Nỗ lực giải cứu “kỳ lân châu Á” ở Việt Nam

Tại Việt Nam, trong nỗ lực bảo tồn sao la - “kỳ lân châu Á”, các chuyên gia đã sử dụng từ các phương pháp thủ công truyền thống đến công nghệ tiên tiến nhất.

Tuần rừng phá bẫy, bảo vệ sao la
Sao la - “kỳ lân châu Á” là loài thú lớn cổ đại được phát hiện gần đây nhất. Từ lần đầu tiên được nhìn thấy tại Vườn quốc gia Vũ Quang (Nghệ An) vào tháng 5/1992 đến nay, loài vật này chỉ xuất hiện thêm vài lần. Năm 2006, Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) xác định tình trạng loài sao la ở mức “cực kỳ nguy cấp”.
“Số lượng cá thể sao la còn lại hiện vẫn chưa được xác định chính xác, nhưng chắc chắn là rất ít” - thạc sỹ (ThS) Lương Việt Hùng - quản lý hợp phần các khu bảo tồn sao la ở Trung Trường Sơn, dự án CarBi của Quỹ Quốc tế bảo tồn thiên nhiên (WWF) tại Việt Nam - cho biết.
No luc giai cuu “ky lan chau A” o Viet Nam
Một cá thể sao la được phát hiện năm 1998 tại Vườn quốc gia Pù Mát, Nghệ An. Ảnh: WWF - David Hulse 
Với dải phân bố hẹp như dãy Trường Sơn, môi trường gần quốc lộ, đông dân cư khiến sao la bị nạn săn trộm đe dọa. “Tuy không phải mục tiêu chính của bọn săn trộm nhưng sao la vô tình trở thành nạn nhân khi mắc bẫy dùng để bắt các loài động vật khác ở vùng Trung Trường Sơn” - TS Văn Ngọc Thịnh - Giám đốc WWF Việt Nam - khẳng định.
TS Thịnh và ThS Hùng là những người may mắn được tận mắt trông thấy sao la, nhưng kỷ niệm đó đều là nốt buồn của người làm bảo tồn. “Sao la mẹ mắc bẫy chết, chúng tôi được giao nhiệm vụ chăm sóc sao la non. Không biết sao la ăn lá gì nên chúng tôi hái rất nhiều loại lá rừng. Khi đó, sao la non chỉ ăn lá môn thục. Tuy nhiên, nó bị chết sau đó một thời gian” - TS Thịnh nhớ lại.
Sau khi loài sao la được IUCN đánh giá ở tình trạng “cực kỳ nguy cấp”, các chuyên gia bảo tồn xác định việc cấp bách nhất là trả lại hệ sinh thái tự nhiên và loại bỏ nguy cơ săn trộm. Năm 2006-2007, dự án “Hành lang xanh” ra đời nhằm đánh giá tài nguyên rừng, xây dựng cảnh quan ưu tiên bảo tồn sao la.
Năm 2011, mô hình đồng quản lý giữa WWF và Ban quản lý các khu bảo tồn sao la ra đời với các đội bảo vệ rừng có nòng cốt là dân bản địa. Tiếp đó, 4 trạm kiểm lâm, 2 trại bảo vệ rừng được thiết lập. “Hằng ngày chúng tôi tuần rừng, phá bẫy thú, đặt bẫy ảnh; mỗi đợt băng 50km đường rừng, không quản nắng, mưa” - ThS Hùng cho biết. Tháng 7/2013, bẫy ảnh đặt tại vùng núi Quảng Nam đã phát hiện một cá thể sao la.
“Mục tiêu của chúng tôi là rừng lõi khu bảo tồn sao la không còn một dây bẫy, một bóng thợ săn, không còn nạn phá rừng trái phép, khi đó mới trả lại hệ sinh thái tự nhiên cho sao la” - TS Thịnh cho biết. Trong 5 năm tuần tra bảo vệ rừng, 84.000 bẫy thú và hơn 1.000 trại bất hợp pháp đã được các đội bảo vệ rừng thu giữ và phá huỷ. Hiện tại, Khu bảo tồn quốc gia Xê sáp (Lào), Khu bảo tồn sao la Thừa Thiên - Huế, Khu bảo tồn sao la Quảng Nam và Vườn quốc gia Bạch Mã mở rộng đã tạo nên một khu vực phức hợp rừng, xác lập được “ngôi nhà chung” của sao la ở Trung Trường Sơn và Nam Lào.
Phân tích DNA ở vắt để tìm sao la
Các chuyên gia dự án WWF - CarBi đang triển khai giám sát đa dạng sinh học bằng cách dùng bẫy ảnh và phân tích DNA mẫu vắt (mẫu máu mà vắt hút từ động vật khác) thu thập tại rừng lõi 2 khu bảo tồn Thừa Thiên - Huế và Quảng Nam. “Đây là 2 phương pháp được chúng tôi thực hiện song song, hỗ trợ nhau để xác định quần thể sao la có đủ khả năng sinh sản trong tự nhiên không” - TS Thịnh nói.
Phương pháp phân tích DNA qua mẫu vắt được triển khai từ năm 2013. Mẫu được các đội bảo vệ rừng thu thập và lưu trữ trong ống nghiệm với hóa chất cố định DNA kèm thông tin hiện trường. WWF đã gửi mẫu sang Trung Quốc và phát hiện dấu hiệu nghi ngờ của 2 cá thể sao la ở 2 mẫu vắt. Hai mẫu này tiếp tục được gửi đi phân tích DNA tại Đại học Gottingen (Đức), Đại học Copenhagen (Đan Mạch), cho cùng kết quả.
Tuy nhiên theo TS Thịnh, vẫn chưa thể kết luận đó chính là DNA của sao la vì các loài thú có những đoạn gene tương đồng. “Sao la là loài mới phát hiện, chưa có nghiên cứu đầy đủ nên ngân hàng gene chưa có bộ gene mẫu. WWF đang tiếp tục cho thu thêm mẫu vắt. Chúng tôi đã thu được thêm 600 mẫu và đang làm thủ tục chuyển đi, dự kiến sẽ xét nghiệm ở Đại học Berlin, hy vọng sẽ khớp được đoạn gene còn lại” - TS Thịnh bày tỏ.
Trong trường hợp quần thể sao la ngoài tự nhiên không đủ khả năng tái tạo (dưới 4-6 cá thể cái, 1 cá thể đực trong một quần thể), phương pháp bảo tồn gây nuôi sinh sản sẽ được áp dụng. Theo TS Thịnh, các chuyên gia về bảo tồn sao la và về gây nuôi sinh sản, chăm sóc động vật hoang dã hàng đầu thế giới sẽ được tuyển chọn nhằm đảm bảo các cá thể sao la trong môi trường gây nuôi có cơ hội tốt nhất để tồn tại, sinh sản.
“Gây nuôi sinh sản là phương pháp bảo tồn sao la triệt để nhất. Khi triển khai, dự án sẽ được hỗ trợ bởi các vườn thú Frankfurt (Đức), San Francisco (Mỹ)” - TS Thịnh tiết lộ.
WWF vừa chọn ngày 9/7 là Ngày Quốc tế sao la, chính thức công bố dự án “Cứu sao la - đứa em cùng Đất Mẹ” - một chiến dịch cộng đồng giúp nâng cao nhận thức và sự tham gia sâu rộng của xã hội nhằm bảo tồn sao la.
Mời quý độc giả xem video Trâu điên tấn công người (nguồn VTV):

3 món ngon từ chôm chôm cực lạ

(Kiến Thức) - Không chỉ ăn tươi, chôm chôm chín còn dùng chế biến thành các món ăn mặn ngon và bổ dưỡng. Dưới đây là 3 món ngon từ chôm chôm.

3 mon ngon tu chom chom cuc la
Chôm chôm nhồi thịt là món ngon từ chôm chôm kết hợp nhiều loại rau củ quả nên cực kỳ bổ dưỡng. Để nấu món canh cần chuẩn bị trước khoảng 500ml nước hầm sườn. Chôm chôm cắt bỏ vỏ, hạt, lấy cùi. Nấm rửa sạch, thái miếng vừa ăn. Cà rốt, khoai tây, rửa sạch, bổ miếng vừa. Hành, ngò thái nhỏ. Ảnh: vietq 
3 mon ngon tu chom chom cuc la-Hinh-2
Trộn đều thịt xay, giò sống, gốc hành hoa thái nhỏ và chút hạt nêm cho đến khi thật mịn. Sau đó nhồi hỗn hợp vào chôm chôm. Đun sôi nước sườn rồi cho khoai tây, cà rốt vào nấu chín. Thêm chôm chôm nhồi thịt đun tiếp. Canh gần chín thì cho nấm vào đun thêm khoảng 3 phút. Rắc hành ngò và chút hạt tiêu vào canh rồi múc ra tô. Canh có thể ăn cùng bún hoặc bánh mỳ đều ngon. Ảnh: bepgiadinh 
3 mon ngon tu chom chom cuc la-Hinh-3
 Gà nấu chôm chôm. Vị ngọt thanh của chôm chôm là yếu tố tạo nên sự mới lại cho món gà nấu chôm chôm. Thịt gà (nên chọn phần đùi) rửa sạch, lọc xương rồi ướp với 1 thìa cà phê nước tương. Ướp khoảng 5 phút thì cho thịt gà vào rán qua. Sau đó ướp gà với muối, đường, gia vị cho ngấm. Chôm chôm rửa sạch, bóc vỏ, bỏ hạt, lấy phần cùi. Ảnh: tintuc
3 mon ngon tu chom chom cuc la-Hinh-4
 Kế đến phi thơm hành tỏi rồi cho gà vào xào sơ. Đổ nước lọc vàò đun sôi. Thêm cho chôm chôm vào đun chín tới. Cho một ít bột mì vào nồi cho nước sệt lại, nêm nêm gia vị vừa ăn và tắt bếp. Món ăn có thể dùng nóng với cơm hoặc bánh mỳ. Ảnh: giadinh
3 mon ngon tu chom chom cuc la-Hinh-5
Táo tàu tiềm chôm chôm là món ăn dễ làm lại không sợ nóng. Táo tàu rửa sạch cho vào nấu chín mềm. Chôm chôm bỏ vỏ, hạt, lấy cùi. Để nhân dai hơn, trộn đều giò sống với chút muối, tiêu, bột ngọt trước khi trộn với các nguyên liệu khác. Kế đến cho thịt xay, cà rốt băm, hành lá, rau mùi vào trộn đều. Ảnh: youtube 
3 mon ngon tu chom chom cuc la-Hinh-6
 Táo tàu gần nở thì cho lá dứa vào. Đây là bí quyết giúp nước dùng thơm và có vị ngọt thanh. Nhồi hỗn hợp thịt vào chôm chôm. Cho hạt sen tươi đã luộc và chôm chôm nhồi thịt vào nồi nước dùng. Chôm chôm nổi lên là đã chín. Nêm gia vị vừa ăn rồi múc canh ra tô. Ảnh: monngonmoingay

Món ngon từ ốc đổi vị ngày dịu mát

(Kiến Thức) - Những món ngon từ ốc dưới đây chắc chắn là những gợi ý hay giúp bạn đổi vị trong một ngày trời dịu mát.

Mon ngon tu oc doi vi ngay diu mat
Ốc  nhồi hấp gừng xả. Món ngon từ ốc đơn giản, dễ làm nhất. Bạn có giữ nguyên hoặc sơ chế qua ốc nhồi trước khi hấp. Với ốc sơ chế (tức là đã bỏ phần hoi và phân phía dưới, bạn nên hấp cách thủy cùng gừng, xả để giữ được vị ngọt của thịt ốc. Ảnh: Vaobep.

Mon ngon tu oc doi vi ngay diu mat-Hinh-2
 Nếu để nguyên con, bạn có thể hấp hoặc luộc cùng với một lượng nhỏ nước có lót gừng, xả và thêm chút gia vị để tăng thêm vị đậm đà của ốc. Lưu ý đối với ốc nhồi, bạn nên ngâm trước khoảng 1 buổi với nước vo gạo hoặc 30 phút với chút muối để ốc nhả hết bùn và đất. Nếu không có nước vo gạo thì ngâm ốc với nước lạnh có đập một quả ớt để ốc tiết ra hết những chất nhờn và bùn đất bẩn. Rửa ốc 5-7 lần trước khi hấp hoặc luộc cùng xả, ớt. Ảnh: Vaobep

Mon ngon tu oc doi vi ngay diu mat-Hinh-3
  Ốc hấp lá gừng xả biến tấu và cầu kỳ hơn từ món ốc nhồi hấp thông thường. Đối với món này ngoài ốc bạn cần có giò sống, củ và lá gừng cùng với nấm hương và những gia vị thông thường. Món ăn này đỏi hỏi phải sơ chế lấy thịt ốc ra băm nhỏ trộn cùng nấm hương, giò sống và các gia vì rồi nhồi cùng lá gừng vào lại vỏ ốc rồi hấp cách thủy. Ảnh: 7monngonmoingay
Mon ngon tu oc doi vi ngay diu mat-Hinh-4
 Ốc xào khế. Nguyên liệu: 1kg ốc nhồi, 100g khế chua, 20g giấm bỗng, 20g nghệ, 30g tía tô, nước mắm, muối, hành hoa, ớt tươi. Cách làm: làm sạch ốc, chặt trôn, cậy miệng, khêu lấy ruột, bóc bỏ đường phân. Sau đó, rắc ít muối vào, bóp kỹ, rửa sạch rồi rửa lại nước nóng cho hết nhớ, để ráo. Khế làm sạch thái ngang bóp muối vắt bớt chua. Ảnh:Vaobep.

Mon ngon tu oc doi vi ngay diu mat-Hinh-5
 Rửa sạch ra các loại rau gia vị. Tiếp đó trộn đều giấm bỗng, nghệ, nước mắm, muối, ớt băm nhỏ vào ốc, trộn đều, để 15-20 phút cho ngấm. Phi hành củ cho thơm, bỏ ốc vào, đun to lửa, đảo nhanh tay, ốc vừa chín tới, xúc ra ngay. Ảnh: 260monngon.

Mon ngon tu oc doi vi ngay diu mat-Hinh-6
 Cuối cùng cho khế vào đảo chín với nước ốc xào. Khi khế ngấm mắm muối, đổ ốc vào xào lẫn, nêm lại mắm muối cho vừa ăn. Cho dọc hành và tía tô vào đảo đều. Ảnh: 360monngon.
Mon ngon tu oc doi vi ngay diu mat-Hinh-7
Ốc nấu chuối đậu. Sơ chế ốc theo cách thông thường rồi luộc ốc, giữ lại phần nước ốc, khều lấy thịt ốc, thái làm đôi ướp với hành tỏi phi, mắm tôm, sả, ớt băm nhỏ, mẻ, mì chính, chút bột nghệ. Thịt ba chỉ thái miếng nhỏ vừa ăn, cho vào chảo rang cháy cạnh, cho chút bột nghệ vào để thịt có màu vàng hấp dẫn. Ảnh: thegioiphunu.
Mon ngon tu oc doi vi ngay diu mat-Hinh-8
 Chuối xanh tước vỏ, chẻ dọc, đem ngâm với nước cho thêm chút dấm gạo để chuối không bị thâm. Đổ dầu vào chảo, xào chuối, nêm thêm chút bột canh cho vừa. Cho phần thịt đã xào rồi vào nồi, đổ phần nước ốc đã bỏ cặn đun cho thịt chín mềm. Cho đậu và chuối vào đun cùng đến khi chuối chín mềm .Nêm gia vị và dấm bỗng. Cho ốc đã ướp vào chảo đảo đều, để to lửa cho ốc có độ giòn. Tắt bếp và trút ốc vào nồi. Cuối cùng, ta chỉ cần rắc tía tô và hành lá đã thái nhỏ, trộn đều là xong. Ảnh:naungon.