Nguyên tắc vàng trong chế độ dinh dưỡng cho người bệnh thận

Dinh dưỡng trong quá trình điều trị bệnh hết sức quan trọng, đặc biệt với bệnh nhân suy thận. Chế độ dinh dưỡng đầy đủ và khoa học, giúp duy trì sức khỏe của thận.

Tại nước ta, chưa có số liệu thống kê chính thức, song ước tính có khoảng 5 triệu người bị bệnh thận và mỗi năm có thêm khoảng gần 10 nghìn ca suy thận, cùng với gần 1 triệu người suy thận giai đoạn cuối cần lọc máu.
Suy thận có 2 loại: Suy thận cấp và suy thận mạn, trong chuyên môn hay gọi là tổn thương thận cấp và bệnh thận mạn.
‎Suy thận cấp là sự suy giảm nhanh chức năng thận trong vài ngày đến vài tuần. Sau điều trị có thể phục hồi hoàn toàn hoặc một phần chức năng thận.
‎Còn suy thận mạn, đó là một quá trình tiến triển dài và không phục hồi. Mục tiêu điều trị nhằm làm chậm diễn tiến của bệnh và hạn chế những biến chứng có thể xảy ra.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh lý tại thận, bệnh lý ở cầu thận chiếm 40%, gồm:
Viêm cầu thận cấp, hội chứng thận hư, viêm cầu thận mạn, viêm cầu thận do các bệnh hệ thống.
Bệnh đái tháo đường và tăng huyết áp là hai nguyên nhân làm tổn thương thận gây suy thận mạn tính.
Bệnh ống kẽ thận mạn do nguyên nhân nhiễm khuẩn hoặc không nhiễm khuẩn.
Người bệnh bị nhiễm độc trong thời gian kéo dài hoặc một số thuốc sử dụng để chữa trị các rối loạn bệnh lý cũng có thể làm tổn thương thận, dẫn đến suy thận mạn.
Bên cạnh đó, việc nhịn tiểu (phụ nữ hay nhịn hơn nam) cộng với cấu tạo giải phẫu của phụ nữ, cũng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tiết niệu. Ngoài ra, người bị tiểu đường, người suy thận, người phải chạy thận cũng dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu hơn người bình thường.
Thói quen ăn mặn, ăn nhiều mì chính, lối sống thiếu khoa học, như khi biết bị bệnh nhưng không điều trị, điều trị nhưng không tuân thủ chỉ định của bác sĩ… làm bệnh tiến triển nhanh.
Nguyen tac vang trong che do dinh duong cho nguoi benh than
 Tháp chế độ dinh dưỡng cho người bệnh suy thận mạn/Ảnh Bệnh viện Bạch Mai
Bệnh nhân suy thận mạn có các hội chứng chuyển hóa gây ảnh hướng đến tình trạng dinh dưỡng như suy dinh dưỡng do thiếu protein - năng lượng, thiếu máu, rối loạn chuyển hóa canxi, magie, phospho... Ngược lại, chế độ ăn phù hợp giúp cải thiện tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân, qua đó nâng cao hiệu quả của các biện pháp điều trị, giúp bệnh nhân có tiên lượng bệnh tốt hơn.
ThS.BS Nguyễn Thị An Thuỷ - Trung tâm Thận tiết niệu và Lọc máu, Bệnh viện Bạch Mai đã đưa ra sáu nguyên tắc mà người bệnh suy thận mạn cần tuân thủ.
Nguyên tắc 1: Đảm bảo đủ năng lượng. Người bệnh cần nạp 35-45 kcal/kg/ngày để phòng ngừa suy dinh dưỡng. Do thường gặp tình trạng chán ăn, nên ưu tiên thực phẩm giàu năng lượng nhưng ít đạm như khoai lang, miến dong.
Nguyên tắc 2: Kiểm soát lượng đạm. Chỉ nên nạp 0.8g protein/kg/ngày, ưu tiên đạm chất lượng cao từ trứng, sữa và cá. Điều này giúp giảm gánh nặng cho thận trong việc đào thải các sản phẩm chuyển hóa từ protein.
Nguyên tắc 3: Hạn chế muối. Lượng natri tiêu thụ nên dưới 2g/ngày, tránh đồ hộp và thức ăn mặn để giảm phù và kiểm soát huyết áp cao.
Nguyên tắc 4: Kiểm soát kali. Cần tránh rau xanh đậm, trái cây khô, đậu đỗ vì thận suy không thể lọc được kali dư thừa, dễ gây loạn nhịp tim nguy hiểm.
Nguyên tắc 5: Giảm phốt pho. Hạn chế thịt đỏ, lòng đỏ trứng, hạt sen khô để phòng ngừa loãng xương.
Nguyên tắc 6: Cân bằng nước. Lượng nước tiêu thụ cần được điều chỉnh tùy theo giai đoạn bệnh, mức độ phù và lượng nước tiểu. Nhu cầu nước trung bình trong ngày đối với bệnh nhân suy thận bằng tổng lượng nước tiểu, lượng dịch mất đi do nôn, ói và thêm khoảng 300-500ml.

Ăn bánh mì và sữa quá nhiều, nam sinh phải chạy thận

Nam sinh buộc phải chạy thận chỉ sau 4 tháng ăn uống thất thường, ăn quá nhiều bánh mì và sữa, khiến thận tổn thương nặng.

Mới đây, chuyên gia dinh dưỡng Hứa Quỳnh Nguyệt ở Đài Loan (Trung Quốc) chia sẻ về một trường hợp bệnh phải chạy thận, thu hút nhiều sự quan tâm, chú ý.

Bật đèn ngủ khiến trẻ dậy thì sớm, giảm thị lực?

Nếu đèn ngủ được bật không đúng cách, chẳng hạn như bật đèn quá sáng, bật đèn trong một thời gian dài, sẽ có hại cho sức khỏe của trẻ.

Gây dậy thì sớm

Để hoạt động bình thường, cơ thể cần nghỉ ngơi sau chuỗi hoạt động dài ban ngày. Đặc biệt, ban đêm là thời điểm não trẻ tiết lượng lớn melatonin – một hormone có tác dụng điều hòa nhịp sinh học, hỗ trợ hệ miễn dịch và bảo vệ cơ thể trước nhiều vấn đề sức khỏe, giúp thúc đẩy sự phát triển thể chất, đồng thời ức chế hormone sinh dục.

Việc bật đèn khi ngủ sẽ khiến vỏ não hưng phấn, khó đi vào trạng thái ngủ chất lượng, có thể làm giảm 50% sự sản xuất melatonin. Melatonin cũng liên quan mật thiết đến sự phát triển của tuyến sinh dục. Khi hormone này bị suy giảm khiến hormone sinh dục không được ức chế, trẻ có nguy cơ dậy thì sớm, gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển tự nhiên của cơ thể.

Ảnh hưởng rõ nhất của trẻ dậy thì sớm là phát triển tăng nhanh theo tuổi xương, làm cho trẻ nhìn cao hơn so với các bạn cùng lớp. Tuy nhiên, trẻ dậy thì sớm sẽ làm cho khớp xương khép sớm, rút ngắn thời kỳ sinh trưởng, từ đó ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ khi trưởng thành.

Bat den ngu khien tre day thi som, giam thi luc?
Ẩnh minh hoạ/Internet 

Ngoài ra, trẻ dậy thì sớm không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao mà còn tác động tiêu cực đến tâm lý. Đối mặt với sự bất thường về thể chất khiến, trẻ sẽ cảm thấy sợ hãi, thu mình – nhất là khi tự so sánh với các bạn cùng trang lứa. Tình hình sẽ nghiêm trọng hơn nếu trẻ đối diện với sự chế giễu, phân biệt từ các bạn.

Đèn ngủ khiến trẻ chậm lớn

Khi ngủ, cơ thể trẻ vẫn tiếp tục tiết ra các hormone tăng trưởng, thậm chí một số hormone tăng chiều cao cho trẻ còn tiết ra nhiều nhất vào ban đêm. Bật đèn ngủ không chỉ khiến giấc ngủ của trẻ không sâu mà còn cản trở sự tiết ra những hormone này. Mức độ hormone tăng trưởng giảm sẽ làm chậm tốc độ tăng trưởng, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất bình thường của trẻ sơ sinh.

Gây khó ngủ, giấc ngủ không sâu

Ánh sáng có thể làm giảm khả năng sản xuất melatonin giúp cơ thể dễ chìm vào giấc ngủ. Do đó, trẻ ngủ trong môi trường có ánh sáng mạnh dễ gặp tình trạng khó ngủ, ngủ chập chờn hoặc thường xuyên thức giấc giữa đêm. Đặc biệt, với trẻ sơ sinh, giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển não bộ và thể chất, nên việc giấc ngủ bị ảnh hưởng có thể gây tác động lâu dài.

Làm suy giảm hệ miễn dịch

Ít ai biết rằng, việc ngủ trong môi trường có ánh sáng quá mạnh có thể làm giảm khả năng sản sinh kháng thể chống lại virus của trẻ. Trong khi đó, nếu ngủ trong bóng tối hoàn toàn, cơ thể trẻ sẽ tự động kích thích quá trình tạo kháng thể, giúp hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn.

Để đảm bảo an toàn và tiện lợi, cha mẹ có thể sử dụng đèn ngủ có ánh sáng dịu nhẹ hoặc chỉ bật đèn khi cần chăm sóc bé trong đêm.

Ảnh hưởng đến thị lực

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trẻ em từ 2 tuổi nếu thường xuyên ngủ dưới ánh sáng đèn điện sẽ có nguy cơ cận thị lên đến 34%. Khi lớn hơn, tỷ lệ này có thể tăng lên 55% nếu thói quen ngủ dưới ánh sáng không thay đổi.

Nguyên nhân là do ánh sáng tác động đến nhịp sinh học, khiến mắt phải điều tiết liên tục ngay cả khi đang ngủ, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về mắt.

Tăng nguy cơ béo phì, tiểu đường

Ngủ trong môi trường có ánh sáng mạnh vào ban đêm có thể làm rối loạn đồng hồ sinh học, từ đó ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và làm tăng nguy cơ béo phì, tiểu đường hoặc các vấn đề về tim mạch.

Một nghiên cứu của Đại học Ohio (Mỹ) đã chỉ ra rằng, tiếp xúc với ánh sáng trong khi ngủ có thể làm thay đổi mức đường huyết và ảnh hưởng đến sự cân bằng năng lượng của cơ thể.

Thay đổi nội tiết tố

Ngay cả một nguồn sáng từ thiết bị điện tử cũng có thể làm thay đổi sự cân bằng nội tiết tố. Ánh sáng từ điện thoại thông minh, ti vi hoặc máy tính góp phần làm thiếu hụt melatonin. Ngoài ra, các quá trình sinh học khác bị gián đoạn. Giấc ngủ bị gián đoạn làm tăng hormone lão hóa và giảm chất chống lão hóa.

Tăng nguy cơ mắc trầm cảm

Một nghiên cứu cho thấy rằng việc tiếp xúc với ánh sáng vào ban đêm sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm. Ngoài ra, sự gián đoạn nhịp sinh học có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng trầm cảm.

Theo Tiến sĩ Russell của Đại học bang Texas (Mỹ), nên ngủ trong một môi trường hoàn toàn tối, có thể có tác động đáng kể đến nhịp điệu của melatonin, từ đó cải thiện chất lượng giấc ngủ, cải thiện tâm trạng và tăng cường sức sống.

[e-Magazine] Du lịch Huế mùa lễ hội, có gì hút khách?

Huế, vùng đất cố đô với bề dày văn hóa và lịch sử, luôn là điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước. Đặc biệt, vào mùa lễ hội, Huế càng trở nên sôi động, rực rỡ với những hoạt động đặc sắc.

[e-Magazine] Du lich Hue mua le hoi, co gi hut khach?