Ông Trần Lệ Nguyên không còn là Chủ tịch Chứng khoán Rồng Việt

(Kiến Thức) - Ngày 28/5, Đại hội đồng cổ đông thường niên 2020 của CTCP Chứng khoán Rồng Việt (HoSE: VDS) đã thông qua việc miễn nhiệm vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị của ông Trần Lệ Nguyên.
 

Trước khi quyết định rời ghế Chủ tịch VDSC, ông Trần Lệ Nguyên đã bán ra 17 triệu cổ phiếu VDS, giảm tỷ lệ sở hữu tại đây xuống còn 1,04%.

Trước đó, ông Nguyên cũng bán ra 17 triệu cổ phiếu VDS vào ngày 20/12/2019 thông qua VSD. Người nhận chuyển nhượng số cổ phần này là ông Nguyễn Miên Tuấn.

Ngoài cổ phiếu VSD, ông Trần Lệ Nguyên hiện đang nắm giữ cổ phiếu tại các doanh nghiệp thuộc nhóm Kido Group như công ty Cổ phần Tập đoàn Kinh Đô (KDC), công ty Cổ phần Dầu thực vật Trường An (TAC), công ty Cổ phần Thực phẩm Đông Lạnh KIDO (KDF).

Tại KDC, ông Nguyên là cổ đông lớn nắm giữ 14,07% vốn của Tập đoàn Kinh Đô (KDC), giữ chức Phó chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc tại công ty này. Đồng thời, ông cũng là thành viên HĐQT của TAC và KDF.

Cũng tại đại hội, VDS cũng trình cổ đông thông qua việc miễn nhiệm của một số thành viên Hội đồng quản trị, ban Kiểm sát nhiệm kỳ 2017 – 2021 đó là: ông Kelly Yin Hon Wong, thành viên Hội đồng quản trị; ông Võ Long Nguyên, thành viên Hội đồng quản trị độc lập; bà Nguyễn Thị Oanh, trưởng ban kiểm soát; ông Nguyễn Thúc Vinh, thành viên ban kiểm soát.

Bên cạnh việc từ nhiệm, Hội đồng quản trị cũng đã thông qua việc đề cử bổ sung các nhân sự làm thành viên Hội đồng quản trị và Ban Kiểm soát nhiệm kỳ 2017 – 2021.

Ong Tran Le Nguyen khong con la Chu tich Chung khoan Rong Viet
 Ông Trần Lệ Nguyên chia tay ghế Chủ tịch tại VDS. Ảnh: Ngọc Điểm.

Về kế hoạch kinh doanh năm 2020, Đại hội đã thông qua kế hoạch với tổng doanh thu 313 tỷ đồng, giảm 5,9% so với thực hiện năm 2019. Trong đó, doanh thu từ môi giới dự đạt 77 tỷ đồng và doanh thu dịch vụ chứng khoán là 199 tỷ đồng. Công ty lên kế hoạch doanh thu mảng tự doanh tăng lên 20 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế theo đạt 36 tỷ đồng, tăng gần 4% so với thực hiện năm trước.

Mục tiêu năm 2020, Công ty sẽ nắm khoảng 1,7% – 1,8% thị phần toàn thị trường. Dư nợ cho vay và ứng trước đạt 1.600 – 1.800 tỷ đồng.

Riêng quý 1/2020, VDSC báo lỗ kỷ lục 88 tỷ đồng. Theo Tổng Giám đốc Nguyễn Hiếu, kết quả trên do diễn biến xấu của thị trường chung trong quý đầu năm, Công ty phải trích dự phòng hoạt động đầu tư tự doanh dẫn đến thua lỗ.

Theo số liệu chính thức thì tính đến tháng 4, doanh thu lũy kế đạt 101,8 tỷ, thực hiện 32,6% kế hoạch năm; chi phí lũy kế 140 tỷ, tương đương 52% kế hoạch. Do đó, Công ty vẫn lỗ 38 tỷ so với kế hoạch lợi nhuận 45 tỷ đồng.

Năm 2019, Công ty không hoàn thành kế hoạch kinh doanh nhưng Hội đồng quản trị vẫn trình phương án chia cổ tức 3% tiền mặt (đã tạm ứng), giảm so với con số 8% kế hoạch đề ra. Sau khi chia cổ tức 2019, VDS còn lại 1,1 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Mức cổ tức 3% này được duy trì cho năm 2020.

Hàng loạt cửa hàng Soya Garden ngừng hoạt động: Biết gì về nhà đầu tư?

(Kiến Thức) - Sau khi gọi vốn thành công, Soya Garden ồ ạt mở cửa hàng trong năm 2018 và 2019 nâng tổng số cửa hàng lên con số 50 trên cả nước. Tuy nhiên, hiện Soya Garden chỉ còn 23 cửa hàng.

Fanpage chính thức của Soya Garden xác nhận 23 cửa hàng của công ty đang hoạt động, còn những điểm bán khác đang đóng tạm thời hoặc chuyển địa điểm.
Theo đó, chuỗi kinh doanh đậu nành hữu cơ Soya Garden hiện chỉ còn 18 cửa hàng hoạt động ở phía Bắc và 5 điểm bán ở phía Nam. Con số này nhỏ hơn nhiều so với khoảng 50 cửa hàng mà công ty tuyên bố hồi đầu năm.

Quảng Nam thanh tra gói thầu VTYT COVID-19: Danh sách nhà thầu góp mặt

(Kiến Thức) - Tỉnh Quảng Nam đã quyết định thanh tra bổ sung việc thực hiện các gói thầu vật tư y tế phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh.

Ngày 28/5, nhiều cơ quan truyền thông dẫn việc ông Lê Trí Thanh - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, ký quyết định phê duyệt điều chỉnh kế hoạch thanh tra năm 2020 của Thanh tra tỉnh.
Theo đó, tỉnh Quảng Nam quyết định điều chỉnh giảm một cuộc thanh tra và bổ sung một cuộc thanh tra mới. Thanh tra tỉnh này sẽ không thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí, khai thác quỹ đất, đầu tư xây dựng cơ bản tại Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Phú Ninh.

Muốn hưởng lãi suất cao nhất, tháng 1 này gửi tiền ngân hàng nào?

(Kiến Thức) - Cuối năm, người lao động hào hứng với những khoản tiền thưởng Tết. Để khoản tiền đó tiếp tục sinh sôi nảy nở, người dân gửi tiết kiệm ở ngân hàng nào để có lãi suất tốt nhất trong thời điểm hiện nay?

Ở kỳ ngắn hạn dưới 6 tháng, hầu hết các ngân hàng đều áp mức trần mà Ngân hàng Nhà nước đưa ra là 5%/năm, chỉ riêng các "ông lớn" Nhà nước như Agribank, BIDV, Vietcombank, Vietinbank áp mức 4,8%/năm cho kỳ hạn 3 tháng.

Với kỳ hạn 6 và 9 tháng, Ngân hàng Quốc Dân (NCB) đang có mức lãi suất cao nhất trong khối các ngân hàng khi áp tới 7,9% và 7,96%/năm với phương thức nhận lãi vào cuối kỳ. Mức lãi suất cao nhất mà NCB áp dụng là kỳ hạn 36 tháng với 8,3%/năm, đây là mức cao nhất trong hệ thống.