Quảng cáo 1 đằng thực tế 1 nẻo, Tâm Việt "lừa dối" gia đình trẻ tự kỷ ra sao?

(Kiến Thức) - Khi gia đình trẻ tự kỷ đưa các cháu đến trung tâm Tâm Việt, các giáo viên ở đây giới thiệu chương trình dạy và cho biết mỗi học viên sẽ được kèm bởi 1 thầy, cô giáo. Nhưng thực tế lại trái ngược!

Những ngày qua, phóng sự về Trung tâm dạy trẻ tự kỷ Tâm Việt của VietNamnet đang khiến dư luận "dậy sóng". Trước đó, trung tâm này được dư luận biết đến như 1 địa chỉ tin cậy, cứu cánh cho các gia đình không may có trẻ bị tự kỷ. 
Theo quảng cáo của trung tâm Tâm Việt, những trẻ tự kỷ vào đây sẽ được đào tạo thành các kỷ lục gia, có thể biểu diễn xiếc... phát triển các sở trường của bản thân. Vậy nên, khi phóng sự của VietNamnet đăng tải về sự thật bên trong trung tâm khiến dư luận "ngã ngửa", đặc biệt là các bậc phụ huynh có con mắc tự kỷ. 
Quang cao 1 dang thuc te 1 neo, Tam Viet
Các trẻ em tại trung tâm đào tạo Tâm Việt trong một buổi tập. (Nguồn ảnh: Bế Long Quyền).
Theo tiết lộ của nhân viên trung tâm Tâm Việt, cũng như trên những quảng cáo của trung tâm này thì học phí cho mỗi học viên dao động từ 10 triệu - 20 triệu đồng tùy thuộc vào mức độ, độ tuổi... của trẻ tự kỷ. 
Đặc biệt, theo phản ánh của VietNamnet, những phụ huynh đưa con đến học tại trung tâm này cho rằng, con họ được nhận vào trung tâm không có kiểm tra đầu vào, đánh giá mức độ tự kỷ. Thậm chí, giáo viên ở đây thừa nhận trẻ tự kỷ, trẻ bị tâm thần, đến người lớn bị trầm cảm… đều được đào tạo chung.
Khi đưa các em học sinh đến học, trung tâm nói sẽ có "một kèm một", tức là 1 giáo viên kèm 1 học sinh, chi phí từ 10 triệu/tháng, chưa kể ăn uống. Tuy nhiên, thực tế khác biệt so với lời chào đón ban đầu với gia đình học sinh.
Cũng theo VietNamnet, trung tâm dạy trẻ tự kỷ Tâm Việt có 4 phòng học, mỗi phòng có khoảng 10 học sinh nhưng chỉ có từ 1 đến 2 giáo viên đứng lớp. 
Theo tiết lộ của một người làm trong trung tâm Tâm Việt với VietNamnet, ngoài địa chỉ ở Từ Sơn (Bắc Ninh), cơ sở từng có thời gian đóng tại một ngôi chùa ở xã Trung Mỹ (Bình Xuyên, Vĩnh Phúc).
Người phụ nữ kể, thời điểm đó, trung tâm Tâm Việt có khoảng 70 học sinh. Trung tâm này liên hệ và gửi lên chùa 20 học sinh nhưng chỉ có 2 giáo viên đi cùng. Ban ngày, vị đại diện chùa đi vắng, chỉ có vài chú tiểu và các phật tử đang dọn dẹp, trông nom chùa. Thấy có người hỏi thăm về trung tâm Tâm Việt, chị K.L (phật tử) cho hay, Trung tâm chỉ hoạt động ở chùa vài tháng.
"Sau Tết Nguyên đán 2019, 20 cháu dọn về chùa sinh hoạt. Tôi biết mức học phí cao nhất ở đây là khoảng 20 triệu/tháng, hàng ngày thấy các cháu chỉ được tập tung bóng, đi xe đạp 1 bánh."
Qua clip phóng sự có thể thấy, 1 lớp đào tạo trẻ tự kỷ ở Tâm Việt có đến gần chục học sinh nhưng chỉ có khoảng 2 thầy, cô trông lớp và dạy các cháu. Thậm chí, các giáo viên ở đây còn cho các học sinh khá hơn tự quản các học sinh chậm hơn. 
Như vậy có thể thấy, rõ ràng lời mời gọi về việc "một kèm một" của trung tâm với phụ huynh là "dối trá". Ai cũng biết rằng để nuôi, dạy 1 trẻ tự kỷ đã là điều rất khó khăn, ngay cả với những bậc phụ huynh không may có con mắc chứng tự kỷ. Các trẻ được nuôi dạy tại gia đình với đủ sự chăm sóc của bố mẹ, thậm chí là ông bà còn khó để có cho các cháu sự chăm sóc chu đáo nhất, huống hồ là 1 giáo viên chăm cùng lúc cho nhiều học sinh. Trước những gì mà phóng sự VietNamnet phản ánh, dư luận đặt câu hỏi: Phải chăng vì tiền, vì lợi nhuận mà Tâm Việt lừa dối cả phụ huynh để thu nạp thật nhiều học viên nhất có thể? 
Trên những quảng cáo của mình, Tâm Việt luôn nhấn mạnh việc nuôi, dạy trẻ tự kỷ phải xuất phát từ "tâm", nhưng xem ra trung tâm Tâm Việt đang nói một đằng, làm một nẻo. 
Hơn ai hết, các phụ huynh có con là trẻ tự kỷ thấy xót xa khi chứng kiến những gì đã, đang diễn ra tại trung tâm này. 
Trả lời về việc nhân viên trung tâm Tâm Việt bị tố ngược đãi trẻ tự kỷ, ông Phan Quốc Việt - CEO Tâm Việt Group thừa nhận với tờ Nhịp sống Việt rằng sự việc báo chí phản ánh là có thật và xảy ra từ tháng 6/2019 và trung tâm đã tiến hành kiểm điểm và kỷ luật nghiêm các trường hợp trên.
"Hiện nay, các con đã được chuyển đến nơi đào tạo mới khang trang và sạch sẽ hơn rất nhiều", ông Việt cho biết.
Theo ông Việt, do các em học sinh tại đây không được bình thường nên việc giáo viên đôi khi bực tức chửi mắng quá lời là chuyện bình thường.
Liên quan vụ Trung tâm Đào tạo trẻ tự kỷ ở tầng 3 khu ký túc xá Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh (thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh) mang tên Tâm Việt được cho là có hành vi đe dọa học viên, trả lời trên Lao Động, ông Trần Huy Cương - Chánh Văn phòng UBND thị xã Từ Sơn cho biết, ngay sau khi báo chí phản ánh, UBND thị xã đã cử lực lượng liên ngành, đồng thời giao công an vào cuộc kiểm tra, xác minh vụ việc.
Kiến Thức sẽ tiếp tục thông tin.
Mời quý vị độc giả xem video: Sự thật bên trong trung tâm đào tạo kỷ lục gia Tâm Việt.
(Nguồn: Vietnamnet)

Vay 850 triệu, trả lãi hơn 7 tỷ đồng

Bằng cách cho vay nặng lãi, xiết nợ, cưỡng đoạt tài sản, nhiều năm nay các ổ nhóm tội phạm này đã gây chấn động TP Thanh Hóa.

Qua quá trình điều tra xác minh, ngày 21/9, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Thanh Hóa đã bắt 2 ổ nhóm tội phạm nguy hiểm trên địa bàn TP Thanh Hóa chuyên cho vay nặng lãi, xiết nợ, cưỡng đoạt tài sản.

Cuộc vây bắt đã tóm gọn 5 đối tượng trong 2 ổ nhóm tội phạm gồm: Nguyễn Anh Tuấn (tức Tuấn ‘thần đèn’, SN 1974, trú tại 173 phố Lê Hoàn, phường Lam Sơn, TP Thanh Hóa, là đối tượng cầm đầu); Nguyễn Thị Hương (chị gái Tuấn, SN 1963), Nguyễn Anh Tuấn (chồng Hương, SN 1962 ở 211 đường Trường Thi, phường Điện Biên, TP Thanh Hóa; Hoàng Trường Thọ (SN 1954 ở phố Nam Sơn, phường Nam Ngạn, đối tượng cầm đầu); Nguyễn Thị Lệ (SN 1975 ở phố Cao Bá Quát, phường Trường Thi, TP Thanh Hóa).
t
Đối tượng Tuấn tại cơ quan điều tra.

Kết quả điều tra xác minh: Ổ nhóm do tên Nguyễn Anh Tuấn (tức Tuấn "thần đèn") cầm đầu chuyên tổ chức hoạt động “tín dụng đen”  trên địa bàn TP Thanh Hóa với lãi suất “cắt cổ”.

Điển hình cuối năm 2009, anh Bùi Hữu Thược (ở phố Hà Mặc Tử, phường Trường Thi, TP Thanh Hóa) có vay của Nguyễn Thị Hương (chị gái Tuấn Thần đèn) số tiền là 850 triệu đồng với lãi suất 3.000đ/1 triệu/ngày. Tính đến ngày 14/6/2012 anh Thược phải trả cho Thị Hương tổng số tiền là hơn 8 tỷ đồng, cả gốc lẫn lãi.

Vì số tiền quá lớn, anh Thược không trả nổi nên ngày 15/9/2012, tên Tuấn đã đến đòi nợ anh và đánh anh Bùi Hữu Thược gây thương tích nặng.

Riêng ổ nhóm của Hoàng Trường Thọ và Nguyễn Thị Lệ cũng tổ chức hoạt động “tín dụng đen” với qui mô rộng, từ nhiều năm nay với lãi suất cao. Để hoạt động hành vi phạm tội này, tên Thọ và thị Lệ đã câu kết với nhau cho hàng nghìn lượt người trên địa bàn TP Thanh Hóa vay với lãi xuất cao từ 3000đ – 5000đ/1 triệu/ngày.

Cây xăng Nhật Bản cúi chào khách thế nào sau gần 2 năm hoạt động?

(Kiến Thức) - Trạm xăng Idemitsu Q8 (Nhật Bản) tại khu công nghiệp Bắc Thăng Long (Hà Nội) nổi tiếng bởi hình ảnh ông chủ và nhân viên cúi mình chào khách và thái độ phục vụ thân thiện. Sau gần 2 năm hoạt động, cây xăng này hiện giờ thế nào?