Những kiểu uống nước phá huỷ gan thận từng ngày

Còn duy trì 3 thói quen uống nước này mỗi ngày là bạn đang tự tay phá huỷ gan thận của chính mình:

Uống ngụm nước lớn trong một hơi: phá hủy tim
Vào những ngày nắng nóng, nhiều người thích uống ngụm nước lớn, có khi một lần uống hết nửa chai nước. Cách uống nước như vậy sẽ nhanh chóng làm tăng lưu lượng máu, dẫn đến khối lượng công việc của tim và tiêu thụ oxy cơ tim tăng nhanh chóng, rất có khả năng gây suy tim đột ngột.
Nhung kieu uong nuoc pha huy gan than tung ngay
Ảnh minh họa.
Thêm vào đó, sau khi máu được pha loãng với một lượng nước lớn, nồng độ chất điện giải biến đổi thấp, tại thời điểm này, nước dễ dàng xâm nhập vào các tế bào theo sự khuếch tán, khiến các tế bào bị phù, gây ngộ độc nước, hạ natri máu.
Nếu bạn uống nước lạnh, vấn đề thậm chí còn nghiêm trọng hơn. Một người có chức năng tim không tốt, dưới sự kích thích của lượng lớn nước lạnh sẽ làm tăng nhịp tim và tăng mức tiêu thụ oxy của tim, có thể gây ra các bệnh về tim như rối loạn nhịp tim và đau thắt ngực.
Uống quá nhiều nước
Chúng ta vẫn thường được nghe lời khuyên phải uống 8 cốc nước mỗi ngày. Tuy nhiên, sự thật không phải như vậy. Lượng nước nạp vào cơ thể cần vào dựa trên thể trạng riêng của mỗi người, không nên áp đặt một công thức chung.
Uống quá nhiều nước khiến có thể bị trữ nước, gây sưng phù nề, thậm chí có thể dẫn tới ngộ độc ước, đặc biệt là những người có chức năng thận kém.
Uống nước quá ít: đường huyết bị phá hủy
Những người mắc bệnh tiểu đường về cơ bản có 3 triệu chứng điển hình, đi tiểu nhiều, uống nhiều, ăn nhiều thực phẩm. Những người bị bệnh tiểu đường để tránh đi tiểu nhiều nên nhiều người lựa chọn khống chế lượng nước đi vào cơ thể.
Tuy nhiên, với những người mắc bệnh này việc uống nhiều nước lại là biểu hiện của sự tự bảo vệ. Nước có thể làm giảm hoặc khôi phục áp suất thẩm thấu huyết tương một cách bình thường và thúc đẩy sự bài tiết đường huyết trong cơ thể nhanh chóng ra ngoài, giúp đường huyết ổn định.
Các chuyên gia nhắc nhở rằng đặc biệt là vào mùa hè, cơ thể con người đổ mồ hôi nhiều. Nếu người mắc bệnh tiểu đường vẫn hạn chế uống nước, có thể dẫn đến các biến chứng cấp tính như nhiễm toan ceto và thậm chí hôn mê do hyperosmole. Thời gian dài thiếu nước, cũng có thể là do máu trong cơ thể đặc, dẫn đến bệnh mạch máu do tiểu đường.
Chỉ uống khi thấy khát
Khác với ăn, cảm giác khát không mạnh như cảm giác đói, khi thấy khát thì cơ thể đã đến lúc bị mất nước. Thiếu nước sẽ khó tập trung, dễ bị kích động, mệt mỏi, thậm chí còn hoa mắt chóng mặt. Nhiều người có thói quen đợi đến khi nào thấy khát mới uống nhưng họ lại không biết rằng lúc ấy cơ thể đã mất đi một lượng nước cần thiết.
Ngoài ra, nếu như bạn không uống nước trong một thời gian dài, lượng nước tiểu sẽ giảm và nồng độ chất thải và chất độc chứa trong nước tiểu sẽ tăng lên. Các loại sỏi thận được phát hiện lâm sàng, thận tích nước đều liên quan đến thói quen uống nước không đủ trong thời gian dài.
Chính vì vậy, tốt nhất nên uống điều độ để cơ thể luôn được cung cấp đủ nước, đảm bảo cho các hệ cơ quan hoạt động nhịp nhàng, hiệu quả.

Nước ấm, nước lạnh: Uống thời điểm nào cho thích hợp?

Tùy vào từng thời điểm và thể trạng cơ thể mà từng loại nước ấm hoặc nước lạnh sẽ mang lại tác dụng khác nhau.

Nước đóng vai trò quan trọng trong cơ thể, giúp duy trì sự sống ổn định cho mọi bộ phận. Nhưng bạn nên uống nước ấm hay nước lạnh? Hầu hết mọi người sẽ có xu hướng chọn nước lạnh vào thời tiết nóng bức để giải nhiệt cơ thể. Thế nhưng trong trường hợp này nước ấm lại được cho là mang nhiều lợi ích sức khỏe hơn hơn. Song thực tế thì mỗi loại nước đều mang lại những lợi và hại khác nhau, tùy vào từng thời điểm và thể trạng của cơ thể mà lựa chọn.

Những thói quen buổi sáng hại gan thận, giảm cả chục năm tuổi thọ

Thói quen tắm nước nóng, bỏ bữa sáng, ăn thực phẩm chế biến, không uống nước... diễn ra thường xuyên vào buổi sáng sẽ là 'sát thủ' đối với gan, thận của bạn, đồng thời làm giảm tuổi thọ nhanh khủng khiếp.

Nhung thoi quen buoi sang hai gan than, giam ca chuc nam tuoi tho
Ảnh minh họa: Internet. 
Không uống nước vào buổi sáng
Giám đốc dinh dưỡng thể thao tại Đại học Pittsburgh Leslie Bonci (Đức) đã nói: “Nếu bạn không uống nước vào buổi sáng, bạn sẽ phải bù đắp sự mất nước trong suốt cả ngày”. Khi cơ thể thiêu nước, bạn sẽ trở nên dễ nhầm lẫn, thiếu nhạy bén, không có tâm trạng tốt, dễ mệt mỏi.
Nhưng chỉ cần uống đủ 3 cốc nước cho buổi sáng, nhất là khi vừa ngủ dậy để thanh lọc những chất cặn bã trong ruột sau một đêm dài, bạn sẽ cảm nhận được năng lượng khác biệt trong cơ thể. Bạn sẽ thấy hạnh phúc hơn, lạc quan hơn, tràn đầy sức sống và năng động hơn. Cơ thể đủ nước cho cả ngày dài còn giúp cơ thể tăng sức chịu đựng, dẻo dai và tốc độ.
Uống trà hay cà phê khi chưa ăn sáng
Buổi sáng là lúc dạ dày đang đầy axit, bạn nên ăn hay uống những sản phẩm có tính kiềm. Một cốc nước lọc ấm là lựa chọn tuyệt vời nhất vào sáng sớm.
Uống trà hay cà phê khi bụng trống rỗng sẽ không tốt cho dạ dày, lâu dài có thể gây bệnh về sau.
Nhung thoi quen buoi sang hai gan than, giam ca chuc nam tuoi tho-Hinh-2
Những thực phẩm thực phẩm chiên, rán và chế biến sẵn sẽ cản trở kế hoạch giảm cân của bạn, vì chúng chứa rất nhiều đường và muối có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể và gây tăng cân. Ảnh minh họa: Internet. 
Bỏ bữa sáng
Sau một đêm dài, cơ thể cần khá nhiều năng lượng mới nạp vào để chuẩn bị hoạt động cho ngày mới. Để cơ thể bị "đói" sẽ khiến tinh thần giảm sút, hay cáu kỉnh.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, nam giới sẽ trở nên sắc bén hơn trong công việc và có tâm trạng tốt hơn khi họ đã có bữa ăn sáng trước khi lao vào công việc hơn so với khi bỏ qua các bữa sáng.
Do đó, để cho não có năng lượng làm việc một cách linh hoạt và tỉnh táo, bạn cần cung cấp đủ nguyên liệu cho cơ thể hoạt động với đa đạng các loại protein và khoáng chất.
Để dạ dày bạn được khỏe mạnh, tốt nhất hãy uống nhiều nước rồi ăn sáng 30 phút sau đó. Hãy ngồi ngay ngắn, ăn xong bữa sáng trước khi tới công sở một cách chậm rãi và thư thả. Cố đừng gây áp lực cho dạ dày khi ăn sáng gấp gáp, cuống cuồng.
Bỏ ăn sáng là thói quen buổi sáng vô cùng tai hại cho sức khỏe. Cơ thể bạn cần năng lượng để bắt đầu hoạt động và hoạt động hiệu quả cho cả ngày, vì thế bạn nên dành ra ít nhất 15 phút mỗi sáng để nạp đủ năng lượng cần thiết.
Nhung thoi quen buoi sang hai gan than, giam ca chuc nam tuoi tho-Hinh-3
Buổi sáng không nên gội đầu, đặc biệt là vào mùa đông. Ảnh minh họa: Internet. 
Đi tiểu ngay sau khi thức dậy
Khi vừa ngủ dậy sau một giấc ngủ dài, bàng quang của chúng ta thường ở trong trạng thái đầy nước tiểu. Đây cũng là lý do mà cơ thể thường phát tín hiệu “buồn tiểu” vào mỗi buổi sáng.
Nhưng vào sáng sớm, dù cảm thấy buồn đi vệ sinh tới đâu thì bạn cũng không nên đi tiểu ngay khi vừa ngủ dậy. Nguyên nhân là bởi khi bàng quang “xả” nước tiểu quá nhanh dễ dẫn đến choáng váng, thậm chí ngất xỉu.
Các chuyên gia về lão khoa còn cảnh báo, người cao tuổi, nhất là các cụ ông không nên đi tiểu ngay khi mới ngủ dậy vào buổi sáng và đặc biệt tránh hình thức tiểu đứng để làm giảm nguy cơ ngất xỉu, đột quỵ.
Dụi mắt
Không ít người vô tình dùng tay dụi mắt, điều này thực sự không tốt cho sức khỏe. Lớp da trên mắt vô cùng nhạy cảm, nếu dùng tay dụi mắt có thể làm làn da quanh khu vực mắt mất tính đàn hồi, dẫn đến tình trạng các mạch máu nhỏ bị vỡ, đẩy nhanh quá trình lão hóa. Hơn nữa tay có thể mang nhiều vi khuẩn có hại, nếu tiếp xúc với mắt sẽ dẫn tới nhiễm trùng.
Nhung thoi quen buoi sang hai gan than, giam ca chuc nam tuoi tho-Hinh-4
Vào sáng sớm, dù cảm thấy buồn đi vệ sinh tới đâu thì bạn cũng không nên đi tiểu ngay khi vừa ngủ dậy. Ảnh minh họa: Internet. 
Gội đầu
Buổi sáng không nên gội đầu, đặc biệt là vào mùa đông. Nhẹ thì đau đầu, nặng có thể dẫn đến tình trạng các cơ đau nhức. Tốt nhất, đối với thanh niên nên gội đầu buổi tối, nhưng không nên gội trước khi ngủ, nên để tóc khô rồi ra ngoài. Người già tốt nhất nên gội đầu vào buổi trưa.
Vận động mạnh ngay sau khi thức giấc
Vận động ngay sau khi thức dậy có phải là việc tốt hay không? Một số người cho có thói quen tập thể dục buổi sáng, đây không phải là việc xấu, nhưng nếu không chú ý thì sẽ không đem lại hiệu quả.
Nếu tập thể dục buổi sáng, thì sau khi thức dậy phải nghỉ ngơi một tí, để khí huyết lưu thông bình thường rồi mới tiến hành. Nếu không sẽ gây ra những sự cố về tim mạch, mạch máu não.
Kiểm tra điện thoại ngay khi thức dậy
Theo một cuộc khảo sát, 63% người dùng điện thoại thông minh ở độ tuổi 18-29 thừa nhận họ mang điện thoại lên giường khi đi ngủ. Điều này tất nhiên giúp họ dễ dàng tiếp cận với nó đầu tiên vào buổi sáng. Tuy nhiên, thói quen này có thể đưa cơ thể của bạn vào "chế độ hoảng loạn", căng thẳng, huyết áp tăng cao trước khi ngày mới bắt đầu. Tốt nhất, bạn nên để điện thoại tránh xa giường ngủ, đợi vài giờ sau khi thức dậy rồi mới kiểm tra.
Nhung thoi quen buoi sang hai gan than, giam ca chuc nam tuoi tho-Hinh-5
Một số người cho có thói quen tập thể dục buổi sáng, đây không phải là việc xấu, nhưng nếu không chú ý thì sẽ không đem lại hiệu quả. Ảnh minh họa: Internet. 
Tắm nước nóng