Nhiều dự án lớn của SAM Holdings chưa hẹn ngày về đích

Là một trong hai đơn vị niêm yết đầu tiên, nhưng do việc mở rộng đầu tư tài chính vào nhiều doanh nghiệp không hiệu quả...

Thống kê từ ngày 8/5 đến ngày 15/7, cổ phiếu SAM chỉ tăng nhẹ 10,7%, từ 6.330 đồng lên 7.010 đồng/cổ phiếu (cùng giai đoạn chỉ số VN-Index tăng 15%). Nếu xét theo đồ thị tuần, cổ phiếu SAM có xu hướng đi ngang từ tháng 11/2022 tới nay.

Thực tế, dù cổ phiếu đã lao dốc và cách rất xa đỉnh tháng 1/2022 ở vùng 26.000 đồng/cổ phiếu, nhưng do tình hình kinh doanh không mấy khả quan, định giá cổ phiếu SAM vẫn không hấp dẫn nhà đầu tư. Dữ liệu trên iBoard của Công ty Chứng khoán SSI ghi nhận, định giá hiện tại của cổ phiếu SAM theo P/E là 31,9 lần, cao hơn trung bình ngành (28,95 lần) và Công ty đã duy trì mức định giá cao hơn trung bình ngành từ năm 2022 tới nay.

Thêm vào đó, hiệu quả sử dụng tài sản và nguồn vốn của SAM Holdings cũng thuộc nhóm thấp trong ngành, kéo dài từ năm 2022 đến nay. Riêng năm 2024, tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA) chỉ đạt 1,3% so với mức 2,9% của ngành; tỷ suất sinh lời trên vốn (ROE) chỉ đạt 2,12%, trong khi trung bình ngành lên tới 5,41%.

Theo tìm hiểu, SAM Holdings tiền thân là Nhà máy Vật liệu bưu điện II, được thành lập năm 1986. Từ lĩnh vực hoạt động ban đầu là sản xuất và phân phối các loại cáp cho ngành bưu chính - viễn thông, đến nay, SAM Holdings đã mở rộng thành doanh nghiệp đa ngành, gồm sản xuất cáp, vật liệu viễn thông, bất động sản thương mại, công nghiệp và du lịch, đầu tư tài chính…

SAM Holdings cũng là một trong 2 công ty niêm yết đầu tiên trên thị trường chứng khoán năm 2000. Tận dụng thị trường vốn, Công ty đã đẩy mạnh huy động từ chứng khoán và đầu tư đa ngành, mở rộng kinh doanh ra nhiều lĩnh vực ngoài ngành chính.

Tuy nhiên, khác với Công ty cổ phần Cơ điện lạnh (mã REE), cũng là doanh nghiệp niêm yết đầu tiên, nhưng đã tận dụng nguồn vốn để mở rộng sang các lĩnh vực có dòng tiền đều và ổn định như cấp nước, sản xuất điện, bất động sản văn phòng cho thuê, thì SAM Holdings lại đầu tư vào các lĩnh vực thâm hụt vốn lớn như bất động sản, đầu tư tài chính… Do đó, hiệu quả sử dụng tài sản và nguồn vốn của Công ty bị kéo lùi.

Tại thời điểm 31/3/2025, SAM Holdings vẫn còn nhiều dự án và khoản đầu tư có dấu hiệu chậm triển khai kéo dài. Đối với đầu tư tài chính, SAM Holdings đang trích lập 17,8 tỷ đồng đầu tư vào Công ty cổ phần Dịch vụ du lịch Phú Thọ (giá gốc đầu tư 534,05 tỷ đồng); 89,12 tỷ đồng vào Công ty cổ phần Sacom - Tuyền Lâm (giá gốc 897,3 tỷ đồng); 43,6 tỷ đồng vào Công ty cổ phần Địa ốc Sacom (giá gốc 499,6 tỷ đồng); 13,9 tỷ đồng vào Công ty cổ phần Phú Hữu Gia (giá gốc 163 tỷ đồng)…

Không chỉ sở hữu danh mục đầu tư vào công ty con và công ty liên kết không hiệu quả, SAM Holdings còn hạch toán khoản đầu tư 398,4 tỷ đồng vào Tổng công ty Sản xuất, xuất nhập khẩu Bình Dương - CTCP (Protrade). Trong khi, Protrade cũng là một đơn vị kinh doanh có hiệu quả sử dụng tài sản và nguồn vốn thấp kéo dài.

Về đầu tư bất động sản thương mại, công nghiệp và du lịch, nhiều dự án lớn của Công ty có dấu hiệu chậm triển khai trong nhiều năm như: Dự án chung cư Samland Riverside (đã đầu tư 135,9 tỷ đồng), Dự án khu dân cư tại Đồng Nai (559,38 tỷ đồng), Dự án khu nghỉ dưỡng cao cấp và sân golf (279,3 tỷ đồng), Dự án Khu công nghiệp Tam Thăng 2 (172,18 tỷ đồng)…

Điểm đáng lưu ý, tính tới cuối năm 2024, Dự án Samland Riverside vẫn đang chờ được cấp giấy phép xây dựng; Dự án khu dân cư tại Đồng Nai quy mô hơn 55 ha, lên kế hoạch từ năm 2018, đến tháng 6/2025 vẫn đang thực hiện chi trả bồi thường giải phóng mặt bằng; Dự án Khu công nghiệp Tam Thăng 2 (103 ha), một phần đã hoàn thành và đang chờ cho thuê; Dự án khu nghỉ dưỡng và sân golf (194,92 ha), vẫn đang giải phóng mặt bằng và đầu tư hạ tầng, UBND tỉnh Lâm Đồng đang thẩm định hồ sơ gia hạn tiến độ thực hiện.

Trong nhiều mùa đại hội cổ đông, các nhà đầu tư thường xuyên chất vấn về việc chậm tiến độ của những dự án. Tuy nhiên, dù nhiều lần lên kế hoạch đẩy nhanh tiến độ, thực tế triển khai vẫn rất chậm. Điều này khiến việc thu hồi vốn bị trì trệ, góp phần khiến hiệu quả kinh doanh của SAM Holdings thuộc nhóm thấp nhất ngành.

Công ty Bắc Việt bị cấm thầu ở Thanh Hóa:Lời cảnh báo về lịch sử nhà thầu.

Bị cấm thầu 3 năm tại Thanh Hóa vì gian lận , Công ty Bắc Việt đang có tên trong danh sách dự thầu các gói vật tư y tế tại Bệnh viện Xanh Pôn, Quân y 175 và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị. Tiền lệ này đặt ra yêu cầu cho các chủ đầu tư trong việc thẩm tra hồ sơ, năng lực nhà thầu, đặc biệt với những đơn vị từng có vi phạm trong quá khứ

qd.png
Một phần quyết định số 1348/QĐ-BVP của Bệnh viện Phổi Thanh Hóa về việc cấm tham gia hoạt động đấu thầu và tịch thu bảo đảm dự thầu đối với Công ty TNHH Khoa học Sức khỏe Bắc Việt.

Dù nằm trong danh sách Bệnh viện Phổi Thanh Hóa cấm thầu trong 3 năm do hành vi gian lận hồ sơ thuế, Công ty TNHH Khoa học Sức khỏe Bắc Việt đang tham gia nhiều gói thầu vật tư y tế tại các bệnh viện lớn như: Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn (Hà Nội), Bệnh viện Quân y 175 (TP HCM), Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị...

Gói thầu THPT Mỹ Xuân: Cần làm rõ dấu hiệu vi phạm luật

Luật sư cho rằng tiêu chí kỹ thuật quá chi tiết tại gói thầu thiết bị Trường THPT Mỹ Xuân có dấu hiệu vi phạm luật, cần thanh tra để làm rõ trách nhiệm.

Tiêu chí kỹ thuật “kín như bưng”, nhà thầu bị loại từ vòng gửi xe

Như báo Tri thức và Cuộc sống đã thông tin, Gói thầu “Mua sắm và lắp đặt thiết bị học tập, văn phòng” tại Trường THPT Mỹ Xuân, thị xã Phú Mỹ (nay thuộc TP HCM), do Ban Quản lý dự án chuyên ngành Giao thông và Dân dụng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu làm chủ đầu tư, đang vấp phải nhiều phản ánh liên quan đến tiêu chí kỹ thuật trong hồ sơ mời thầu (HSMT).

Hai gói thủy lợi Cà Mau: Thành Trung chiếm thế thượng phong

Dự thầu cả hai gói xây lắp thủy lợi trọng điểm, Thành Trung một mình một sân ở Kênh Trâu Trắng và chỉ nhỉnh nhẹ đối thủ ở Kênh Bào Tròn.

Ngày 14/7/2025, Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Cà Mau đã tiến hành mở thầu hai gói xây lắp trọng điểm trong lĩnh vực thủy lợi gồm: Gói thầu số 06 - Duy tu, sửa chữa bờ bao tuyến Kênh Trâu Trắng và Gói thầu số 06 - Duy tu, sửa chữa bờ bao tuyến Kênh Bào Tròn. Cả hai gói đều tổ chức theo hình thức đấu thầu rộng rãi qua mạng, một giai đoạn một túi hồ sơ.

Điểm đáng chú ý là Công ty TNHH MTV Xây dựng Dịch vụ Thương mại Thành Trung có mặt tại cả hai gói thầu. Trong đó, gói Kênh Trâu Trắng chỉ có duy nhất một nhà thầu nộp hồ sơ, trong khi gói còn lại ghi nhận sự cạnh tranh nhẹ.