Nợ xấu nhóm 2 tăng, Sacombank tiềm ẩn rủi ro tín dụng trong quý tới

(Kiến Thức) - Nợ xấu nhóm 2 của Sacombank tăng vọt 82% dẫn đến tỷ lệ nợ quá hạn tăng lên 2,46%. Điều này tiềm ẩn rủi ro tín dụng trong quý tới. 

Theo báo cáo phân tích của Chứng khoán Sài Gòn (SSI) về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank, STB), nợ xấu nhóm 2 tăng vọt 82% dẫn đến tỷ lệ nợ quá hạn tăng lên 2,46%. Điều này tiềm ẩn rủi ro tín dụng trong quý tới. 

Tiến độ khả quan từ xử lý các khoản tài sản có vấn đề 

Sacombank đã công bố kết quả kinh doanh trong quý 1/2020, với tổng thu nhập hoạt động tăng 9,6% so cùng kỳ và lợi nhuận trước thuế giảm 6,9%. 

Mặc dù ở mức thấp hơn nhiều so với quý 1/2019 (5,6%), tăng trưởng tín dụng quý 1/2020 ở mức khá 3,5% và cao hơn so với toàn hệ thống (1,3%). 

Tuy nhiên, thu nhập ngoài lãi tăng trưởng chậm và 303 tỷ đồng chi phí dự phòng các khoản phải thu liên quan đến tài sản có vấn đề đã kéo giảm tăng trưởng lợi nhuận ròng. 

No xau nhom 2 tang, Sacombank tiem an rui ro tin dung trong quy toi
 Một số chỉ tiêu tài chính của Sacombank

Trên bảng cân đối kế toán, tín hiệu tích cực đến từ việc xử lý các khoản tài sản có vấn đề với các khoản phải thu và lãi dự thu đã giảm lần lượt 1,7 nghìn tỷ đồng và 713 tỷ đồng. Ngân hàng cũng đã thanh lý khoảng 1 nghìn tỷ đồng trái phiếu VAMC trong giai đoạn này. 

Tỷ lệ nợ quá hạn đã tăng lên tới 2,46% và tỷ lệ dự phòng bao nợ xấu đã giảm xuống còn 68,2% (từ 69,3% vào cuối năm 2019). 

Thu nhập lãi thuần trong kỳ của Sacombank đạt 2,84 nghìn tỷ đồng, tăng 15,5%, do tài sản sinh lãi tăng 16,9% và chênh lệch lãi suất giảm 38 điểm phần trăm. 

Lợi suất tài sản trung bình của ngân hàng giảm 12 điểm phần trăm xuống 9,31% mặc dù lợi suất cho vay trung bình tăng 3 điểm phần trăm. 

Về huy động, chi phí huy động tăng 26 điểm phần trăm do lãi suất tiền gửi khách hàng và lãi suất giấy tờ có giá đều tăng. 

Nhìn chung, NIM trong quý 1/2020 đã giảm 4 điểm phần trăm xuống 3,11% do chênh lệch lãi suất giảm 38 điểm phần trăm được bù đắp một phần bởi LDR tăng từ 70% đến 74%. 

Tất cả nguồn thu nhập ngoài lãi đều tăng trưởng chậm dần, ngoại trừ kinh doanh ngoại hối (106%).

Thu nhập từ phí và hoa hồng tăng 12,3% so với hơn 18% trong bốn quý vừa qua. 

Thu nhập khác, phần lớn đến từ thu hồi nợ xấu đã xóa, đã giảm từ 304 tỷ đồng trong quý1/2019 xuống còn 71 tỷ đồng trong quý 1/2020. Sự sụt giảm này là do điều kiện thị trường trong 3 tháng qua kém thuận lợi đối với mảng thu hồi nợ xấu, và cũng như khó khăn trong việc tổ chức bán đấu giá tài sản thế chấp. 

No xau nhom 2 tang, Sacombank tiem an rui ro tin dung trong quy toi-Hinh-2
 

Rủi ro tín dụng tiềm ẩn trong quý tới 

Tỷ lệ nợ xấu của Sacombank đã tăng từ 1,94% vào cuối năm 2019 lên 1,97% vào cuối quý 1/2020. SSI lưu ý rằng không có khoản thu nhập từ nợ xấu đã xóa trong giai đoạn này. Do đó, tỷ lệ nợ xấu tăng nhẹ chưa phải là quá đáng lo ngại. 

Tỷ lệ dự phòng bao nợ xấu giảm xuống còn 68,2% (từ 69,3% vào cuối năm 2019). Tuy nhiên, các khoản nợ xấu Nhóm 2 tăng vọt 82% từ 826 tỷ đồng lên 1,5 nghìn tỷ đồng, dẫn đến tỷ lệ nợ quá hạn tăng lên 2,46% (từ 2,22% vào cuối năm 2019). 

Điều này tiềm ẩn rủi ro tín dụng trong quý tới. 

Điểm nổi bật nhất trong quý 1/2020 của Sacombank là việc xử lý tài sản có vấn đề. Các khoản phải thu và lãi dự thu giảm 1,7 nghìn tỷ đồng và 713 tỷ đồng. Ngân hàng cũng đã thanh lý khoảng 1 nghìn tỷ đồng trái phiếu VAMC trong kỳ. Tỷ lệ tài sản có vấn đề trên tổng tài sản giảm xuống 12,6% từ mức 13,5% vào cuối năm 2019. 

Liên quan đến Khu công nghiệp Phong Phú, Sacombank đang chờ kết luận của thanh tra, cũng như quyết định cuối cùng của Ủy ban nhân dân TP.HCM. 

SSI duy trì quan điểm đây vẫn chưa phải là thời điểm thích hợp để mua cổ phiếu STB. Do số dư tài sản có vấn đề là 55,7 nghìn tỷ đồng, SSI cho rằng Sacombank vẫn cần ít nhất 2 năm để xử lý hết, giả định điều kiện thị trường thuận lợi. 

Đối với Sacombank, rủi ro nợ xấu tăng là rõ ràng do tác động từ Covid-19. Các tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của Sacombank cũng có thể làm chậm quá trình xử lý tài sản có vấn đề do hạn chế về nguồn lực. 

Ngân hàng đặt kế hoạch tăng trưởng lợi nhuận trước thuế năm 2020 là 20% nhưng có thể điều chỉnh giảm sau nửa đầu năm 2020 để phản ánh tác động của đại dịch. 

Vợ phó tổng Sacombank Phan Quốc Huỳnh “mua chui' cổ phiếu STB, bị phạt gì?

(Kiến Thức) - Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) xử phạt 20 triệu đồng đối với vợ phó tổng Sacombank Phan Quốc Huỳnh do có hành vi giao dịch 'chui' cổ phiếu STB.

Mới đây, Thanh tra UBCKNN đã thông báo quyết định xử phạt 20 triệu đồng đối với bà Trần Thị Xuân (Địa chỉ: N04, đường Trung Kính, tổ 64, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội) về hành vi không báo cáo dự kiến giao dịch cổ phiếu.
Vo pho tong Sacombank Phan Quoc Huynh “mua chui' co phieu STB, bi phat gi?
Trụ sở Sacombank tại TP HCM. (Ảnh: Baodatviet)
Mức phạt được đưa ra căn cứ theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 3, Điểm d Khoản 4 và Khoản 6 Điều 27 Nghị định số 108/2013/NĐ-CP ngày 23/9/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Theo đó, bà Trần Thị Xuân đã mua 14.000 cổ phiếu STB và bán 14.000 cổ phiếu STB từ ngày 21/8/2019 đến ngày 27/8/2019, tiếp đó ngày 2/9/2019, bà Xuân mua 20.000 cổ phiếu STB nhưng không báo cáo UBCKNN, Sở giao dịch chứng khoán TP HCM về việc dự kiến giao dịch.
Được biết, bà Xuân là vợ của ông Phan Quốc Huỳnh - Phó Tổng giám đốc Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank, mã: STB). Ngoài chức vụ trên, ông Huỳnh còn là Chủ tịch HĐQT của Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (UpCOM: SBS) và Công ty kiều hối Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (SBR).
>>> Xem thêm video: Phạt vi phạm chứng khoán 3 tỷ đồng vẫn còn nhẹ?
(Nguồn: VTC)
Trước đó, UBCKNN cũng ban hành quyết định xử phạt đối với ông Nguyễn Thiện Tuấn (Địa chỉ: B11/11 Trung tâm đô thị Chí Linh, phường Nguyễn An Ninh, thành phố Vũng Tàu) do báo cáo không đúng thời hạn về kết quả thực hiện giao dịch với mức phạt là 22,5 triệu đồng.
Cụ thể, ông Tuấn là Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty cổ phần Đầu tư và phát triển xây dựng (mã chứng khoán: DIG) đã mua 500.000 cổ phiếu DIG từ ngày 06/6/2019 đến ngày 20/6/2019. Tuy nhiên, ngày 02/7/2019, Sở giao dịch chứng khoán TP HCM mới nhận được báo cáo kết quả giao dịch của ông Tuấn.

Nữ sinh lớp 8 ở Nghệ An nhảy xuống sông trong đêm

(Kiến Thức) - Một nữ sinh học lớp 8 ở Nghệ An nói với gia đình đi mượn sách nhà bạn, sau đó bỏ lại đôi dép và xe đạp điện trên cầu rồi nhảy xuống sông trong đêm.

Trao đổi với PV Kiến Thức, ông Thái Văn An - Chủ tịch xã Ngọc Sơn, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An cho biết lực lượng chức năng đã tìm thấy thi thể nữ sinh lớp 8 nhảy cầu trong đêm trên địa bàn.
Nu sinh lop 8 o Nghe An nhay xuong song trong dem
Cầu Rộ, nơi nghi nữ sinh Th. nhảy xuống sông. (Ảnh: Báo Nghệ An)
Theo đó, nữ sinh nhảy cầu được xác định là Bùi Thị Hoài Th. (SN 2006, trú tại xã Xuân Tường, huyện Thanh Chương, Nghệ An). Hiện đang học lớp 8 trên địa bàn tỉnh.
Ông An cho biết, “gia đình nữ sinh Th. có hoàn cảnh khó khăn, mẹ nữ sinh Th. vừa chữa bệnh ung thư về, bố đang đi lao động xuất khẩu ở nước ngoài”.

Sacombank muốn bán toàn bộ 81,5 triệu cổ phiếu quỹ

Hội đồng quản trị Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) vừa có nghị quyết thống nhất chủ trương bán toàn bộ 81.562.287 cổ phiếu quỹ đang nắm giữ, tương đương 4,33% vốn điều lệ.

Ngân hàng Sacombank cho biết quyết định này dựa theo Đề án tái cơ cấu Sacombank sau khi sáp nhập đã được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận. Nghị quyết cũng giao Hội đồng quản trị chỉ đạo ban điều hành xây dựng hồ sơ và triển khai thực hiện việc bán toàn bộ số cổ phiếu quỹ nêu trên.
Sacombank muốn bán hơn 81,5 triệu cổ phiếu quỹ.
Sacombank muốn bán hơn 81,5 triệu cổ phiếu quỹ.