Những giai thoại bí ẩn về suối cá thần Cẩm Lương

Đúng như tên gọi, suối cá thần Cẩm Lương nổi tiếng vì sự bí ẩn của loài cá lẫn sự tồn tại của suối cá, những câu chuyện lưu truyền về suối cá…

Suối cá thần Cẩm Lương nép mình dưới chân núi Trường Sinh (bản Ngọc, Cẩm Lương, Cẩm Thủy, Thanh Hóa) cách thành phố Thanh Hóa khoảng 90km theo hướng Tây Bắc. Suối cá thần còn có tên gọi là suối cá Lương Ngọc, từ lâu đã rất nổi tiếng và là một trong những địa chỉ du lịch thu hút khách thập phương của Thanh Hóa.
Người dân địa phương kể rằng, ngày xưa có một đôi vợ chồng nọ, vì đói quá nên khi đi ngang qua thấy suối nhiều cá đã bắt đem về làm thịt. Nhưng khi nấu chín, mở vung nồi ra thì không thấy cá đâu mà chỉ thấy một màu nước trong veo như màu nước suối. Vợ chồng nhà này sợ quá phải làm lễ vật đem đến cúng xin tha tội.
Một giai thoại khác, có 2 thanh niên từ thành phố Thanh Hóa lên suối cá chơi và không tin là có chuyện bắt giết cá sẽ bị tai nạn. Thế là họ dùng đá ném chết một con cá. Trên đường về cả hai bị tai nạn chết. Đây chỉ là 2 trong số rất nhiều câu chuyện khiến suối cá thần ngày càng… thần hóa.
Người dân địa phương cho biết đàn cá sống ngoài suối và trong hang thường nặng chừng 6-7 kg/con. Ngày xưa, thỉnh thoảng một số người dân vẫn thấy “cá chúa”. Theo sự mô tả được kể lại thì “cá chúa” nặng chừng 30-40 kg, có đôi mang đỏ như người phụ nữ đeo khuyên tai, mắt viền xanh đỏ, đuôi có chấm đỏ viền xanh… Sau đó, cửa hang bị sập nên nhỏ lại và “cá chúa” không ra ngoài được, chỉ sống giữa động nước trong lòng núi Trường Sinh.
Người dân bên suối và cá thần sống “hòa thuận” cùng nhau. Khi đi làm đồng, phát hiện cá lỡ lạc đường bơi ra ngoài thì người dân bắt cá đưa về lại suối. Những gia đình ở quanh suối cá vẫn đem gạo ra vo, đem rau ra rửa ở suối cá. Đàn cá rất tự nhiên quấn quanh bên rổ rá…
Hiện nay, mỗi ngày, nhất là ngày lễ, suối cá thần Cẩm Lương đón hàng ngàn lượt khách tới tham quan.
Cửa hang, nơi cá thần ra vào núi Trường Sinh.
Cửa hang, nơi cá thần ra vào núi Trường Sinh. 

Suối cá thần càng kỳ bí khi được tạo nên bởi các hình thù lạ của đá, rễ cây rừng...
Suối cá thần càng kỳ bí khi được tạo nên bởi các hình thù lạ của đá, rễ cây rừng... 

Có những thời điểm, cá từ trong hang ra đặc kín lòng suối.
 Có những thời điểm, cá từ trong hang ra đặc kín lòng suối.

Du khách thích thú chơi đùa cùng cá.
 Du khách thích thú chơi đùa cùng cá.

Cá thần thực sự rất thân thiện bởi khi du khách đưa bàn tay xuống gần mặt nước là cả đàn cá ùa lại.
 Cá thần thực sự rất thân thiện bởi khi du khách đưa bàn tay xuống gần mặt nước là cả đàn cá ùa lại.

Mặc dù Ban quản lý suối cá khuyến cáo du khách không nên cho cá ăn vì sợ cá bội thực nhưng nhiều người vẫn lén lút cho cá ăn vì quá thích thú với sự thân thiện của chúng.
Mặc dù Ban quản lý suối cá khuyến cáo du khách không nên cho cá ăn vì sợ cá bội thực nhưng nhiều người vẫn lén lút cho cá ăn vì quá thích thú với sự thân thiện của chúng. 

Người dân ra suối vo gạo, rửa rau... để cho cá cùng ăn.
Người dân ra suối vo gạo, rửa rau... để cho cá cùng ăn. 

Ảnh đẹp phụ nữ Nhật Bản những năm 1930 - 1940

(Kiến Thức) - Các nhiếp ảnh gia đã chụp được nhiều bức ảnh ghi lại những khoảnh khắc đẹp của phụ nữ Nhật Bản những năm 1930 - 1940. Trong số này, một số phụ nữ khoe nhan sắc trẻ trung, hồn nhiên trong bộ trang phục kimono truyền thống.

Vẻ đẹp trong sáng, hồn nhiên của hai phụ nữ Nhật Bản những năm 1930 - 1940.
Vẻ đẹp trong sáng, hồn nhiên của hai phụ nữ Nhật Bản những năm 1930 - 1940. 

Tượng Nhân sư nổi tiếng thế giới được xây dựng thế nào?

(Kiến Thức) - Tượng Nhân sư Giza là một trong những biểu tượng vĩ đại nhất của Ai Cập còn trường tồn đến ngày nay. Bức tượng đầu người mình sư tử này được xây dựng như thế nào, trong thời gian bao lâu... là những câu hỏi chưa có lời giải.

Tượng Nhân sư Giza nổi tiếng thế giới với chiều cao 20m và dài 57m. Bức tượng đầu người mình sư tử được đặt ở mặt trước của kim tự tháp Khafre.
 Tượng Nhân sư Giza nổi tiếng thế giới với chiều cao 20m và dài 57m. Bức tượng đầu người mình sư tử được đặt ở mặt trước của kim tự tháp Khafre.

Huyền tích ba “cụ cá thần” nghìn năm tuổi ở giếng Ngọc

(Kiến Thức) - Làng Diềm là cái nôi của dân ca quan họ xứ Kinh Bắc, nhưng ở ngôi làng này cũng ẩn chứa những bí mật khó tin. 

Làng Diềm là cái nôi của dân ca quan họ xứ Kinh Bắc, nhưng ở ngôi làng này cũng ẩn chứa những bí mật khó tin. Một trong những bí mật ấy là huyền tích về giếng Ngọc cổ kính với 3 "cụ cá" cùng một cầu tế với 8 cột đá xanh khắc chữ Nho.
Giếng cổ thủy tụ