Những nhận xét khó đỡ về ông Tập Cận Bình

(Kiến Thức) - ASEAN tin rằng ông Tập Cận Bình đặt lợi ích của Trung Quốc, gồm cả vấn đề chủ quyền, lên cao hơn mọi tính toán.

Theo báo cáo của CSIS, các lãnh đạo ASEAN nói chung có những nhận định sau về chính sách ngoại giao dưới thời Tập Cận Bình:
Ông Tập là chủ soái: ASEAN cho rằng Tập Cận Bình đã thâu tóm quyền lực nhanh và hiệu quả hơn mọi lãnh đạo khác từ thời Đặng Tiểu Bình.
Dân tộc chủ nghĩa: ASEAN tin rằng ông Tập đặt lợi ích của Trung Quốc, gồm cả vấn đề chủ quyền, lên cao hơn mọi tính toán. Mặc dù Bắc Kinh nhấn mạnh quan hệ “đại gia đình” với ASEAN, Trung Quốc cũng quyết tâm giành ưu thế trong tranh chấp Biển Đông.
Ông Tập là cơ hội: Một lập luận trong khối ASEAN là chính sách ngoại giao của Tập Cận Bình sẽ nhấn mạnh hợp tác, chứ không thách thức hay kiểm soát, láng giềng. Nhưng quan điểm này dường như bị bác bỏ qua các hành động như vụ giàn khoan Hải Dương 981 gây rạn nứt quan hệ với Việt Nam.
Ông Tập là đe dọa: Một lập luận ngược lại cho rằng Trung Quốc sẽ có chính sách ngoại giao hung hăng hơn, đặc biệt nếu Bắc Kinh cho rằng Washington yếu thế và bớt quan tâm.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Ông Tập "thích" khủng khoảng: Một nhận định khác là ông Tập có vẻ muốn duy trì ấn tượng khủng hoảng để biện minh cho quyền lực to lớn của cá nhân, cũng như sự táo bạo và quy mô cải tổ mà ông xúc tiến ở trong nước.
Ông phải “tô vẽ một số lựa chọn khó khăn của đảng theo ngôn ngữ sống chết”. Một ví dụ là sự nhấn mạnh vấn đề biển đảo. Mô tả của ông Tập đối với các thách thức trên biển tỏ ra cứng rắn hơn và mang tính chất chiến lược. Họp với Bộ Chính trị tháng 7/2013, ông Tập Cận Bình nói: “đại dương và biển ngày càng có vị trí chiến lược quan trọng trong cuộc cạnh tranh toàn cầu ở các lĩnh vực chính trị, phát triển kinh tế, quân sự, và công nghệ”.
Ông Tập cũng ngụ ý rằng mặc dù Trung Quốc đang có cơ hội phát triển, nước này cũng đối diện đe dọa gia tăng. Ông nhấn mạnh xây dựng tư tưởng quân đội "phải biết đánh trận, đánh thắng trận; mở rộng chí tiến thủ, cải cách sáng tạo”.
Báo cáo của CSIS khuyến cáo, các nước ASEAN cần xem xét hệ quả khi đối phó với một nhà lãnh đạo mà dường như nghĩ rằng rất cần duy trì “mức độ căng thẳng nhất định”, cả trong và ngoài nước, để đạt được các mục tiêu chính sách của ông.

Chủ giàn khoan Hải Dương 981 sắp chạy khỏi Iraq?

Các công ty dầu mỏ lớn của Trung Quốc chuẩn bị sơ tán công nhân trong trường hợp bạo lực lan rộng ở Iraq, theo truyền thông Trung Quốc ngày 19/6.

"Tính đến hôm nay, hầu hết công nhân Trung Quốc vẫn đi làm bình thường. Nhưng nếu quân nổi dậy bắt đầu tấn công Baghdad, chúng tôi sẽ rời khỏi Iraq ngay lập tức", một nhân viên của Tập đoàn dầu khí Hải dương quốc gia Trung Quốc (CNOOC) nói với tờ Thời báo Hoàn cầu.

Giàn khoan thứ 2 đặt cửa vịnh Bắc Bộ: Thủ thuật thủ đoạn của TQ!

(Kiến Thức) - Theo TS Nguyễn Nhã, đây là thủ thuật rất thủ đoạn của Trung Quốc. Đặt giàn khoan Nam Hải số 9 ở cửa vịnh Bắc Bộ, Trung Quốc có rất nhiều lợi thế về quân sự, kinh tế...

Cục Hải sự Trung Quốc chiều 18/6 đã ra thông báo sẽ điều giàn khoan thứ hai tới biển Đông. Thông báo trên website này nói giàn "Nan Hai Jiu Hao" (Nam Hải số 9) từ ngày 18 tới ngày 20/6 sẽ được tàu lai dắt kéo từ toạ độ 17 độ 38 vĩ Bắc, 110 độ 12 phút 3 kinh Đông tới vị trí có tọa độ 17 độ 14 phút 6 vĩ Bắc, 109 độ 31 phút kinh Đông trên Biển Đông. Toạ độ xuất phát của giàn khoan Nam Hải số 9 này chính là từ đảo Hải Nam trong khi điểm đến của nó là khu vực cửa Vịnh Bắc Bộ. Đây là khu vực mà Việt Nam và Trung Quốc vẫn đang tiến hành các bước để đàm phán phân định lãnh hải giữa hai bên.
Giàn khoan Nam Hải số 9.
 Giàn khoan Nam Hải số 9. 

Ai chủ mưu đặt giàn khoan Hải Dương 981 trên vùng biển VN?

(Kiến Thức) - GS Mark Beeson cho rằng, thật khó biết việc đặt giàn khoan “là chính sách phối hợp từ trên cao, hay các doanh nghiệp lớn, chính quyền địa phương và cả quân đội Trung Quốc xúc tiến việc này”.

Tuy nhiên, ông Mark Beeson - giáo sư về chính trị quốc tế và cũng là một chuyên gia về an ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương, thuộc Đại học Murdoch University, Perth, Austrailia - cũng cho rằng: Dù ai đóng vai trò quyết định trong việc đặt giàn khoan thì “Việt Nam không phải là một nước dễ bị đánh ngã như lịch sử phức tạp giữa hai nước nhắc nhở chúng ta điều đó”.
TQ: Ai chủ mưu đặt giàn khoan Hải Dương 981 trên vùng biển VN?
 TQ: Ai chủ mưu đặt giàn khoan Hải Dương 981 trên vùng biển VN?
Tiến sỹ Lee Jones - một nhà nghiên cứu về an ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Đại học Queen Mary, London, Anh, cũng bày tỏ quan điểm trên BBC News: Không nên xem Trung Quốc như là một thực thể thống nhất, kỹ lượng hoạch định, thực hiện mọi chính sách, đường lối.
“Thực tế, nhà nước Trung Quốc vẫn rất rời rạc với nhiều cơ quan trung ương và địa phương cạnh tranh nhau để nắm giữ các nguồn tài nguyên và giành quyền quyết định các chính sách về tài nguyên. Trong các cơ quan hay nhóm đó có Hải quân Trung Quốc, Kiểm ngư và Cảnh sát biển, chính quyền địa phương, các tập đoàn nhà nước và một bộ ngoại giao yếu ớt. Hầu hết các động thái của Trung Quốc tại Biển Hoa Đông đều phản ánh sự cạnh tranh này”, tiến sỹ Lee Jones nói.