PAN lập kỷ lục lợi nhuận bán niên với 248 tỷ, nhưng mới đạt 37% kế hoạch

PAN ghi nhận lợi nhuận ròng 248 tỷ đồng nửa đầu 2025, cao nhất từ trước đến nay, hoàn thành 37% kế hoạch năm.

Công ty cổ phần Tập đoàn PAN (HoSE: PAN) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 2 năm 2025 với nhiều chỉ tiêu tăng trưởng tích cực, bất chấp môi trường kinh doanh còn nhiều biến động.

Trong kỳ, doanh thu thuần đạt 4.064 tỷ đồng, tăng 20,5% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, do giá vốn tăng nhanh hơn doanh thu, biên lãi gộp giảm từ 20,4% xuống còn 19,1%.

Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt gần 140 tỷ đồng, tăng hơn 50%.

Thủy sản tiếp tục là động lực chính

Lĩnh vực thủy sản ghi nhận doanh thu 2.054 tỷ đồng, tăng gần 47% so với quý 2/2024. Trong đó, doanh số mảng tôm (Sao Ta – Fimex Việt Nam) tăng 50%, cá tra (Aquatex Bến Tre) tăng 12%.

Doanh nghiệp cho biết đã tận dụng tốt các thị trường ít bị ảnh hưởng bởi chính sách thuế mới của Mỹ như Nhật Bản và EU.

Thực phẩm và nông nghiệp trái chiều

Mảng thực phẩm đóng gói tiếp tục tăng trưởng, đạt doanh thu 516 tỷ đồng (tăng 9,9%). Các sản phẩm như bánh kẹo tăng 7%, hạt điều tăng 18%, nước mắm tăng 13%.

Ở chiều ngược lại, lĩnh vực nông nghiệp giảm nhẹ 0,3% do sức mua yếu và giá nông sản giảm. Mảng giống cây trồng và gạo vẫn tăng 7%, nhưng thuốc bảo vệ thực vật giảm 6%.

Doanh thu tài chính tăng vọt, chi phí vận hành cũng tăng

Doanh thu tài chính trong quý đạt hơn 211 tỷ đồng, tăng gần 75% so với cùng kỳ, chủ yếu từ lãi tiền gửi, đầu tư trái phiếu và cho vay.

Chi phí tài chính tăng 57% lên 175 tỷ đồng, chi phí bán hàng tăng 24% lên 346 tỷ đồng. Chi phí quản lý doanh nghiệp ghi nhận tiết giảm nhẹ.

Sau khi trừ chi phí, lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 265 tỷ đồng, tăng 27%. Phần lợi nhuận thuộc về cổ đông công ty mẹ là gần 140 tỷ đồng.

dautukinhtechungkhoanvn-stores-news-dataimages-2025-072025-24-12-day-chuyen-san-xuat-tom-xuat-khau-cua-sao-ta-fimex-vn-compressed20250724125528.jpg
Ảnh minh họa

Nửa đầu năm ghi nhận mức lãi cao nhất từ trước đến nay

Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu hợp nhất đạt 8.184 tỷ đồng, tăng gần 20%. Lợi nhuận sau thuế đạt 459 tỷ đồng, tăng 22%. Trong đó, lãi ròng thuộc cổ đông công ty mẹ đạt 248 tỷ đồng, tăng hơn 40% – mức cao nhất từng ghi nhận trong nửa đầu năm.

PAN đã hoàn thành 47% kế hoạch doanh thu và 37% mục tiêu lợi nhuận sau nửa đầu năm. Ban lãnh đạo đánh giá đây là kết quả tích cực vì quý 1 và quý 2 thường là giai đoạn thấp điểm trong năm.

Tài sản giảm do tái cơ cấu đầu tư, hàng tồn kho tăng mạnh

Tính đến ngày 30/6/2025, tổng tài sản của Tập đoàn PAN đạt 20.729 tỷ đồng, giảm 13% so với đầu năm.

Giảm mạnh nhất là khoản đầu tư chứng khoán kinh doanh (gồm chứng chỉ tiền gửi), giảm từ 9.895 tỷ còn 5.604 tỷ đồng. Tiền và tương đương tiền giảm nhẹ còn 2.700 tỷ đồng.

Ngược lại, hàng tồn kho tăng 39%, đạt hơn 4.307 tỷ đồng – chủ yếu đến từ hàng hóa phục vụ cho mùa cao điểm sắp tới.

Cơ cấu vốn được cải thiện, nợ vay giảm đáng kể

Nợ phải trả tính đến cuối quý 2 đạt 11.769 tỷ đồng, giảm 21% so với đầu năm. Tổng dư nợ vay và thuê tài chính là 9.159 tỷ đồng, chủ yếu là vay ngắn hạn (chiếm 77%).

Vay dài hạn giảm 46%, chỉ còn 112 tỷ đồng, cho thấy nỗ lực giảm áp lực tài chính trung và dài hạn.

Cổ phiếu PAN phục hồi mạnh từ đáy tháng 4

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu PAN hiện giao dịch quanh mức 33.500 đồng/cổ phiếu – cao nhất kể từ đầu năm 2022.

Trong tháng qua, mã này tăng 23%, gần gấp rưỡi trong 12 tháng và cao hơn 60% so với đáy thiết lập hồi đầu tháng 4. Khối lượng giao dịch bình quân đạt hơn 1,3 triệu cổ phiếu/ngày.

FMC gánh thuế đối ứng gần 27 tỷ, lãi quý 2 vẫn tăng trưởng 21%

FMC ghi nhận lợi nhuận quý 2 tăng 21% dù chi phí thuế đối ứng gần 27 tỷ đồng làm tăng chi phí bán hàng, hoàn thành gần 33% kế hoạch lợi nhuận năm sau 6 tháng.

CTCP Thực phẩm Sao Ta (HoSE: FMC) đã công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 2/2025 với doanh thu thuần đạt 1.876,4 tỷ đồng, tăng 51 % so với cùng kỳ năm trước (1.246,6 tỷ đồng). Động lực tăng trưởng chính trong kỳ đến từ việc đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa và hiệu quả hoạt động nuôi tôm, theo giải trình của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, giá vốn hàng bán cũng tăng nhanh, lên mức 1.679,2 tỷ đồng (so với 1.102,3 tỷ đồng trong quý 2/2024), khiến lợi nhuận gộp chỉ đạt 197,3 tỷ đồng. Biên lãi gộp theo đó giảm từ 11,3% xuống còn 10,5 %. Đây là quý thứ hai liên tiếp biên lợi nhuận gộp của doanh nghiệp có xu hướng suy giảm, phản ánh áp lực từ chi phí đầu vào hoặc thay đổi cơ cấu doanh thu.

Bến xe Miền Tây báo lãi quý 2 cao nhất lịch sử, đạt 22,3 tỷ đồng

Lãi quý 2 lập đỉnh, EPS nửa năm vượt 17.000 đồng, WCS cho thấy hiệu quả sinh lời vượt trội dù vốn điều lệ chỉ 25 tỷ đồng.

Công ty Cổ phần Bến xe Miền Tây (HNX: WCS) vừa công bố báo cáo tài chính quý 2 năm 2025 với lợi nhuận sau thuế đạt 22,3 tỷ đồng, tăng 11,2% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức lợi nhuận quý cao nhất trong lịch sử hoạt động của doanh nghiệp, chính thức vượt đỉnh cũ 22,2 tỷ đồng thiết lập vào quý 4 năm 2014.

Trong kỳ, doanh thu thuần đạt 43,5 tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ. Biên lợi nhuận gộp được duy trì ở mức cao 63%, tương ứng với lợi nhuận gộp 27,3 tỷ đồng. Giá vốn hàng bán tăng nhẹ 10,6% lên 16,1 tỷ đồng.