Nổ súng tại khu mua sắm thành phố New York

Ngày 26/11, một vụ nổ súng đã xảy ra tại một trung tâm mua sắm ở khu vực Middletown, thành phố New York (Mỹ) khiến ít nhất 2 người bị thương.

Đài truyền hình địa phương WPIX dẫn lời nhiều nhân chứng cho biết vụ nổ súng tại New York xảy ra trong một cửa hàng của hãng thời trang American Eagle thuộc khu mua sắm "Galleria at Crystal Run". Khu vực này đã bị phong tỏa ngay sau khi vụ việc xảy ra.
Hiện vẫn chưa có thông tin chi tiết về vụ nổ súng khiến ít nhất 2 người bị thương vừa qua.
No sung tai khu mua sam thanh pho New York
Cảnh sát tại hiện trường vụ nổ súng. Ảnh: nbcnewyork.com 
Nước Mỹ đang trong những ngày tưng bừng mua sắm cuối năm, bắt đầu từ ngày Lễ Tạ ơn (23/11) đến ngày "Cyber Monday" (27/11).
Theo một khảo sát của Hiệp hội Bán lẻ quốc gia Mỹ, khoảng 69% số người Mỹ, tức 164 triệu người, dự định mua sắm trong khoảng 5 ngày này, trong đó ngày "Black Friday" (24/11) được kỳ vọng nhất.
Thực tế này cũng đặt ra thách thức an ninh không nhỏ đối với lực lượng an ninh sở tại.

Nổ súng liên tiếp tại Mỹ, 8 người thiệt mạng

Một tay súng bắn chết 7 người trong một ngôi nhà ở vùng ngoại ô Plano, phía Bắc thành phố Dallas, Mỹ trước khi bị cảnh sát bắn chết tại hiện trường.

Giới chức địa phương đã xác nhận thông tin về vụ nổ súng liên tiếp tại Mỹ tối 10/9 (giờ địa phương). Hiện chưa rõ mối quan hệ giữa đối tượng tình nghi và các nạn nhân trong vụ nổ súng này.

Khám phá trường Đại học hạt nhân “bí mật” của Nga

(Kiến Thức) - Hãng thông tấn Sputnik đăng tải loạt ảnh hiếm trong trường Đại học nghiên cứu hạt nhân quốc gia MEPhI, nhân dịp kỷ niệm 75 năm ngày thành lập ngôi trường này.

Kham pha truong Dai hoc hat nhan “bi mat” cua Nga
 Theo Sputnik, Viện Kỹ thuật đạn dược Moscow, tiền thân của Đại học nghiên cứu hạt nhân quốc gia MEPhI, đã tồn tại bí mật suốt nhiều năm. Việc chụp ảnh bên trong ngôi trường này vốn dĩ bị cấm. Ảnh: Mô hình lò phản ứng hạt nhân MRR-2000 tại trường MEPhI ngày 26/5/1967. Ảnh: Sputnik.

Kham pha truong Dai hoc hat nhan “bi mat” cua Nga-Hinh-2
Được biết, nhiều người làm việc tại đây được cho là từng tham gia dự án hạt nhân của Liên Xô cũ. Ảnh: Các nhân viên MEPhI điều chỉnh một dụng cụ đo nhiệt lượng ion hóa nặng 40 tấn năm 1964. Ảnh: Sputnik. 

Kham pha truong Dai hoc hat nhan “bi mat” cua Nga-Hinh-3
Năm 1977, các nhà nghiên cứu của Đại học MEPhI đã phát triển kính thiên văn tia gamma cỡ nhỏ Yelena-F và nó được đưa vào hoạt động năm 1979. Ảnh: Sputnik. 

Kham pha truong Dai hoc hat nhan “bi mat” cua Nga-Hinh-4
 Phó Giáo sư A. Polyakov (ngoài cùng bên trái) thuộc Khoa Vật lý Hạt nhân kích hoạt một thiết bị được thiết kế cho Cuba trước sự chứng kiến của các nhà lãnh đạo Cuba năm 1968. Ảnh: Sputnik.

Kham pha truong Dai hoc hat nhan “bi mat” cua Nga-Hinh-5
Gabriel Aleksakov, một nhà nghiên cứu của MEPhI, giới thiệu bộ đài truyền hình Malakhit do ông phát triển cho nhà thám hiểm Liên Xô Ernst Krenkel năm 1964. Ảnh: Sputnik. 

Kham pha truong Dai hoc hat nhan “bi mat” cua Nga-Hinh-6
Máy điện toán cá nhân AVK-6. Thiết bị này do phát triển tại phòng thiết kế tự động hóa (SDB-A) của trường thiết kế năm 1976. Ảnh: Sputnik. 

Kham pha truong Dai hoc hat nhan “bi mat” cua Nga-Hinh-7
 Máy điện toán kỹ thuật số do một đội thuộc phòng thí nghiệm NIS-1, dưới sự chỉ dẫn của giáo sư F. Mayorov, chế tạo. Ảnh: Sputnik.

Kham pha truong Dai hoc hat nhan “bi mat” cua Nga-Hinh-8
 Nikolai Basov, nhà khoa học đã giành giải thưởng Nobel Vật lý, cùng các sinh viên của trường MEPhI vào những năm 1960. Ảnh: Sputnik.

Kham pha truong Dai hoc hat nhan “bi mat” cua Nga-Hinh-9
 Thiết bị này được phát triển và lắp ráp vào năm 1971. Nó được sử dụng để đo các thông số thủy văn vật lý của đại dương. Ảnh: Sputnik.

Kham pha truong Dai hoc hat nhan “bi mat” cua Nga-Hinh-10
 Các sinh viên năm nhất của trường MEPhI cần phải tuyên thệ, đi qua "ngưỡng kiến thức" và chạm vào một vật thể tượng trưng cho lĩnh vực chuyên ngành của họ. Đây là truyền thống của MEPhI và cũng là để thể hiện sự gắn kết của các sinh viên ngôi trường này. Ảnh: Sputnik.