Những vụ ngoại tình rúng động cấm cung Việt xưa

(Kiến Thức) - Thời xưa tuy chủ trương “trai năm thê bảy thiếp” nhưng ngoại tình vẫn là tội bị trừng trị rất nghiêm khắc bất kể người phạm là con vua hay quan lại.

Mất giang sơn vì thói trăng hoa
Cuối triều Lý, trong cung đình xảy ra một sự biến lớn liên quan đến chuyện tình ái. Số là Lý Long Xưởng (sinh năm Tân Mùi 1151) là con trưởng của vua Lý Anh Tông, được Anh Tông lập làm Đông cung Thái tử. Tuy nhiên tính cách Long Xưởng chỉ ham chơi bời không lo học hành để đủ sức nối cơ nghiệp.
Theo các tài liệu sử sách, bản thân vua Lý Anh Tông cũng là một người nổi tiếng ăn chơi nhưng so với con trai là Long Xưởng thì vẫn còn kém xa. Không những ăn chơi, Long Xưởng còn hoang dâm vô độ và thậm chí loạn luân khi thông dâm cả với cung phi của vua cha.
Nhung vu ngoai tinh rung dong cam cung Viet xua
Một mỹ nhân trong cung đình. Ảnh minh họa.
Sách Đại Việt sử lược chép rằng: “Long Xưởng có tính hiếu sắc, trong cung có những cung nữ được vua yêu dấu, Long Xưởng đều tư thông với họ. Vua lại ghét Long Xưởng vô lễ. Bà Nguyên phi Từ thị được vua yêu, Hoàng hậu bèn sai Long Xưởng ngầm giở ngón tư tình để mê hoặc Từ thị, muốn cho bà Từ thị đó bị vua nhạt tình. Từ thị đem hết việc đó tâu vua, vua nhân đó mà giận dữ, phế Long Xưởng đi”.
Sử quan xưa cho những chuyện tình ái là chuyện không đáng chép vào sử sách cho nên đã không viết rõ mà chỉ chép đơn sơ vài dòng. Ở sách Đại Việt sử ký toàn thư thì nói thêm rằng sau khi bị phế làm thứ dân, Long Xưởng bị giam giữ một thời gian nhưng sau khi ra tù hắn lại tụ họp bọn bất lương cướp bóc bừa bãi và sau khi Lý Anh Tông chết đi, hắn còn âm mưu chiếm ngôi vua nhưng may nhờ có đại thần là Tô Hiến Thành giữ vững triều chính nên âm mưu bất thành.
Mất sạch gia sản vì “yêu vợ người”
Đời Trần, Trần Khánh Dư là một vị tướng cầm quân cũng có công lao trong các cuộc kháng chiến chống quân Nguyên. Tuy nhiên, cuộc đời ông cũng bị một phen thăng trầm vì dính đến án ngoại tình
Trần Khánh Dư nguyên là con trai của Thượng tướng Trần Phó Duyệt – một tông thất nhà Trần. Trong cuộc kháng chiến chống Nguyên lần thứ nhất, ông từng thấy giặc sơ hở nên cho quân vào đánh úp và được vua Trần khen là có mưu lược nên nhận làm con nuôi rồi sự nghiệp thăng tiến dần. Tuy nhiên giữa lúc sự nghiệp đang phát triển thì ông bị mất sạch sành sanh chỉ vì một vụ ngoại tình với người trong hoàng tộc.
Nhung vu ngoai tinh rung dong cam cung Viet xua-Hinh-2
 Tranh minh họa tướng Trần Khánh Dư.
Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép về việc đó như sau: “Lần trước, quân Nguyên vào cướp (ý nói cuộc xâm lược năm 1258 - ND), Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư nhân thấy giặc sơ hở liền vào đánh úp. Thượng hoàng khen ông có mưu lược, nhận làm thiên tử nghĩa nam (con nuôi). Sau đó, đánh người Man ở vùng núi, thắng lớn, được phong làm Phiêu kị Đại tướng quân.
Chức Phiêu kị tướng quân, nếu không phải là Hoàng tử thì không được phong, Khánh Dư là thiên tử nghĩa nam nên mới có lệnh ấy. Rồi từ trật Hầu, thăng mãi đến Tử phục Thượng vị hầu, quyền chức Phán thủ. Sau, Khánh Dư thông dâm với Công chúa Thiên Thụy.
Bấy giờ, Hưng Vũ Vương Nghiễn vì là con trai của Quốc Tuấn nên được lấy Công chúa Thiên Thụy, lại có công đánh giặc, Vua sợ phật ý Quốc Tuấn nên vờ sai người đánh chết Khánh Dư ở Hồ Tây nhưng lại dặn chớ đánh đau quá, để không đến nỗi chết. Ít lâu sau, xuống chiếu đoạt hết quan chức, tịch thu tài sản, không để lại cho một chút gì. Châu Chí Linh vốn là của riêng của Thượng tướng Trần Phó Duyệt nên Khánh Dư mới giữ lại được. Khánh Dư lui về ở Chí Linh, cùng bọn hèn hạ làm nghề bán than”.
May cho Khánh Dư là sau đó xảy ra cuộc kháng chiến chống Nguyên lần 2, ông có dịp lập công chuộc tội và được phục hồi quan tước.
Sở dĩ nhà vua đã sai lính đánh mà lại còn dặn đánh nhẹ không đến nỗi chết là vì vua tiếc tài Khánh Dư mà thôi. Tuy vậy đối với riêng Khánh Dư mà nói, đang từ đỉnh cao sự nghiệp, chỉ vì ham mê thân xác nhất thời mà đến nỗi rơi vào cảnh “lên voi xuống chó”. Đây quả là một bài học đắt giá cho những người có máu ngoại tình đời sau.
Cho đến mất mạng
Nếu trước đó hơn 1 thế kỷ, Trần Khánh Dư đã bị vua cho người đánh vì tội ngoại tình thì đến cuối thời Trần, một vụ án tình với cách xử lý tương tự cũng đã xảy ra. Theo Đại Việt sử ký toàn thư chép: Tháng 6 năm Đinh Hợi (1347), Bảo Uy Vương Hiến có tội bị đuổi ra làm Phiêu kỵ tướng quân trấn Vọng Giang, rồi bị giết ở sông Vạn Nữ, lộ Trường Yên”.
Vì sao Bảo Uy Vương đã được sai đi trấn thủ ở Vọng Giang mà lại còn bị giết ở sông Vạn Nữ, đoạn sau của sử ký toàn thư viết tiếp như sau: “Buổi đầu dựng nước, thuyền buôn nước Tống sang dâng người nước Tiểu Nhân, thân dài bảy tấc, tiếng như ruồi nhặng, không thông ngôn ngữ, lại dâng một tấm vải hỏa hoãn, giá mỗi thước ba trăm quan tiền, cất giữ nhiều đời làm của quý. Sau, đem may áo cho Vua (Trần Dụ Tông), vì cắt hơi ngắn nên Vua sai cất trong nội phủ.
Bảo Uy Vương tư thông với cung nhân và lấy trộm áo ấy. Một hôm, Bảo Uy mặc áo ấy vào trong, mặc thêm áo khác che ở ngoài rồi vào chầu, tâu việc trước mặt Thượng hoàng, ngờ đâu, tay áo trong lộ ra. Thượng hoàng trông thấy, có ý nghi bèn sai người kiểm xét lại, quả thấy áo quý cất giữ đã mất.
Người cung nhân (tư thông với Bảo Uy Vương) sai thị tì già đến nhà Bảo Uy Vương lấy áo đem về, rồi ngầm đem vào cung dâng trình. Thượng hoàng không nỡ giết, đuổi Bảo Uy ra làm quan ở trấn ngoài, nhưng lại sai võ sĩ đi thuyền nhẹ đuổi theo, trên sông Vạn Nữ (tức sông Trinh Nữ ở Yên Mô, Ninh Bình) thì kịp, giết chết Bảo Uy Vương, quăng xác vào bãi cát rồi về".
Số phận của người cung nữ đã tư thông với Bảo Uy Vương sau đó ra sao không thấy sử chép nhưng có lẽ cũng không thoát khỏi bị trừng phạt. Đến Bảo Uy Vương là tôn thất quý tộc mà còn bị “tử hình” thì một cung nữ khó có thể thoát khỏi sự trừng phạt vì tội “khi quân phạm thượng”.
Ba trường hợp kể trên dù ở các thời gian khác nhau và hoàn cảnh khác nhau nhưng kết cục thì giống nhau. Đó là khi dính đến chuyện ngoại tình cả ba người đều rước lấy những thất bại ê chề. Thái tử Long Xưởng mất cả giang sơn đáng lẽ được nhận, Trần Khánh Dư bị tịch thu gia sản và bị đánh suýt chết còn Bảo Uy Vương thì phải trả giá bằng tính mệnh. Thế mới biết kết cục của việc ngoại tình thật đắt giá thay.

Sự thật choáng váng về "mặt sắt đen sì" của Bao Công

(Kiến Thức) - Dung mạo đích thực của Bao Công hoàn toàn trái ngược với hình tượng xưa nay được khắc họa trong các tác phẩm nghệ thuật.

Su that choang vang ve
 Bao Công tên thật là Bao Chửng tự Hy Nhân, sinh ngày 11/ 4/ 999 mất ngày 20/ 5/ 1062. Nhưng có lẽ cái tên “Bao Thanh Thiên” luôn được nhân dân và hậu thế nhớ đến và tôn kính dành tặng để tưởng nhớ đến ông. Với cái tên “Bao Thanh Thiên” ông đã trở thành biểu tượng cho chính nghĩa cho Đông Phương.

Bí mật kinh thiên về vợ yêu của bạo chúa Tần Thủy Hoàng

(Kiến Thức) - Cả đời Tần Thủy Hoàng chứa đựng rất nhiều những bí ẩn chưa có lời giải đáp. Một trong những câu hỏi lớn nhất là về người vợ đích thực của bạo chúa này.

Ai la vo dich thuc cua bao chua Tan Thuy Hoang?
Cả đời Tần Thủy Hoàng chứa đựng rất nhiều những bí ẩn chưa có lời giải đáp. Một trong những câu hỏi lớn nhất về ông ta chính là ai mới là người vợ đích thực? Trong lịch sử các vương triều của các hoàng đế, hậu cung đều được ghi chép lại rất chi tiết, đặc biệt là ngôi vị hoàng hậu, vì đây là vị trí đệ nhất phu nhân, mẫu nghi thiên hạ. Ảnh minh họa chân dung Tần Thủy Hoàng. 

Ai la vo dich thuc cua bao chua Tan Thuy Hoang?-Hinh-2
Tần Thủy Hoàng là vị hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc. Nhưng hoàng hậu của ông ta là ai trong chính sử, đại thư hoàn toàn không có ghi chép. Hơn 2.000 năm nay cũng không ai biết về bí ẩn này. Ảnh minh họa chân dung Tần Thủy Hoàng. 

Ai la vo dich thuc cua bao chua Tan Thuy Hoang?-Hinh-3
 Vậy Tần hoàng hậu do sử sách quên không ghi chép hay đã có nguyên do gì đó mà không ghi chép? Điều kỳ lạ hơn nữa là ngoài ngôi vị hoàng hậu ra, cũng không tìm thấy những ghi chép liên quan đến hậu cung của Tần Thủy Hoàng trong sử sách. Ảnh minh họa chân dung Tần Thủy Hoàng. 

Ai la vo dich thuc cua bao chua Tan Thuy Hoang?-Hinh-4
Khi khai quật lăng mộ Hạ thái hậu Tổ Mẫu của Tần vương Doanh Chính,các nhà khảo cổ học đã tiến hành khảo sát các di chỉ liên quan đến những người phụ nữ trong cuộc đời của Tần Thủy Hoàng. Ảnh minh họa chân dung Tần Thủy Hoàng.   
Ai la vo dich thuc cua bao chua Tan Thuy Hoang?-Hinh-5
 Khi tiến hành khảo sát và tìm hiểu tại Tần Đông lăng, mộ phần của Tổ phụ Hiếu Văn Vương và dưỡng tổ mẫu Hoa Dương thái hậu, phụ thân Trang Tương Vương và mẹ là Mẫu thân đế thái hậu, tất cả đều được hợp táng âm dương tương phối thành cặp. Tất cả đều được bố trí vô cùng ngăn nắp, phù hợp với truyền thống, đúng với lễ chế. Duy chỉ có lăng mộ của Tần Thủy Hoàng thì chỉ có độc nhất một ngôi mộ lớn mà không có mộ của hoàng hậu. Ảnh minh họa chân dung Tần Thủy Hoàng.   

Ai la vo dich thuc cua bao chua Tan Thuy Hoang?-Hinh-6
 Phải chăng khi còn sống Tần Thủy Hoàng đã không lập hoàng hậu? Câu hỏi này có rất nhiều giả thiết đưa ra. Xưa nay, việc lập hậu là vô cùng quan trọng vì ảnh hưởng đến trật tự kế tục vượng vị và trật tự của hậu cung. Ảnh minh họa chân dung Tần Thủy Hoàng.  

Ai la vo dich thuc cua bao chua Tan Thuy Hoang?-Hinh-7
 Có người đoán rằng vì Tần Thủy Hoàng tin lời đạo sĩ theo đuổi thuật trường sinh bất lão vì thế mà đã kéo dài thời gian lập hậu. Nhưng điều này không có cơ sở, vì theo quy định khi hoàng đế chính thức đăng cơ không lâu sau sẽ phải lập hậu. Khi đó, Tần Thủy Hoàng còn rất trẻ, hà cớ gì phải đợi đến 40, 50 tuổi khi già yếu mới tính đến việc lập hậu. Giả dụ Tần Thủy Hoàng có chủ ý như thế thì không chỉ có tông thất nhà Tần không đồng ý mà các đại thần cũng sớm can gián. Ảnh minh họa chân dung Tần Thủy Hoàng.  

Ai la vo dich thuc cua bao chua Tan Thuy Hoang?-Hinh-8
Có người lại lập luận rằng do mẫu thân không đoan chính, sinh hai con riêng khi phụ hoàng đã mất nên đã gây chấn động tâm lý rất lớn đối với Tần Thủy Hoàng. Chính việc này đã khiến ông ta oán hận nên đã đuổi mẫu thân xuất kinh, từ đó mà thù hận đàn bà. Đây chính là một trở ngại tâm lý khiến ông ta không tin tưởng ai và không muốn lập ai làm hoàng hậu. Ảnh minh họa chân dung Tần Thủy Hoàng.  

Ai la vo dich thuc cua bao chua Tan Thuy Hoang?-Hinh-9
Nhưng sau khi nghe lời khuyên nhủ của đại thần nhằm ổn định chính trị, dẹp yên các mối quan hệ nên Tần Thủy Hoàng đã cho đón mẹ đẻ hồi cung, khôi phục lại mối quan hệ mẹ con. Tần Thủy Hoàng lại là người hành sự đều suy tính từ góc độ chính trị. Huống hồ, trong lịch sử nhà Tần việc Thái hậu sinh con riêng cũng không phải là hiếm. Ảnh minh họa chân dung Tần Thủy Hoàng.  
Ai la vo dich thuc cua bao chua Tan Thuy Hoang?-Hinh-10
Chính cao tổ mẫu Tuyên thái hậu cũng từng sinh hai người con trai riêng với Nghĩa Cừ Vương. Con trai của Tuyên thái hậu là tằng tổ phụ Tần Chiêu Vương của Tần Thủy Hoàng cũng biết rõ chuyện này và còn hợp mưu với mẹ lợi dụng hai đứa trẻ để mưu sát Nghĩa Cừ Vương và đưa quốc sĩ của Nghĩa Cừ Vương vào nước Tần, giải quyết ổn thoả được mối uy hiếp ở biên giới Tây Bắc nước Tần. Ảnh minh họa chân dung Tần Thủy Hoàng.  
Ai la vo dich thuc cua bao chua Tan Thuy Hoang?-Hinh-11
 Chính Tuyên Thái Hậu đã làm chủ cho Tần Chiêu Vương lấy vợ lập hậu, hậu cung không ít, con cái cũng nhiều, vì thế cũng không có trở ngại gì về mặt tâm lý. Nên nói cuộc sống riêng tư của mẹ đẻ gây cú sốc tâm lý và ảnh hưởng đến việc lập hậu của Tần Thủy Hoàng cũng không có cơ sở và có phần khiên cưỡng. Ảnh minh họa chân dung Tần Thủy Hoàng. 
Ai la vo dich thuc cua bao chua Tan Thuy Hoang?-Hinh-12
Có giả thiết cho rằng hoàng hậu của Tần Thủy Hoàng là Sở phu nhân. Thân thế của bà cũng không tìm thấy trong chính sử, chỉ có thể phỏng đoán bà xuất thân trong một vương tộc Sở quốc. Bà là người đã lọt mắt xanh của Hoa Dương phu nhân và có mối quan hệ mật thiết với Hoa Dương phu nhân, và đương nhiên sẽ có mối quan hệ mật thiết với Xương Bình Quân và họ đều là những người có cùng quan hệ huyết thống mật thiết trong một gia tộc. Ảnh minh họa chân dung Sở phu nhân. 
Ai la vo dich thuc cua bao chua Tan Thuy Hoang?-Hinh-13
Trong “Tần Mê” của Lý Khai Nguyên cũng có đoạn đưa ra dẫn chứng và phỏng đoán rất đanh thép về hoàng hậu của Tần Thủy Hoàng. Thời Chiến Quốc, nước Tần và nước Sở vẫn duy trì mối quan hệ thông gia hàng trăm năm, vương hậu của nước Tần xưa nay vốn vẫn là công chúa của nước Sở. Vì thế nếu giả thiết này đúng, thì vợ đích thực của Tần Thủy Hoàng chính là Sở phu nhân. Ảnh minh họa chân dung Sở phu nhân. 

Ai la vo dich thuc cua bao chua Tan Thuy Hoang?-Hinh-14
Trong chính sử không ghi chép còn trong dã sử thì sao? Theo các tài liệu dã sử tìm thấy thì chỉ có vài giả thiết về hoàng hậu của Tần Thủy Hoàng là Công Tôn Ngọc (trong “Tần Thủy Hoàng đại chuyện”), Mẫn Đại công chúa (trong truyện “Mẹ của Phù Tô”) và A Nhược công chúa (trong truyện “Người mẹ của Hồ Hợi”). Ngoài ra còn hai mỹ nhân mà Tần Thủy Hoàng vô cùng sủng ái là A Phòng, Lê Khương. Nhưng cho dù những giải thiết này có thực hay không thì câu hỏi ai là hoàng hậu của Tần Thủy Hoàng đến nay vẫn chưa có lời giải đáp thỏa đáng. Ảnh minh họa chân dung A Phòng cô nương. 

Ảnh độc về đám tang người Hoa ở Sài Gòn năm 1960

(Kiến Thức) - Loạt ảnh hiếm có về một đám tang người Hoa ở Sài Gòn năm 1960 đã được đăng tải trên trang Flickr của thành viên có nick Manhhai.

Anh doc ve dam tang nguoi Hoa o Sai Gon nam 1960
Xe tang được trang hoàng để phục vụ một đám tang người Hoa ở khu vực trung tâm Sài Gòn năm 1960.