Nội dung tối hậu thư Nga gửi “những binh sĩ cuối cùng” của Ukraine

Nga kêu gọi các lực lượng Ukraine "ngay lập tức" hạ vũ khí và đưa ra một tối hậu thư nêu thời hạn để binh sĩ bảo vệ thành phố cảng Mariupol đầu hàng.

"Chúng tôi một lần nữa kêu gọi chính quyền Kiev giải thích lý do và đưa ra mệnh lệnh cho các máy bay chiến đấu ngừng hành động phản kháng vô nghĩa", Bộ Quốc phòng Nga cho biết trong một tuyên bố. "Tuy nhiên, hiểu rằng họ sẽ không nhận được chỉ thị và mệnh lệnh như vậy từ chính quyền Kiev, do đó chúng tôi kêu gọi các binh sĩ tự nguyện hạ vũ khí. Tất cả những người buông súng sẽ được đảm bảo sự sống sót".
Quân đội Nga cũng đề nghị binh sĩ Ukraine và lính đánh thuê nước ngoài đang cố thủ trong nhà máy Azovstal ở Mariupol đầu hàng vào chiều 19/4, Đại tá Mikhail Mizintsev, người đứng đầu Trung tâm Kiểm soát Quốc phòng Quốc gia thuộc Bộ Quốc phòng Nga, cho biết.
"Trước tình hình thảm khốc đã xảy ra tại nhà máy luyện kim Azovstal, dựa trên nguyên tắc nhân đạo, lực lượng vũ trang Nga một lần nữa đề nghị các binh sĩ tiểu đoàn dân tộc chủ nghĩa và lính đánh thuê nước ngoài ngừng hành động, hạ vũ khí từ 12h00 theo giờ Moscow (09h00 GMT) ngày 19/4/2022", ông Mizintsev tuyên bố.
Cũng theo ông Mizintsev, quá trình này bao gồm liên lạc trực tiếp giữa hai phía Nga và Ukraine bắt đầu từ 10h00 GMT. Trong khi đó, quan chức Nga nói rằng quá trình đầu hàng sẽ kéo dài hai giờ và bắt đầu lúc 11h GMT khi các binh sĩ rời nhà máy Azovstal mà không có vũ khí.
Noi dung toi hau thu Nga gui “nhung binh si cuoi cung” cua Ukraine
Những người lính Nga đi bộ dọc theo một con phố ở Mariupol, vào ngày 12 tháng 4 năm 2022. (Alexander Nemenov / AFP) 
Cảnh báo hôm 19/4 của Bộ Quốc phòng Nga được đưa ra sau khi Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố một ngày trước đó về sự bắt đầu một cuộc tấn công mới của Moscow, tập trung vào phía đông của quốc gia thuộc Liên Xô cũ. 
Trong tuyên bố của Bộ Quốc phòng Nga không đề cập trực tiếp đến cuộc tấn công mới nói trên. Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu, các lực lượng của ông đang "từng bước thực hiện kế hoạch giải phóng" miền đông Ukraine. "Chúng tôi đang thực hiện các biện pháp để khôi phục cuộc sống hòa bình", ông Shoigu phát biểu trong cuộc họp trên truyền hình với các chỉ huy quân đội Nga.
Đây không phải lần đầu Nga đưa ra tối hậu thư cho các lực lượng Ukraine đang cố thủ bên trong Azovstal. Trước đó, hôm 17/4, phía Kiev tuyên bố các binh sĩ của họ tại Mariupol đã phớt lờ yêu cầu đầu hàng và sẽ tiếp tục chiến đấu.
 Myhailo Vershynin, cảnh sát trưởng tuần tra Mariupol, nói với CNN rằng, những binh sĩ bên trong "sẵn sàng cho sự kháng cự quyết liệt"."Họ biết số phận của họ có thể ra sao nhưng không ai có định từ bỏ. Người Nga đề nghị cho chúng tôi một 'hành lang nhân đạo', muốn chúng tôi rời đi mà không có vũ khí, qua các điểm lọc và sau đó đầu hàng", Vershynin nói. "Không ai đồng ý với điều này. Không ai rời đi mà không có vũ khí".

Cựu Tổng thống Séc: Sự quan tâm Ukraine của phương Tây là “vỏ bọc“

Cựu Tổng thống Cộng hòa Séc cho rằng sự quan tâm mà phương Tây dành cho Ukraine được xây dựng trên một nền tảng nông cạn, xuất phát từ sự căm ghét nước Nga.

"Chiến sự ở Ukraine đã diễn ra được bảy tuần rồi. Mọi người đang chết dần", cựu Tổng thống Cộng hòa Séc Vaclav Klaus, viết trên trang tin tức iDNES gần đây. "Tuy nhiên, không có cuộc đàm phán hòa bình nghiêm túc nào được diễn ra. Ngược lại, thay vì kêu gọi các cuộc đàm phán như vậy, chúng ta chỉ đang nghe về các chiến hạm hay sự gia tăng cung cấp vũ khí hiện đại cho Ukraine".
Ông Vaclav Klaus lãnh đạo Cộng hòa Séc từ năm 2003 đến năm 2013 và từng đảm đương cương vị Thủ tướng trong hai nhiệm kỳ, đặt ra nghi ngờ về việc "cuộc xung đột hiện tại liệu có chỉ giới hạn ở Nga và Ukraine hay không". "Đó có thực sự là một cuộc xung đột giữa phương Tây và Nga, trong đó Ukraine 'không may' là 'đối tượng thích hợp'?", Klaus viết.

Ám ảnh lời kể nhân chứng trong khu cách ly ở Thượng Hải

Ngủ cạnh hàng ngàn người lạ trong "chiếc cũi" dưới ánh đèn sáng 24/24 là một trong những điều bất cập tồn tại bên trong một cơ sở cách ly tại Thượng Hải.

Dưới ngọn đèn chưa khi nào được tắt, Bei Bei, 30 tuổi, một nữ nhân viên bất động sản đang loay hoay vì chưa tìm được chỗ tắm. Ngày 12/4 vừa qua, sau 10 ngày bị "cô lập" ở nhà vì nhận kết quả dương tính với COVID-19, Bei Bei cùng chồng được yêu cầu cách ly tập trung, để lại đứa con gái hai tuổi cho ông ngoại.
Nơi cô và chồng tới cách ly là Trung tâm Hội nghị & Triển lãm quốc gia ở Thượng Hải, có diện tích rộng tới 420.000 m2, được biết đến là nơi diễn ra triển lãm ô tô lớn nhất thế giới. Thế nhưng, khi trở thành khu cách ly tập trung với sức chứa 50.000 giường bệnh, nó bị phàn nàn rất nhiều, như mái nhà dột nát, thiếu thực phẩm hay các vấn đề khác. "Đèn sáng suốt đêm nên thật khó để đi vào giấc ngủ", Beibei nói. "Chúng tôi chưa tìm được nơi có vòi nước nóng để tắm. Phòng tắm cũng không sạch lắm. Rất nhiều người sử dụng chúng, trong khi đó các tình nguyện viên hoặc nhân viên vệ sinh lại không thể dọn dẹp kịp".

“Săn” những “quái vật hồ Loch Ness” ở Nga

Một số hồ nước ở Nga được cho là nơi trú ngụ của những con "quái vật" bị đồn là khát máu hơn nhiều so họ hàng ở Scotland, theo Russia Beyond.

"Ác quỷ" Labynkyr
"Một con quái vật khổng lồ hung hãn với cái miệng to chứa đầy răng sắc nhọn" là cách người Yakut và Evenk mô tả về "con ác quỷ" sống ở hồ Labynkyr, miền Viễn Đông nước Nga.