Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

SPOTLIGHT

Photo

Nóng: Ống hút cổ đại khổng lồ được tìm thấy trong mộ 5.000 tuổi

23/01/2022 06:40

Các nhà nghiên cứu tin rằng ống hút cổ đại được sử dụng để uống bia từ các vò uống chung trong những bữa tiệc tưởng nhớ người đã khuất từ thời cổ xưa.

Lê Trang (theo CNN)
@{ WContent wContent = wContents.get(0); }
@components.block.ContentTitle(wContent)
Đây có thể là bằng chứng lâu đời nhất còn sót lại trên thế giới về việc người xưa đã dùng ống hút để cùng nhau giải quyết cơn khát. Ống hút cổ đại được tìm thấy trong một ngôi mộ cổ, có kích thước ngoại cỡ - và được sử dụng để tiêu thụ một lượng lớn bia.
Đây có thể là bằng chứng lâu đời nhất còn sót lại trên thế giới về việc người xưa đã dùng ống hút để cùng nhau giải quyết cơn khát. Ống hút cổ đại được tìm thấy trong một ngôi mộ cổ, có kích thước ngoại cỡ - và được sử dụng để tiêu thụ một lượng lớn bia.
Những chiếc ống hút bằng vàng và bạc dài khoảng 1,1 mét có niên đại hơn 5.000 năm. Bốn trong số đó được trang trí bằng tượng hình con bò, ngoài ra còn có mảnh kim loại đục lỗ để lọc các tạp chất trong bia.
Những chiếc ống hút bằng vàng và bạc dài khoảng 1,1 mét có niên đại hơn 5.000 năm. Bốn trong số đó được trang trí bằng tượng hình con bò, ngoài ra còn có mảnh kim loại đục lỗ để lọc các tạp chất trong bia.
Các nhà nghiên cứu phát hiện bộ ống hút cùng một vò bia ở Maikop kurgan, một nghĩa trang tiền sử ở phía bắc Caucasus, Nga. Chiếc bình lớn đến mức đủ để chứa lượng bia cho 8 người, mỗi người khoảng 4 lít.
Các nhà nghiên cứu phát hiện bộ ống hút cùng một vò bia ở Maikop kurgan, một nghĩa trang tiền sử ở phía bắc Caucasus, Nga. Chiếc bình lớn đến mức đủ để chứa lượng bia cho 8 người, mỗi người khoảng 4 lít.
Nghĩa trang này được khai quật lần đầu tiên bởi nhà khảo cổ học Nikolai Veselovsky, giáo sư tại Đại học St. Petersburg vào mùa hè năm 1897.
Nghĩa trang này được khai quật lần đầu tiên bởi nhà khảo cổ học Nikolai Veselovsky, giáo sư tại Đại học St. Petersburg vào mùa hè năm 1897.
Bên trong nghĩa trang, Veselovsky tìm thấy những ngôi mộ thuộc về các thành viên thượng lưu trong xã hội thời đồ đồng và hàng trăm đồ vật đặc biệt khác.
Bên trong nghĩa trang, Veselovsky tìm thấy những ngôi mộ thuộc về các thành viên thượng lưu trong xã hội thời đồ đồng và hàng trăm đồ vật đặc biệt khác.
Trong phòng chôn cất lớn nhất là hài cốt của một cá nhân mặc môt bộ quần áo được trang trí lộng lẫy. Hàng trăm hạt cườm, đá quý, vàng, bình gốm, cốc làm từ kim loại quý, vũ khí... được đưa vào đây.
Trong phòng chôn cất lớn nhất là hài cốt của một cá nhân mặc môt bộ quần áo được trang trí lộng lẫy. Hàng trăm hạt cườm, đá quý, vàng, bình gốm, cốc làm từ kim loại quý, vũ khí... được đưa vào đây.
Bộ 8 ống hút bằng vàng và bạc nằm ở bên tay phải hài cốt. Veselovsky nhận định đó là quyền trượng trang trí và lỗ răng cưa ở đầu mỗi ống từng được dùng để gắn đồ trang trí hoặc bờm ngựa.
Bộ 8 ống hút bằng vàng và bạc nằm ở bên tay phải hài cốt. Veselovsky nhận định đó là quyền trượng trang trí và lỗ răng cưa ở đầu mỗi ống từng được dùng để gắn đồ trang trí hoặc bờm ngựa.
Mùa thu năm 1898, Veselovsky chuyển tất cả bảo vật tìm thấy đến bảo tàng Hermitage ở St.Petersburg, và đã giới thiệu bộ sưu tập cho Sa hoàng Nicholas II và gia đình Romanov trong một cuộc triển lãm đặc biệt.
Mùa thu năm 1898, Veselovsky chuyển tất cả bảo vật tìm thấy đến bảo tàng Hermitage ở St.Petersburg, và đã giới thiệu bộ sưu tập cho Sa hoàng Nicholas II và gia đình Romanov trong một cuộc triển lãm đặc biệt.
Trong suốt thập kỷ qua, các nhà khoa học khác vẫn tranh cãi về mục đích thực sự của chiếc "quyền trượng".
Trong suốt thập kỷ qua, các nhà khoa học khác vẫn tranh cãi về mục đích thực sự của chiếc "quyền trượng".
Viktor Trifonov, nhà khảo cổ học ở Viện lịch sử văn hóa vật liệu thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga cho rằng số lượng ống và vị trí đặt bên tay phải hài cốt chứng tỏ chúng có mục đích sử dụng nào đó.
Viktor Trifonov, nhà khảo cổ học ở Viện lịch sử văn hóa vật liệu thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga cho rằng số lượng ống và vị trí đặt bên tay phải hài cốt chứng tỏ chúng có mục đích sử dụng nào đó.
Trifonov cho biết: "Bước ngoặt lớn của nghiên cứu là việc phát hiện ra các hạt lúa mạch trong cặn từ bề mặt bên trong của một trong các ống hút."
Trifonov cho biết: "Bước ngoặt lớn của nghiên cứu là việc phát hiện ra các hạt lúa mạch trong cặn từ bề mặt bên trong của một trong các ống hút."
Mặc dù họ không thể xác nhận rằng bã lúa mạch trong ống hút đã được lên men hay chưa, nhưng có bằng chứng khác trước đó cho thấy họ đang đi đúng hướng.
Mặc dù họ không thể xác nhận rằng bã lúa mạch trong ống hút đã được lên men hay chưa, nhưng có bằng chứng khác trước đó cho thấy họ đang đi đúng hướng.
Bằng chứng lâu đời nhất về việc ống hút được sử dụng nằm trong các hình vẽ ở Iran và Iraq có niên đại từ thiên niên kỷ thứ 5 và thứ 4 trước Công nguyên, cho thấy mọi người sử dụng ống hút để uống từ một bình chung.
Bằng chứng lâu đời nhất về việc ống hút được sử dụng nằm trong các hình vẽ ở Iran và Iraq có niên đại từ thiên niên kỷ thứ 5 và thứ 4 trước Công nguyên, cho thấy mọi người sử dụng ống hút để uống từ một bình chung.
Sử dụng ống hút dài để uống cùng nhau cũng rất phổ biến đối với người Sumer, một nền văn minh Lưỡng Hà sơ khai từ thiên niên kỷ thứ ba trước Công nguyên, theo các tác phẩm nghệ thuật của họ.
Sử dụng ống hút dài để uống cùng nhau cũng rất phổ biến đối với người Sumer, một nền văn minh Lưỡng Hà sơ khai từ thiên niên kỷ thứ ba trước Công nguyên, theo các tác phẩm nghệ thuật của họ.
Ống hút tìm thấy ở Maikop trông rất giống hình minh họa ống hút của người Sumerian. Mặc dù Maikop cách Lưỡng Hà hàng trăm kilomet, điều này chứng tỏ văn hóa dùng ống hút uống chung bình này đã được lan truyền rộng rãi giữa các khu vực.
Ống hút tìm thấy ở Maikop trông rất giống hình minh họa ống hút của người Sumerian. Mặc dù Maikop cách Lưỡng Hà hàng trăm kilomet, điều này chứng tỏ văn hóa dùng ống hút uống chung bình này đã được lan truyền rộng rãi giữa các khu vực.
Trifonov chia sẻ: “Trước khi thực hiện nghiên cứu này, tôi đã không nghĩ rằng trong ngôi mộ tinh hoa nổi tiếng bậc nhất thời kỳ đồ đồng Caucasus, vật phẩm chính không phải là vũ khí hay đồ trang sức, mà là một bộ ống hút uống bia quý giá”.
Trifonov chia sẻ: “Trước khi thực hiện nghiên cứu này, tôi đã không nghĩ rằng trong ngôi mộ tinh hoa nổi tiếng bậc nhất thời kỳ đồ đồng Caucasus, vật phẩm chính không phải là vũ khí hay đồ trang sức, mà là một bộ ống hút uống bia quý giá”.

Bạn có thể quan tâm

"Từ khóa ám ảnh" nhưng vẫn cuốn của truyện audio

"Từ khóa ám ảnh" nhưng vẫn cuốn của truyện audio

"Ngọc nữ bolero" Lily Chen phủ nhận tin đồn trúng số

"Ngọc nữ bolero" Lily Chen phủ nhận tin đồn trúng số

Bất ngờ bộ sưu tập thời trang lấy cảm hứng từ rừng Tà Xùa

Bất ngờ bộ sưu tập thời trang lấy cảm hứng từ rừng Tà Xùa

Bí ẩn hàng ngàn ống khói cổ tích đẹp siêu thực ở Thổ Nhĩ Kỳ

Bí ẩn hàng ngàn ống khói cổ tích đẹp siêu thực ở Thổ Nhĩ Kỳ

Sinh vật sống già nhất hành tinh, tuổi thọ ngang trời đất

Sinh vật sống già nhất hành tinh, tuổi thọ ngang trời đất

Ngôi mộ “độc nhất vô nhị” chứa kho báu hổ phách 3.500 năm

Ngôi mộ “độc nhất vô nhị” chứa kho báu hổ phách 3.500 năm

Cá thể gấu ngựa được cứu hộ thành công... loài trong Sách Đỏ

Cá thể gấu ngựa được cứu hộ thành công... loài trong Sách Đỏ

Dùng AI giải mã cuộn giấy Biển Chết, lịch sử phải viết lại?

Dùng AI giải mã cuộn giấy Biển Chết, lịch sử phải viết lại?

Phát hiện hộp sọ 16 triệu năm, quái vật sông Amazon lộ diện

Phát hiện hộp sọ 16 triệu năm, quái vật sông Amazon lộ diện

Lý Nhã Kỳ khoe vẻ đẹp gợi cảm giữa cảnh sắc Hạ Long

Lý Nhã Kỳ khoe vẻ đẹp gợi cảm giữa cảnh sắc Hạ Long

Độc đáo bánh xíu páo chỉ 5.000 đồng tuyệt ngon ở Nam Định

Độc đáo bánh xíu páo chỉ 5.000 đồng tuyệt ngon ở Nam Định

Đặc sản Mộc Châu ngon nức tiếng ăn là nghiền

Đặc sản Mộc Châu ngon nức tiếng ăn là nghiền

Top tin bài hot nhất

Loài côn trùng tưởng đã tuyệt chủng bỗng tái xuất thần kỳ

Loài côn trùng tưởng đã tuyệt chủng bỗng tái xuất thần kỳ

08/07/2025 06:40
Dự đoán ngày mới 9/7/2025 cho 12 con giáp: Tuất sáng tạo

Dự đoán ngày mới 9/7/2025 cho 12 con giáp: Tuất sáng tạo

08/07/2025 07:34
Trận chiến định mệnh giữa Carthage với đế quốc La Mã

Trận chiến định mệnh giữa Carthage với đế quốc La Mã

08/07/2025 12:25
Hé lộ nhạc cụ làm từ mai rùa của người Mỹ cổ xưa

Hé lộ nhạc cụ làm từ mai rùa của người Mỹ cổ xưa

08/07/2025 07:12
Từ tháng 7 đến Tết: 3 con giáp vượng tài khó tin

Từ tháng 7 đến Tết: 3 con giáp vượng tài khó tin

08/07/2025 08:00

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: 70 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: 54 Phạm Huy Thông, phường 7, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

Powered by ePi Technologies

DMCA.com Protection Status