô canh chị hâm nóng, nếu không nhăn mặt chê mặn, anh cũng nhíu mày hỏi chị có biết nấu ăn không? Sau đó, như một kịch bản soạn trước, anh mạnh tay hắt tô canh lên người chị. Dẫu chị có nhẫn nhịn thì các con cũng không thể ngó lơ. Con gái lớn gào lên: “Ba có còn là người nữa không?”. Sự việc diễn ra đúng như dự tính của anh. Không thèm đáp lời con, anh quay sang đánh chị, nhiếc móc chị làm mẹ mà không biết dạy con. Cuối cùng - đoạn kết của kịch bản - anh ném vào chị lá đơn ly hôn soạn sẵn. Hàng trăm lần như vậy, con gái quay sang chị chờ đợi cái gật đầu, nhưng chị lẳng lặng nuốt cơn nghẹn ứ vào trong…
![]() |
Ảnh minh họa. |
Con gái đợi ba ngày vẫn thấy mẹ chần chừ nên bỏ ra ngoài sống, sau khi gửi lại tuyên bố: “Hoặc mẹ bỏ ông ấy, hoặc không bao giờ nhìn thấy con”. Đứa con gái còn lại, hổm rày cũng hăm he bỏ đi nếu chị còn dùng dằng. Chị mất ngủ mấy đêm liền, phần tủi phận, phần thương nhớ con. Có lúc đang nằm, chị bất ngờ bật dậy ngồi vào bàn viết một mạch lá đơn ly hôn; nhưng viết xong thì… xé bỏ. Phải đâu chị còn yêu anh. Càng không vì lý do muốn giữ mái gia đình. Căn nguyên cũng bởi khối tài sản vợ chồng chị tạo dựng gần 30 năm quá lớn.
Ngày ấy, chị gặp anh khi cả hai đang là công nhân xuất khẩu lao động tại Đức, rồi trở thành vợ chồng chỉ sau một bữa cơm ra mắt bạn bè. Cuộc sống trên đất người cực khổ, thiếu thốn, anh bàn với chị rằng khổ đã khổ rồi, gắng tích cóp được đồng nào thì gửi hết về quê, nhờ người thân mua đất, xây nhà để mai sau có “nền tảng” làm ăn. Bấy giờ, Nhà nước chưa cho Việt kiều đứng tên bất động sản nên tất cả đất đai, nhà cửa đều đứng tên mẹ và các em anh.
Sau này về nước, tài sản ấy vợ chồng anh nhận lại qua hình thức cho tặng. Thời buổi tấc đất tấc vàng, với tài mua đi bán lại của anh, tổng tài sản giờ đã hơn 20 tỷ đồng. Ly hôn, biết chị có được nhận phân nửa hay không, khi nguồn gốc tài sản đến từ… người thân của anh? Quan trọng hơn, ly hôn, công sức bao nhiêu năm bôn ba, lao lực nơi xứ người không lẽ lại thuộc về người khác. Anh đã mua cho nhân tình một ngôi nhà khang trang, mở cho vợ chồng anh trai cô ta một cửa hàng nội thất. Rồi đây, anh sẽ còn cho nhân tình thêm gì nữa? Chị lắc đầu, cố xua đuổi ý nghĩ khiến mình không cam tâm…
Chị còn chần chừ bởi thấy phải đâu mình chị chẳng cam lòng. Nhiều người cũng như chị, sẵn sàng níu kéo cuộc hôn nhân chỉ còn vỏ bọc, chấp nhận cuộc sống “ngục tù”, bị đày đọa bởi những mục đích không vì tình yêu. Có người không đành lòng khi ra đi tay trắng hoặc nhận phần ít hơn nếu ly hôn; có người tiếc xót những năm tháng đánh đổi cả công danh, sự nghiệp để lùi năm bảy bước làm chiếc bóng bên chồng; người khác lại không muốn buông tay như một cách trả thù, không để cho đối phương thỏa nguyện… Nhưng, suy cho cùng, với cách nghĩ ấy, chính họ mới là nạn nhân trước tiên vì phải chịu nhiều đau đớn, tổn thương. Bản thân chị cũng đã không chịu nổi cảnh sống quá ư ngột ngạt, chỉ có tủi nhục, đau đớn, ê chề. Chị khiếp đảm những lần anh trở về kiếm chuyện; xót xa thấy các con chịu đựng một người cha tệ bạc và vô hình trung, trong chúng đã hình thành vết thương đủ để lo lắng, chán ngán mỗi khi chị đề cập chuyện lập gia đình.
Trói mình trong những suy tính hơn thua, chị không còn tâm sức để nghĩ đến một “trang đời” khác mà nhiều lần con gái vạch ra. Một “trang đời” thanh thản, bình yên. Cái “được” ấy trăm phần hơn hẳn, nhưng liệu chị có dám vói tay chạm đến hay không?
Dì tôi có hai con, một trai một gái. Sau khi tốt nghiệp cao đẳng, con trai của dì xung phong lên một huyện miền núi công tác. Biết tin con trai có con với một cô “dân tộc” đã từng một đời chồng, dì stress nặng, đau ốm triền miên. Cô gái ấy xinh đẹp, hát hay, là một phát thanh viên có giọng đọc hút hồn của đài truyền thanh địa phương, nên còn được mọi người ví von là “họa mi của núi rừng”.
Không nhận dâu, dì chối từ luôn đứa cháu nội có cặp mắt “dại dại” như mẹ nó. Cặp mắt… thượng du ấy đã ám ảnh dì suốt một thời gian dài. Cô con dâu mà dì không chấp nhận cũng dằn vặt, đau khổ, xem mình là kẻ tội đồ. Không ít lần cô tự trách mình sao lại yêu một người chưa từng có vợ, lại là con trai duy nhất trong một gia đình nề nếp. Cô biết, mẹ chồng bị sốc, thậm chí căm thù cô đã “hủy hoại” những kỳ vọng của bà vào con trai. Nhiều đêm vợ chồng cô không ngủ, trăn trở làm thế nào để thuyết phục mẹ. Rồi hai vợ chồng quyết định đầu tư làm kinh tế, chuẩn bị cho kế hoạch “tiến về đồng bằng”.
![]() |
Ảnh minh họa. |
Về đồng bằng, vợ chồng phải thuê nhà ở riêng, nhưng vẫn không thôi quan tâm đến mẹ, dù không ít lần bị hắt hủi, la mắng. Thật ra, chẳng người mẹ nào muốn con cái mình đau khổ, nhất là khi các con luôn tỏ ra hiếu thảo, hết lòng vì mẹ. Dì tôi có lần nói về cô con dâu: “Xét cho cùng, nó cũng không có lỗi; tuy khác biệt văn hóa, lối sống, nhưng biết hòa nhập, biết học hỏi, biết sống”. Rồi dần dần dì tôi bắt đầu nhận cháu, nhận dâu. Có cô về, nhà cửa tinh tươm, những món ăn lạ miệng của cô đã thuyết phục được mẹ chồng. Cô làm tất cả không phải “mua chuộc” mà xuất phát từ tấm lòng của một cô gái Cơ tu chân thành, bộc trực. Dì tôi có lần còn tỏ ra ân hận vì những định kiến của mình. Giờ đây, với dì, cô gái “dân tộc” ấy đúng là một cô con dâu khó kiếm.