Nơi nhiều phụ nữ đẹp nhất, mà 1 anh có thể lấy... 10 vợ

(Kiến Thức) - Trên thực tế, nhiều phụ nữ ở đất nước Latvia rất xinh đẹp, có học thức nhưng vì rất khó để tìm được một người đàn ông tương xứng, họ đành hạ tiêu chuẩn tuyển chồng của mình xuống nhiều lần.

Nằm trên bờ biển Baltic, đất nước Latvia nổi tiếng là một đất nước có phong cảnh đẹp với nhiều công trình lịch sử, văn hóa.
Bên cạnh đó, nơi đây cũng hấp dẫn khách du lịch tứ phương, đặc biệt là những du khách nam nhờ danh hiệu "đất nước có nhiều phụ nữ đẹp nhất thế giới".
Theo tìm hiểu, phụ nữ Latvia rất xinh đẹp, quyến rũ, hơn nữa lại có tính cách vừa phóng khoáng vừa dịu dàng. Đặc biệt, tiêu chuẩn kén chồng của phụ nữ Latvia rất thấp.
Noi nhieu phu nu dep nhat, ma 1 anh co the lay... 10 vo
 
Điều này được lý giải là do chênh lệch giới tính nam - nữ ở Latvia cực cao. Tại đất nước này, số lượng đàn ông ít hơn nhiều so với phụ nữ.
Đến mức, vào năm 2007, chính quyền Latvia thậm chí phải thông qua luật hôn nhân mới, cho phép một người đàn ông Latvia có thể cưới 10 vợ.
Sau khi đạo luật này được thông qua, đã gây xôn xao dư luận thế giới suốt một thời gian. Nhiều người đàn ông cho rằng, Latvia thực sự là thiên đường dành cho họ.

Mời quý vị xem video: Top 10 quốc gia giàu có nhất thế giới năm 2018

Tìm hiểu sâu hơn về nguyên nhân dẫn tới tỷ lệ chênh lệch giới tính giữa nam và nữ cao đột biến ở Latvia, có nhiều nguyên nhân, tuy nhiên nguyên nhân chính là do Thế chiến II. Trong thời điểm này, đàn ông buộc phải ra chiến trường, hoàn thành nghĩa vụ quân sự, đàn bà được ở nhà. Trên chiến trường khốc liệt, không mấy ai đi mà còn cơ hội trở về.
Đặc biệt, khi chiến tranh bùng nổ diện rộng, số lượng những người đàn ông Latvia chết trận cũng tăng nhanh theo cấp số nhân, giảm cực mạnh. Theo thông kê, từ đó đến nay, tỉ lệ chêch lệch nam nữ ở Latvia vẫn chưa thể khôi phục sự cân bằng.
Noi nhieu phu nu dep nhat, ma 1 anh co the lay... 10 vo-Hinh-2
 
Sự mất cân đối này ảnh hưởng trực tiếp đến chuyện hôn nhân đại sự của những phụ nữ trẻ ở Latvia. Trên thực tế, nhiều người phụ nữ Latvia xinh đẹp, có học thức nhưng vì rất khó để tìm được một người đàn ông tương xứng, họ đành hạ tiêu chuẩn tuyển chồng của mình xuống nhiều lần.
Những năm gần đây, nắm bắt được tâm lý của nhiều phụ nữ Latvia, vô số các trang web hẹn hò và trung tâm mai mối quốc tế đã được mở ra và phát triển mạnh, đem đến nhiều cơ hội hơn trong việc tuyển chồng cho phụ nữ Latvia.
Mặc dù vậy, hiện tượng này cũng không hẳn là tốt. Quá nhiều trung tâm mai mối, trang web hẹn hò được mở ra khiến chính quyền khó kiểm soát. Dẫn tới việc, nhiều phụ nữ trẻ ở Latvia đã bị lừa bán ra nước ngoài, chịu cảnh khổ sở chẳng khác nào đày ải trong những cuộc hôn nhân ép buộc. Tệ hơn họ còn có thể bị ép phải tham gia đóng phim người lớn.

Đi ăn xin nhưng có ô tô riêng, người đàn ông bị 'ném đá' dữ dội

Một người ăn xin ở thành phố Bogor, Tây Java, Indonesia đang thu hút sự chú ý của dân tình sau khi bức ảnh ông này mở cửa xe ô tô của mình được chia sẻ nhiều trên mạng xã hội hôm 19/3.

Người đứng đầu Cơ quan Trật tự Công cộng Bogor, Herry Karnadi cho biết người đàn ông này tên là Abah và thường được ăn xin tại một ngã tư gần Lotte Mart trên đường Jl. KH Abdullah Bin Nuh ở quận Tanah Sareal, thành phố Bogor. “Đó là sự thật, ông ta có một chiếc xe hơi”, ông Herry cho hay.
Di an xin nhung co o to rieng, nguoi dan ong bi 'nem da' du doi
Người đàn ông chuyên đi ăn xin lại sở hữu hẳn một xe hơi riêng. 

“Cô bé rừng xanh” sống chung ĐVHD 10 năm giờ ra sao?

(Kiến Thức) - "Cô bé rừng xanh" Tippi Degré đến từ Pháp nổi tiếng vì có 10 năm đầu đời gắn liền với các loại động vật hoang dã ở châu Phi giờ đây đã có cuộc sống khác hơn xưa.

“Co be rung xanh” song chung DVHD 10 nam gio ra sao?
 Có lẽ bất kỳ ai cũng sẽ vẫn còn ấn tượng về câu chuyện của "cô bé rừng xanh" Tippi Degré, có 10 năm chung sống với các loài động vật hoang dã ở châu Phi. Tippi Degré sinh năm 1990, là con gái độc nhất của cặp vợ chồng nhiếp ảnh gia Alain Degré và Sylvie Robert, chuyên chụp ảnh động vật hoang dã tại Namibia. 

Đất nước kỳ lạ, nơi phụ nữ thoải mái tắm tiên và sự thực “dị”...

(Kiến Thức) - Đối với người dân ở đất nước Nepal, tắm ngoài trời đã trở thành một thói quen, được hình thành từ khi thơ bé. Những người phụ nữ Nepal cũng sẽ không vì thế mà cảm thấy xấu hổ.

Nằm ở chân phía Nam của dãy Himalaya, đất nước Nepal là một đất nước 80% người dân làm nông nghiệp. Có nền kinh tế tụt lại phía sau thế giới trong nhiều thập kỷ, đây cũng là quốc gia duy nhất không có đèn giao thông trên khắp đất nước.

Phương tiện giao thông chính ở đất nước Nepal là xe ngựa, xe bò, người dân địa phương cũng thoải mái, cởi mở, thậm chí, phụ nữ có thể "tắm tiên" - tắm ngoài trời mà không hề ngại ngần hay xấu hổ.

Dat nuoc ky la, noi phu nu thoai mai tam tien va su thuc
 

Tập tục sinh hoạt này của phụ nữ Nepal khiến nhiều người vô cùng ngạc nhiên, đặc biệt là các du khách. Họ cảm thấy khó hiểu và ngượng ngùng khi nhìn thấy những phụ nữ thoải mái tắm ngoài trời tại những con sông, con suối, thác nước. Tuy nhiên, đối với người dân nơi đây, tắm ngoài trời đã trở thành một thói quen, được hình thành từ khi thơ bé. Những người phụ nữ Nepal cũng sẽ không vì thế mà cảm thấy xấu hổ.

Mời quý vị xem video: Bí ẩn vùng đất thiêng cấm phụ nữ, trẻ em và động vật giống cái lui tới. Nguồn video: Vietnamnet

Nhiều người nghĩ rằng phụ nữ Nepal có thể thoải mái tắm ngoài trời mà không gặp bất cứ sự chỉ trích nào, có lẽ họ sẽ rất sung sướng và được tôn trọng. Thế nhưng, đáng buồn là phụ nữ Nepal không hề sung sướng như nhiều người vẫn nghĩ. Họ vẫn bị phân biệt đối xử, đặc biệt là trong kỳ kinh nguyệt.

Dat nuoc ky la, noi phu nu thoai mai tam tien va su thuc
 

Theo tìm hiểu, vì cho rằng kinh nguyệt của phụ nữ là thứ máu dơ bẩn, nên tất cả những phụ nữ Nepal khi đến tháng đều không được phép ngủ trong nhà, phải ra ở riêng trong một túp lều hoang vắng. Họ cũng không được chạm vào cây cối hay vật nuôi vì người ta cho rằng điều đó sẽ làm cây chết và những con vật đau ốm. Vì hủ tục này, nhiều cô gái Nepal đã phải sống điều kiện thiếu thốn, bẩn thỉu, chật chội, nhiều rủi ro. Có người còn thiệt mạng vì nhiễm trùng máu.

Vào năm 2015, tòa án tối cao ở Nepal đã quyết định cấm hủ tục này. Tuy nhiên, tại các vùng nông thôn, vùng núi, mọi thứ chuyển biến hết sức chậm chạp.