Nửa cuối quý 3 là thời điểm quan trọng thiết lập kỳ vọng mới cho VN-Index

(Vietnamdaily) - Trong ngắn hạn, giai đoạn nửa cuối quý 3 sẽ là một trong những thời điểm quan trọng để thiết lập những kỳ vọng mới cho thị trường chứng khoán.

P/E của VN-Index đang khoảng 14 lần, thấp hơn đáng kể so bình quân 2 năm
Theo Chứng khoán KB (KBSV), về mặt định giá, mức P/E hiện tại của VN-Index khoảng 14 lần (theo số liệu từ Bloomberg – mức P/E này đã loại bỏ các lợi nhuận bất thường của doanh nghiệp). Mức định giá này đang thấp hơn đáng kể so với mức bình quân 2 năm ở 14,9.
Nua cuoi quy 3 la thoi diem quan trong thiet lap ky vong moi cho VN-Index
 P/E VN-Index
Ở góc độ tích cực, việc tiếp tục duy trì mặt bằng lãi suất thấp sẽ là yếu tố hỗ trợ chính cho hoạt động sản xuất, công nghiệp, đầu tư và tiêu dùng trong nước lần lượt hồi phục. Trong ngắn hạn, giai đoạn nửa cuối quý 3 sẽ là một trong những thời điểm quan trọng để thiết lập những kỳ vọng mới cho thị trường chứng khoán.
Các số liệu tăng trưởng vĩ mô trong tháng 7/2024 và quý 2/2024 đã thể hiện phần nào nội lực của nền kinh tế vĩ mô tốt hơn với các chỉ tiêu cho tín hiệu khả quan như tăng trưởng GDP, kim ngạch xuất khẩu, chỉ số IIP, PMI, thu hút vốn FDI... Tương ứng với đó, lợi nhuận các doanh nghiệp trong quý 2 cũng ghi nhận tăng trưởng khả quan so với cùng kỳ ở mức quanh 12,4% so cùng kỳ.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã có những động thái cụ thể hơn để tập trung xử lý các vấn đề vướng mắc trong lộ trình nâng hạng của FTSE Russell. Tuy nhiên, việc liên tục trì hoãn đưa vào vận hành hệ thống KRX có thể khiến cho thị trường chứng khoán Việt Nam “lỡ hẹn” trong kỳ đánh giá tháng 9 tới.
Nua cuoi quy 3 la thoi diem quan trong thiet lap ky vong moi cho VN-Index-Hinh-2
 
Về rủi ro của thị trường, KBSV cho rằng các yếu tố rủi ro đáng chú ý đều là các yếu tố ngoại biên, bao gồm: Xung đột đang có dấu hiệu leo thang tại khu vực Trung Đông, có thể tác động tiêu cực tới nguồn cung dầu và giá cước vận tải, làm tăng nguy cơ lạm phát quay trở lại.
Đồng thời, một số dữ liệu vĩ mô ở Mỹ đang suy yếu nhanh hơn kỳ vọng có thể là dấu hiệu sớm về rủi ro suy thoái tại quốc gia này. Cụ thể, số liệu thất nghiệp mới công bố cho thấy đã tăng lên 4,3% (vượt kỳ vọng 4,1%) và chạm mức cao nhất kể từ 2022. Trong bối cảnh đó, bức tranh tiêu dùng ở Mỹ chưa cải thiện như kỳ vọng, và số liệu KQKD nhóm doanh nghiệp lớn (đặc biệt nhóm cổ phiếu công nghệ) đang gây thất vọng với nhà đầu tư cũng là những chỉ báo cho thấy kinh tế Mỹ đang chậm lại. Theo Bloomberg, xác suất Mỹ rơi vào suy thoái trong 12 tháng tới vào khoảng 35% (trung bình dự báo khảo sát của 60 tổ chức).
Ngoài ra, lo ngại về vấn đề đảo ngược vị thế Carry trade đồng Yên Nhật. Sự tăng vọt của đồng tiền này sau khi BOJ tăng lãi suất chính sách lên 0,25%, trong khi đó kỳ vọng FED giảm lãi suất lại khiến đồng USD suy yếu đã kích hoạt động thái thoát vị thế (liquidate) của giới đầu tư, bán tháo toàn bộ danh mục tài sản để trả nợ vay bằng đồng Yên. Ngoài ra, các đợt margin call có thể đẩy nhu cầu đồng Yên lên cao để bổ sung ký quỹ, tạo ra 1 vòng luẩn quẩn đẩy đồng Yên lên cao hơn nữa và kích hoạt thêm nhiều đợt margin call khác.
Đánh giá về tác động của các yếu tố rủi ro này đến TTCK Việt Nam, trong khi yếu tố về địa chính trị hiện không có nhiều cơ sở để dự báo, rủi ro suy thoái Mỹ cần thêm thời gian để đánh giá do số liệu thất nghiệp cao được nhiều nhà kinh tế học cho rằng do người dân Mỹ tham gia lực lượng lao động gia tăng và số liệu tháng 7 bị ảnh hưởng bởi cơn bão Beryl tại Bờ Tây.
Hơn nữa, 1 đợt suy thoái nhẹ ở Mỹ dù sẽ ảnh hưởng đến lĩnh vực xuất khẩu của Việt Nam, tuy nhiên sẽ tác động tích cực lên TTCK từ góc độ tỷ giá và điều hành chính sách của NHNN.
Sau cùng, việc đảo ngược vị thế Carry trade đồng Yên Nhật của giới đầu tư toàn cầu mặc dù không ảnh hưởng trực tiếp đến TTCK Việt Nam do dòng vốn đầu tư từ Nhật vào Việt Nam chủ yếu qua việc cấp vốn ODA, đầu tư trực tiếp FDI, hay đầu tư chiến lược ở các định chế tài chính nhưng những tác động gián tiếp và tác động về mặt tâm lý sẽ cần phải tính đến.
Thị trường đang bước vào giai đoạn điều chỉnh ngắn hạn 
Dưới góc nhìn kỹ thuật, VN-Index nhiều khả năng sẽ chịu áp lực điều chỉnh trong ngắn hạn về 1150 (+- 10), hoặc xa hơn tại 1080 (+-15) trước khi có cơ hội hồi phục trở lại.
Trên khung đồ thị ngày, VN-Index đang rơi vào xu hướng giảm điểm ngắn hạn kể từ vùng đỉnh giữa tháng 6/2024 với việc tạo đỉnh/đáy sau thấp hơn đỉnh/đáy trước. Các chỉ báo xung lực kỹ thuật hầu hết đều cho thấy những tín hiệu vận động củng cố cho xu hướng giảm của thị trường, như ADX ở mức 26,3 và đang tiếp tục có dấu hiệu tăng - thể hiện xung lực giảm điểm đang mạnh dần, trong khi RSI và Stochastic đều đang tiến tới vùng quá bán - thể hiện khả năng tiếp diễn của xu hướng đi xuống.
Kết hợp với các yếu tố cơ bản hiện tại, KBSV nghiêng về kịch bản (70% xác suất) VN-Index sẽ tiếp tục chịu quán tính giảm điểm và có thể bắt đầu cho phản ứng hồi phục khi chỉ số lùi về vùng hỗ trợ gần quanh 1.150 (+-10).
Trong kịch bản tiêu cực, chỉ số tiếp tục đi xuống và phá vỡ vùng hỗ trợ này (30% xác suất), VN-Index sẽ đánh mất xu hướng tăng trung hạn và có thể thiết lập trạng thái đi ngang trên khung đồ thị tháng theo mẫu hình tam giác tính từ đỉnh đầu năm 2022, xuống vùng hỗ trợ mạnh/sâu hơn tại quanh 1.080 (+-15) trước khi có cơ hội hồi phục trở lại.
Trong bối cảnh đó, theo KBSV các chủ đề đầu tư còn lại bao gồm phục hồi kết quả kinh doanh, vốn đầu tư FDI, đầu tư công và pha La Nina đến gần.
KBSV cho rằng, thị trường đang bước vào giai đoạn điều chỉnh ngắn hạn sẽ mở ra cơ hội giải ngân tốt cho các nhà đầu tư chưa có vị thế, hoặc gia tăng thêm tỷ trọng cho các nhà đầu tư đã nắm giữ.

Sắp lên sàn với vốn hóa 11.388 tỷ, BCG Energy được đánh giá thế nào?

(Vietnamdaily) - Ngoài lên sàn UPCoM, BCG Energy cũng đang có tham vọng đăng ký giao dịch cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán Nasdaq.

Vừa qua, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) đã chấp thuận cho 730 triệu cổ phiếu BGE của CTCP BCG Energy được giao dịch trên UPCoM.

Ngày giao dịch đầu tiên của BGE trên sàn UPCoM là 31/7 với giá tham chiếu là 15.600 đồng/cổ phiếu. Số lượng chứng khoán đăng ký giao dịch là 730 triệu cổ phiếu, tương đương vốn hóa đạt 11.388 tỷ đồng.

Ngoài ra, BCG Energy cũng đang có tham vọng đăng ký giao dịch cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán Nasdaq.

Mục tiêu của BCG Energy đến năm 2026 đạt tổng công suất 2 GW 

BCG Energy được thành lập vào năm 2017, là công ty phụ trách mảng năng lượng của Tập đoàn Bamboo Capital (HoSE: BCG).

Khai sai thuế, Đầu tư Sài Gòn VRG bị xử lý gần 1 tỷ đồng

(Vietnamdaily) - CTCP Đầu tư Sài Gòn VRG (HOSE: SIP) vừa nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế từ Tổng Cục Thuế.

Theo đó, SIP đã có hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp và khai sai nhưng không dẫn đến thiếu số thuế GTGT phải nộp.

Do đó, SIP bị phạt gần 160 triệu đồng cho các hành vi trên. Đồng thời, SIP bị buộc phải nộp đủ số tiền thuế TNDN thiếu vào ngân sách là 586,6 triệu đồng; Tiền chậm nộp thuế TNDN là 74 triệu đồng.

Thị trường chứng khoán rớt mạnh: Có nên nộp tiền bắt đáy?

Sau khi VN-Index phục hồi gần 10 điểm phiên 2/8 thì đến phiên 5/8 lại lao dốc theo diễn biến chung của thị trường chứng khoán toàn cầu. 

Thi truong chung khoan rot manh: Co nen nop tien bat day?

TTCK lao dốc trên toàn cầu. Ảnh minh họa: TH

Đà bán tháo trên diện rộng

Thị trường chứng khoán toàn cầu đang trải qua cơn địa chấn với đà bán tháo cổ phiếu mạnh mẽ và các chỉ số chìm trong sắc đỏ kể 2 phiên cuối tuần trước.

Tại Mỹ, thị trường chứng khoán ghi nhận 2 phiên giảm liên tiếp, riêng phiên ngày 2/8, S&P 500 “bốc hơi” 1,84% xuống 5.346,56 điểm, Dow Jone bay 1,51% xuống 39.737,26 điểm. Tình trạng tương tự cũng diễn ra với các thị trường chứng khoán châu Âu và châu Á.

Mở cửa phiên sáng ngày 5/8, thị trường chứng khoán khu vực châu Á nối dài phiên giảm điểm thứ 3 liên tiếp. Chỉ số Nikkei 225 (Nhật Bản) giảm tiếp hơn 12%, Kospi Composite (Hàn Quốc) hơn 9%; Hang Seng tại Hong Kong chìm trong sắc đỏ. Riêng chỉ số Shanghai Composite có sự phục hồi nhẹ đầu phiên nhưng sau đó cũng quay đầu giảm.

Thị trường chứng khoán toàn cầu nhất loạt giảm điểm sau báo cáo việc làm tháng 7 tại Mỹ yếu hơn dự báo làm giấy lên lo ngại nền kinh tế có thể đang rơi vào cuộc suy thoái. Cụ thể, báo cáo việc làm phi nông nghiệp đến từ Bộ Lao động Mỹ cho thấy số lượng việc làm mới trong tháng là 179.000 công việc, so với con số 185.000 công việc mới mà các nhà kinh tế học đưa ra trong một cuộc khảo sát của hãng tin Dow Jones. Tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 4,3% từ 4,1% trước đó, mức cao nhất kể từ tháng 10/2021. Đơn trợ cấp thất nghiệp tăng mạnh nhất kể từ 8/2003 và chỉ số sản xuất ISM kém so dự báo ở mức 46,8%.

Hòa chung diễn biến thế giới, mở cửa phiên sáng ngày 5/8, VN-Index quay đầu giảm mạnh, có lúc mất hơn 40 điểm xuống vùng 1.195 điểm. Sắc đỏ bao trùm toàn thị trường. Nhóm ngân hàng với các tên tuổi lớn như TCB, VPB, CTG, BID giảm 2% đến 4%. Hàng loạt nhóm ngành giảm sâu như chứng khoán, bất động sản, chăm sóc sức khỏe, năng lượng, vật liệu…

Không nên mạo hiểm

Nhìn lại, thị trường chứng khoán Việt Nam ghi nhận đà giảm điểm mạnh từ ngưỡng 1.295 điểm kể từ giữa tháng 7 đến nay. Phiên ngày 2/8, VN-Index phục hồi gần 10 điểm với sự dẫn dắt của nhóm ngành dầu khí, du lịch, giảm trí, dịch vụ tài chính, hóa chất. Đồng thời, khối ngoại quay lại mua ròng trên cả 2 sàn HoSE và HNX.

Trao đổi với nhadautu.vn, ông Nguyễn Thanh Lâm – Giám đốc Nghiên cứu Phân tích khối khách hàng cá nhân CTCK Maybank Investment Bank (MSVN) đánh giá, VN-Index giảm liên tiếp từ giữa tháng 7 đến nay cùng với việc khối ngoại quay trở lại mua ròng đã kích hoạt tâm lý bắt đáy trong phiên 2/8.

Phân tích kỹ hơn, ông Lâm thừa nhận đà bán ròng mạnh của khối ngoại trong tháng 5 và 6 đã giảm khi qua đến tháng 7, thậm chí những phiên cuối tháng mua ròng tạo cảm giác giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài cân bằng trở lại. Tuy nhiên, phiên 5/8, nhóm này lại đang bán ròng trở lại cho thấy dòng tiền ngoại chưa trở lại bền vững.

Bên cạnh đó, VN-Index lao dốc mạnh từ giữa tháng 7 nhưng nếu xét từ đầu năm đến nay TTCK Việt Nam vẫn tăng trưởng khoảng 7 – 8%, tốt hơn so với nhiều thị trường khác trong khu vực. Mức giảm của VN-Index trong phiên 5/8 (chưa đến 3%) cũng thấp hơn so với nhiều thị trường khác trên thế giới.

Mặt khác, phiên hồi ngày 2/8 không lấy được tất cả mức giảm phiên 1/8 cho thấy áp lực chốt lời vẫn lớn. Thị trường phái sinh – một trong chỉ báo về tâm lý nhà đầu tư quan trọng đang tạo ra gap âm cho với thị trường cơ sở.

Kết hợp tất cả yếu tố trên, ông Lâm khuyến nghị nhà đầu tư không nên mạo hiểm, cần thận trọng với tỷ trọng cổ phiếu ở mức thấp (dưới 50%) do rủi ro thị trường hiện nay không thấp. Có 2 ngưỡng VN-Index hỗ trợ có thể cân nhắc giải ngân gồm 1.205 điểm và 1.180 điểm.

Trong tháng 8, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp đã được công bố hết nên trong nước sẽ không có thông tin hỗ trợ lớn. Chuyên gia MSVN cho rằng tâm điểm chú ý dồn về thế giới như số liệu kinh tế Mỹ, phát ngôn của Fed về câu chuyện giảm lãi suất, căng thẳng địa chính trị tại Trung Đông. Gần như 100% các tổ chức phân tích dự báo Fed sẽ giảm lãi suất trong tháng 9, 25% trong số đó cho rằng Fed cần cắt giảm lãi suất mạnh tay hơn, mức giảm sẽ tăng lên 50 điểm phần trăm thay vì 25 điểm phần trăm dự báo trước đó. Nhà đầu tư cần theo dõi sát mua bán nước ngoài, tháng 8 giao dịch đã cân bằng hơn chưa.