Ông Phan Quốc Việt: Trẻ tự kỷ ở chung người nghiện, Tâm Việt thu 300 triệu/tháng

Trẻ tự kỷ sống chung với người nghiện hút, giáo trình dạy trẻ tự biên soạn, mỗi tháng Tâm Việt thu 300 triệu đồng… là những thông tin được hé lộ trong cuộc trao đổi với báo VietNamNet với ông Phan Quốc Việt – CEO của Tâm Việt group.

Chiều ngày 30/10, VietNamNet đã có buổi làm việc với ông Phan Quốc Việt, CEO của Tâm Việt group – nơi đang tiếp quản, nuôi dạy khoảng 40 trẻ tự kỷ.
Hiện trung tâm Tâm Việt đã kết thúc hợp đồng thuê cơ sở tại trường ĐH TDTT Bắc Ninh (nơi phóng viên VietNamNet thâm nhập, quay video và phản ánh trong các bài trước), chuyển về tại một cơ sở chăm sóc y tế - khám chữa bệnh ở thôn Đông Ngàn, xã Đông Hội (huyện Đông Anh, Hà Nội).
Khi phóng viên đề nghị được đi thăm và ghi nhận hình ảnh nơi ăn ở mới của các cháu, ông Việt thoái thác với lý do, chủ nhà không cho phép. Do đó, toàn bộ nội dung trao đổi được diễn ra bên dưới chân đê, sát với chỗ ở của các cháu đang được cho tá túc, ở nhờ.
Trẻ tự kỷ, trầm cảm chung sống với người nghiện hút
Ông Phan Quốc Việt khẳng định, Tâm Việt không dạy học, không chữa bệnh, chỉ rèn kỹ năng sống. Tuy nhiên, các cháu là học viên của trung tâm, nhiều cháu bị tự kỷ, tăng động từ nhỏ, gia đình đã đưa đi chạy chữa tại nhiều bệnh viện trong và ngoài nước nhưng không thuyên giảm. Cuối cùng bố mẹ các em đưa các em tới đây để “nhờ thầy Việt”.
Ong Phan Quoc Viet: Tre tu ky o chung nguoi nghien, Tam Viet thu 300 trieu/thang
 

Ong Phan Quoc Viet: Tre tu ky o chung nguoi nghien, Tam Viet thu 300 trieu/thang-Hinh-2
Ông Phan Quốc Việt trong buổi gặp PV VietNamNet. 
Ông Việt cho biết, từ năm 2015 đến nay, Tâm Việt đã từng thu nhận khoảng 400 – 500 người, chủ yếu là các đối tượng không bình thường như tự kỷ, tăng động, nghiện game… Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng có số lượng học viên đông đến như vậy.
Thời điểm hiện tại, số lượng duy trì ở con số 40 “học viên” ăn ở tại trung tâm.
Giúp việc ông Việt có 8 hướng dẫn viên và 7 trợ giảng, tổng số 15 người. Các hướng dẫn viên này được gọi là “thầy”; một số trẻ gọi họ là “bố”, “mẹ”.
Trong câu chuyện chia sẻ, ông Việt cho biết, trung tâm Tâm Việt mới tiếp nhận một đối tượng nghiện thuốc phiện, cùng ở, cùng sinh hoạt trong một không gian chung với trẻ tự kỷ. Học viên nhiều tuổi nhất của trung tâm đã 42 tuổi và là người trước từng nghiện rượu.
Chúng tôi đặt vấn đề ngược lại, người nghiện thuộc đối tượng quản lý của cơ quan chuyên môn chứ không thể cho ở chung với các cháu không nghiện, không dính vào ma túy… Trung tâm Tâm Việt không có chức năng dạy học, điều trị bệnh… nên không được phép nhận những đối tượng này…, ông Việt không trả lời và chuyển sang các nội dung khác.
Ong Phan Quoc Viet: Tre tu ky o chung nguoi nghien, Tam Viet thu 300 trieu/thang-Hinh-3
Giờ học của trẻ tự kỷ ở Tâm Việt. 
Ông Việt cũng cho biết, trung tâm có một bác sỹ 60 tuổi, tuy nhiên, khi chúng tôi xin phép được gặp bác sỹ này thì ông Việt nói “về quê chưa lên”.
Giáo trình dạy trẻ tại Tâm Việt do ông Việt tự soạn ra và chưa được kiểm định
Ông Việt khẳng định, tại trung tâm Tâm Việt, các “học viên” được rèn kỹ năng sống. Đó là các bài tập về tung bóng, đi thăng bằng, đi xe đạp một bánh, đứng trên bập bênh và đầu đội chai nước.
Người đàn ông này còn tự hào khoe: “Tôi đọc nhiều sách vở, tài liệu của nước ngoài và tự tìm ra phương pháp này. Các con được dạy những kỹ năng này sẽ khiến chúng tập trung chú ý vào một thứ duy nhất. Cái này nó liên quan đến não bộ. Cái dây thần kinh của các trẻ tự kỷ này giống như các vết nối bị đứt đoạn và Tâm Việt là người nối lại việc đứt đoạn đó”.

Ong Phan Quoc Viet: Tre tu ky o chung nguoi nghien, Tam Viet thu 300 trieu/thang-Hinh-4
PV đề nghị được đi thăm và ghi nhận hình ảnh nơi ăn ở mới của các cháu, ông Việt thoái thác với lý do, chủ nhà không cho phép. 
Từ những phương pháp tự mình sáng tạo ra, ông Việt đào tạo cho các nhân viên của Trung tâm trong thời gian khoảng 3 tháng, sau đó các nhân viên này sẽ trở thành giáo viên, thành “hướng dẫn viên” dạy trẻ tự kỷ.
Khi chúng tôi hỏi về bằng cấp của các “thầy” giáo của trung tâm, ông Việt cho biết: “Các thầy này được tôi trực tiếp đào tạo kỹ năng, sau đó dạy cho các cháu; rồi chính các cháu cũng có thể giúp đỡ, dạy lẫn nhau, trở thành thầy của nhau.
Khi đề cập đến việc, các cháu được học văn hóa thời gian nào, ông Việt cho biết: không dạy văn hóa, vì đây là Trung tâm dạy kỹ năng sống. Ông cũng đưa ra bộ giáo trình do ông tự soạn có tên “Thực hành kỹ năng sống” từ quyển 1 đến quyển 9 đứng tên TS. Phan Quốc Việt chủ biên.
Tuy nhiên, ông Việt thừa nhận bộ giáo trình này chưa được cơ quan nào kiểm định, xác nhận hay có Hội đồng đánh giá kiểm tra, xác nhận.
Mỗi tháng Tâm Việt thu 300 triệu đồng
Về khoản học phí khủng các gia đình có con tự kỷ đóng cho trung tâm (3 mức 9 triệu 8, 14 triệu 8 và 19 triệu 8), ông Việt cho hay: với số lượng 40 học viên, 15 cán bộ nhân viên, hướng dẫn viên… lên tới 50 – 60 người, chi phí nuôi ăn ở mỗi tháng lên tới 300 triệu đồng.
“Mỗi tháng chúng tôi phải thu được ngần đấy tiền thì mới đủ để hoạt động. Có nhiều gia đình các cháu nghèo, không có tiền, chúng tôi nhận cả bố mẹ các cháu lên ở cùng, cùng chúng tôi chăm sóc các cháu. Đó là lý do học phí ở đây có thể là 20 triệu đồng/tháng; có thể là 0 đồng”, ông Việt nói.
O đồng mà ông nói ở đây là chi phí ông tính phần cùng ăn, cùng ở của bố mẹ có con ở cùng, được ngầm hiểu là làm công không có lương để bù vào phần chi phí mỗi tháng lẽ ra phải đóng góp cho trung tâm như 3 mức trên.
Trưởng công an xã Đông Hội nơi trung tâm Tâm Việt đang đóng xác nhận, trong thời gian 1 tháng ăn ở lưu trú tại địa phương, các em này chưa bị phản ánh của người dân về điều tiếng gì.
Chánh văn phòng UBND huyện Đông Anh Hoàng Hải Đăng cho biết, UBND huyện mới được báo cáo về sự việc; hiện đang yêu cầu phòng LĐ-TB-XH kiểm tra việc trung tâm chăm sóc y tế - khám chữa bệnh tại thôn Đông Ngàn được cho là có liên doanh, liên kết với Trung tâm Tâm Việt để chăm sóc, khám chữa đối với các trường hợp trẻ tự kỷ, tăng động này hay không.

Ám ảnh của những thầy cô bị học trò “nhìn thấy là đánh”

(Kiến Thức) - Tùng liên tục lấy tay đập vào hai bên thái dương rồi gào khóc. “Mẹ” Dung vội vàng chạy lại cưng nựng, dỗ dành. Chỉ sự dịu dàng mới có thể khiến những đứa trẻ ở đây thôi la hét.

1 giờ chiều, sau thời gian nghỉ trưa, lũ trẻ tại Trung tâm huấn luyện trẻ tự kỷ xã Chuyên Mỹ (Phú Xuyên, Hà Nội) lại rồng rắn thức dậy để chuẩn bị cho bài tập luyện tung bóng và đi xe đạp một bánh. Chúng thích thú biểu diễn cho các bạn xung quanh mình xem. Nhưng sự vui vẻ ấy chỉ kéo dài chừng 30 phút.

Những đứa trẻ có thể khóc bất chợt hoặc tự hành hạ bản thân.
Những đứa trẻ có thể khóc bất chợt hoặc tự hành hạ bản thân. 

Quảng cáo 1 đằng thực tế 1 nẻo, Tâm Việt "lừa dối" gia đình trẻ tự kỷ ra sao?

(Kiến Thức) - Khi gia đình trẻ tự kỷ đưa các cháu đến trung tâm Tâm Việt, các giáo viên ở đây giới thiệu chương trình dạy và cho biết mỗi học viên sẽ được kèm bởi 1 thầy, cô giáo. Nhưng thực tế lại trái ngược!

Những ngày qua, phóng sự về Trung tâm dạy trẻ tự kỷ Tâm Việt của VietNamnet đang khiến dư luận "dậy sóng". Trước đó, trung tâm này được dư luận biết đến như 1 địa chỉ tin cậy, cứu cánh cho các gia đình không may có trẻ bị tự kỷ. 
Theo quảng cáo của trung tâm Tâm Việt, những trẻ tự kỷ vào đây sẽ được đào tạo thành các kỷ lục gia, có thể biểu diễn xiếc... phát triển các sở trường của bản thân. Vậy nên, khi phóng sự của VietNamnet đăng tải về sự thật bên trong trung tâm khiến dư luận "ngã ngửa", đặc biệt là các bậc phụ huynh có con mắc tự kỷ. 

Đối sách triệt hạ tham vọng của Trung Quốc chiếm đóng, quân sự hóa biển Đông

(Kiến Thức) - Suốt thời gian dài Trung Quốc liên tiếp thực hiện các hoạt động gây hấn, chiếm đóng, quân sự hóa trên biển Đông. Vậy Việt Nam cần có đối sách gì để triệt hạ những tham vọng của Trung Quốc?

Chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa đã được Chính phủ Việt Nam nhiều lần khẳng định dựa trên những chứng cứ lịch sử, pháp lý vững chắc, đồng thời chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng đã được nhiều luật gia, sử gia quốc tế phân tích và công nhận.
Tuy nhiên, vào các năm 1974 và 1988, với những hành động bị luật quốc tế nghiêm cấm, phía Trung Quốc đã dùng vũ lực chiếm đóng một số đảo và thực thể (đảo đá, bãi cạn) trong khu vực hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Từ đó đến nay, Trung Quốc đã từng bước xây dựng các đảo nhân tạo và quân sự hoá một cách bất hợp pháp một số đảo đá và bãi cạn thuộc khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Đây chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình hình căng thẳng, đe dọa hòa bình và ổn định tại biển Đông và trong khu vực.