Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

SPOTLIGHT

Photo

6 món ngon không thể không ăn trong Tết Đoan Ngọ

18/06/2015 06:35

(Kiến Thức) - Rượu nếp, thịt vịt, bánh tro, chè kê... là những món ăn ngày Tết Đoan Ngọ ở hầu khắp các vùng quê Việt Nam.

Hoàng Minh (TH)
@{ WContent wContent = wContents.get(0); }
@components.block.ContentTitle(wContent)
Rượu nếp. Theo quan niệm dân gian, ngày 5/5 âm lịch là ngày giết sâu bọ. Chính vì vậy rượu nếp đã trở thành một trong những món ngon ngày Tết Đoan Ngọ. Vị nồng của cơm nếp hòa với men cay của rượu sẽ có tác dụng loại bỏ những loài ký sinh có hại trong cơ thể. Gạo được chọn để nấu cơm rượu nếp là loại nếp cẩm, hoặc nếp cái hoa vàng. Ảnh: photobucket
Rượu nếp. Theo quan niệm dân gian, ngày 5/5 âm lịch là ngày giết sâu bọ. Chính vì vậy rượu nếp đã trở thành một trong những món ngon ngày Tết Đoan Ngọ. Vị nồng của cơm nếp hòa với men cay của rượu sẽ có tác dụng loại bỏ những loài ký sinh có hại trong cơ thể. Gạo được chọn để nấu cơm rượu nếp là loại nếp cẩm, hoặc nếp cái hoa vàng. Ảnh: photobucket
Mỗi miền lại có những đặc trưng riêng về thời gian và cách ủ rượu nếp. Trong khi cơm rượu nếp miền Bắc để rời từng hạt thì cơm rượu của người miền Trung được ép thành từng khối, và cơm rượu miền Nam được viên tròn. Ảnh: zing
Mỗi miền lại có những đặc trưng riêng về thời gian và cách ủ rượu nếp. Trong khi cơm rượu nếp miền Bắc để rời từng hạt thì cơm rượu của người miền Trung được ép thành từng khối, và cơm rượu miền Nam được viên tròn. Ảnh: zing
Bánh tro. Bánh tro còn được gọi là bánh ú tro, bánh gio, bánh âm, bánh nẳng... Bánh có màu vàng đậm do gạo nếp được ngâm từ nước tro đốt bằng củi các loại cây khô, sau đó gói trong lá chuối rồi đem luộc. Nhân bánh có thể mặn hoặc ngọt, đôi khi không nhân. Ảnh: mytour.
Bánh tro. Bánh tro còn được gọi là bánh ú tro, bánh gio, bánh âm, bánh nẳng... Bánh có màu vàng đậm do gạo nếp được ngâm từ nước tro đốt bằng củi các loại cây khô, sau đó gói trong lá chuối rồi đem luộc. Nhân bánh có thể mặn hoặc ngọt, đôi khi không nhân. Ảnh: mytour.
Bánh tro thường ăn với đường hoặc mật. Mỗi vùng có một kiểu gói bánh khác nhau. Có nơi gói hình thuôn dài, có nơi gói hình chóp tam giác… Bánh mềm mại vị nhạt tính mát, có màu từ nhạt đến nâu sẫm phụ thuộc loại nước tro sử dụng. Bánh là món ăn mát lành, chống ngấy rất tốt. Ảnh: mav.
Bánh tro thường ăn với đường hoặc mật. Mỗi vùng có một kiểu gói bánh khác nhau. Có nơi gói hình thuôn dài, có nơi gói hình chóp tam giác… Bánh mềm mại vị nhạt tính mát, có màu từ nhạt đến nâu sẫm phụ thuộc loại nước tro sử dụng. Bánh là món ăn mát lành, chống ngấy rất tốt. Ảnh: mav.
Thịt vịt. Không phổ biến như rượu nếp nhưng thịt vịt là một món ăn không thể thiếu trong ngày Tết "giết sâu bọ" của người dân một số vùng trên đất nước ta. Theo quan niệm, vịt có tính hàn, giải nóng, làm mát cơ thể trong những ngày oi bức. Ảnh: danviet
Thịt vịt. Không phổ biến như rượu nếp nhưng thịt vịt là một món ăn không thể thiếu trong ngày Tết "giết sâu bọ" của người dân một số vùng trên đất nước ta. Theo quan niệm, vịt có tính hàn, giải nóng, làm mát cơ thể trong những ngày oi bức. Ảnh: danviet
Vịt được chế biến thành nhiều món như vịt luộc chấm mắm gừng, vịt kho, bún măng vịt, vịt om sấu. Trong đó tiết canh vịt phổ biến hơn cả. Ảnh: 2nau
Vịt được chế biến thành nhiều món như vịt luộc chấm mắm gừng, vịt kho, bún măng vịt, vịt om sấu. Trong đó tiết canh vịt phổ biến hơn cả. Ảnh: 2nau
Chè trôi nước là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ của người miền Nam. Từng viên chè tròn làm bằng bột nếp trắng, bên trong có nhân đậu xanh, ăn cùng với nước cốt dừa rất hấp dẫn. Chè có vị béo của đậu xanh, vị ngọt của đường, nước cốt dừa, vị man mát của bột ở ngay đầu lưỡi và mùi thơm hấp dẫn của gừng, nước cốt dừa. Ảnh: kenhsuckhoe
Chè trôi nước là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ của người miền Nam. Từng viên chè tròn làm bằng bột nếp trắng, bên trong có nhân đậu xanh, ăn cùng với nước cốt dừa rất hấp dẫn. Chè có vị béo của đậu xanh, vị ngọt của đường, nước cốt dừa, vị man mát của bột ở ngay đầu lưỡi và mùi thơm hấp dẫn của gừng, nước cốt dừa. Ảnh: kenhsuckhoe
Chè kê là món ăn đặc trưng ngày Tết Đoan Ngọ ở Huế. Hạt kê sau khi xay cho tróc vỏ đem vào ngâm và đun sôi đến khi nở mềm, sền sệt. Thêm đường và nước gừng sẽ cho ra nồi chè thơm phức với màu vàng kê quyến rũ. Ảnh: ivivu
Chè kê là món ăn đặc trưng ngày Tết Đoan Ngọ ở Huế. Hạt kê sau khi xay cho tróc vỏ đem vào ngâm và đun sôi đến khi nở mềm, sền sệt. Thêm đường và nước gừng sẽ cho ra nồi chè thơm phức với màu vàng kê quyến rũ. Ảnh: ivivu
Chè kê ở Huế thường ăn kèm với bánh tráng mè. Lúc ăn không cần muỗng mà dùng bánh tráng để xúc. Vị giòn của bánh tráng hòa lẫn với vị ngọt của đường, vị dẻo thơm của kê và thơm cay thoang thoảng của gừng tươi. Ảnh: giacngo
Chè kê ở Huế thường ăn kèm với bánh tráng mè. Lúc ăn không cần muỗng mà dùng bánh tráng để xúc. Vị giòn của bánh tráng hòa lẫn với vị ngọt của đường, vị dẻo thơm của kê và thơm cay thoang thoảng của gừng tươi. Ảnh: giacngo
Hoa quả. Trong dịp Tết Đoan Ngọ, thì các loại hoa quả mùa hè được đặc biệt chú trọng. Các loại hoa quả như vải, mận, đào, chôm chôm, xoài, dưa hấu... không thể thiếu trong mỗi dịp tết "giết sâu bọ". Nếu thiếu mận, vải, đào thì ngày Tết Đoan Ngọ sẽ mất đi nhiều ý nghĩa của nó. Ảnh: trithuctre
Hoa quả. Trong dịp Tết Đoan Ngọ, thì các loại hoa quả mùa hè được đặc biệt chú trọng. Các loại hoa quả như vải, mận, đào, chôm chôm, xoài, dưa hấu... không thể thiếu trong mỗi dịp tết "giết sâu bọ". Nếu thiếu mận, vải, đào thì ngày Tết Đoan Ngọ sẽ mất đi nhiều ý nghĩa của nó. Ảnh: trithuctre

Bạn có thể quan tâm

"Từ khóa ám ảnh" nhưng vẫn cuốn của truyện audio

"Từ khóa ám ảnh" nhưng vẫn cuốn của truyện audio

"Ngọc nữ bolero" Lily Chen phủ nhận tin đồn trúng số

"Ngọc nữ bolero" Lily Chen phủ nhận tin đồn trúng số

Bất ngờ bộ sưu tập thời trang lấy cảm hứng từ rừng Tà Xùa

Bất ngờ bộ sưu tập thời trang lấy cảm hứng từ rừng Tà Xùa

Bí ẩn hàng ngàn ống khói cổ tích đẹp siêu thực ở Thổ Nhĩ Kỳ

Bí ẩn hàng ngàn ống khói cổ tích đẹp siêu thực ở Thổ Nhĩ Kỳ

Sinh vật sống già nhất hành tinh, tuổi thọ ngang trời đất

Sinh vật sống già nhất hành tinh, tuổi thọ ngang trời đất

Ngôi mộ “độc nhất vô nhị” chứa kho báu hổ phách 3.500 năm

Ngôi mộ “độc nhất vô nhị” chứa kho báu hổ phách 3.500 năm

Cá thể gấu ngựa được cứu hộ thành công... loài trong Sách Đỏ

Cá thể gấu ngựa được cứu hộ thành công... loài trong Sách Đỏ

Dùng AI giải mã cuộn giấy Biển Chết, lịch sử phải viết lại?

Dùng AI giải mã cuộn giấy Biển Chết, lịch sử phải viết lại?

Phát hiện hộp sọ 16 triệu năm, quái vật sông Amazon lộ diện

Phát hiện hộp sọ 16 triệu năm, quái vật sông Amazon lộ diện

Lý Nhã Kỳ khoe vẻ đẹp gợi cảm giữa cảnh sắc Hạ Long

Lý Nhã Kỳ khoe vẻ đẹp gợi cảm giữa cảnh sắc Hạ Long

Độc đáo bánh xíu páo chỉ 5.000 đồng tuyệt ngon ở Nam Định

Độc đáo bánh xíu páo chỉ 5.000 đồng tuyệt ngon ở Nam Định

Đặc sản Mộc Châu ngon nức tiếng ăn là nghiền

Đặc sản Mộc Châu ngon nức tiếng ăn là nghiền

Top tin bài hot nhất

Loài côn trùng tưởng đã tuyệt chủng bỗng tái xuất thần kỳ

Loài côn trùng tưởng đã tuyệt chủng bỗng tái xuất thần kỳ

08/07/2025 06:40
Trận chiến định mệnh giữa Carthage với đế quốc La Mã

Trận chiến định mệnh giữa Carthage với đế quốc La Mã

08/07/2025 12:25
Hé lộ nhạc cụ làm từ mai rùa của người Mỹ cổ xưa

Hé lộ nhạc cụ làm từ mai rùa của người Mỹ cổ xưa

08/07/2025 07:12
Dự đoán ngày mới 9/7/2025 cho 12 con giáp: Tuất sáng tạo

Dự đoán ngày mới 9/7/2025 cho 12 con giáp: Tuất sáng tạo

08/07/2025 07:34
Từ tháng 7 đến Tết: 3 con giáp vượng tài khó tin

Từ tháng 7 đến Tết: 3 con giáp vượng tài khó tin

08/07/2025 08:00

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: 70 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: 54 Phạm Huy Thông, phường 7, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

Powered by ePi Technologies

DMCA.com Protection Status