Những doanh nghiệp "bé hạt tiêu" trả cổ tức…khủng

Mùa đại hội cổ đông năm nay sắp đi vào hồi kết. Đến giờ này, không chỉ lộ diện doanh nghiệp lãi khủng mà cả những doanh nghiệp "bé hạt tiêu" nhưng chia cổ tức đâu vào đấy, thậm chí thuộc hàng khủng.

Không hiếm những doanh nghiệp sẵn sàng chia cổ tức bằng tiền mặt cao hơn mệnh giá cổ phiếu.
Không hiếm những doanh nghiệp sẵn sàng chia cổ tức bằng tiền mặt cao hơn mệnh giá cổ phiếu.
Năm nay, không phải “cổ phiếu vua: như nhóm chứng khoán hay ngân hàng trả cổ tức khủng mà món hời đa phần rơi vào các doanh nghiệp sản xuất, khai khoáng và bất động sản.
Thống kê trên chứng trường cho thấy, ngày 14/5 tới đây CTCP Công nghiệp Hóa chất Đà Nẵng (CICO - mã chứng khoán DCI) sẽ chốt danh sách cổ đông chi trả cổ tức năm 2017 tổng tỷ lệ 258,185%, tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu được nhận về 25.818 đồng. CTCP Công nghiệp Hóa chất Đà Nẵng có vốn điều lệ hơn 24,12 tỷ đồng. Như vậy, tổng cộng đợt này CICO sẽ chi khoảng 62,28 tỷ đồng trả cổ tức cho cổ đông (trong 3 đợt)
Hiện trên thị trường, cổ phiếu DCI đang giao dịch ở mức giá 12.000 đồng/cổ phiếu. Với quyết định chi trả cổ tức gần 26.000 đồng/cổ phiếu này, CICO đã chi cổ tức trên mỗi cổ phiếu vượt xa giá giao dịch.
Trước đó quán quân đầu năm 2018 về trả cổ tức thuộc về Vinacefe Biên Hòa (VCF) khi doanh nghiệp này đột nhiên thông báo chốt quyền nhận cổ tức bằng tiền với tỷ lệ 660%, tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu được nhận về 66.000 đồng. Đây cũng là mức cổ tức kỷ lục đối với các doanh nghiệp đang giao dịch trên thị trường chứng khoán.
Còn CTCP Tư vấn Xây dựng điện 2 (TV2) cũng chính thức chốt danh sách cổ đông thanh toán cổ tức năm 2017 với tỷ lệ khủng lên tới 110%, trong đó 10% bằng tiền mặt và 100% bằng cổ phiếu (ngày 20/3 vừa qua). Điều này khiến giá cổ phiếu TV2 phấn chấn phi mã tăng trong 3 tháng gần đây lên 67% từ mức giá 141.000 đồng/cổ phiếu hồi đầu năm 2018 lên 236.000 đồng/cổ phiếu– thuộc TOP những cổ phiếu có giá cao nhất thị trường chứng khoán.
Vicostone (VCS) cũng là doanh nghiệp báo lãi hơn nghìn tỷ năm 2017 và xếp vào TOP những doanh nghiệp có cổ tức cao trong năm vừa qua. Với kết quả đạt được, HĐQT trình ĐHCĐ thông qua phương án phân phối lợi nhuận năm 2017 tổng tỷ lệ 140%, trong đó 40% bằng tiền và 100% bằng cổ phiếu. Trước đó, 40% cổ tức bằng tiền đã được Vicostone tạm ứng làm 2 đợt cho cổ đông, mỗi đợt 20%. Đồng thời, sẽ phát hành cổ phiếu trả cổ tức tỷ lệ 100% cho cổ đông, tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu được nhận về 1 cổ phiếu mới. Trên thị trường chứng khoán hiện VCS đang giao dịch quanh vùng giá 239.000 đồng/cổ phiếu – thuộc TOP những doanh nghiệp có thị giá cao trên thị trường.
Điểm danh những doanh nghiệp trả cổ tức khủng còn có: Gemadept trả cổ tức và cổ tức đặc biệt tỷ lệ 80% và cổ tức đặc biệt bằng tiền tỷ lệ 80%, trong đó trả cổ tức năm 2016 tỷ lệ 15% và trả cổ tức đặc biệt tỷ lệ 65%. Dự kiến đợt này Gemadept sẽ chi khoảng 2.300 tỷ đồng.
May Phan Thiết (PTG) sẽ thông qua phương án phân phối lợi nhuận năm 2017 với việc chia cổ tức tổng tỷ lệ 120%, trong đó 20% công ty đã tạm ứng bằng tiền mặt. Đồng thời có phương án phát hành cổ phiếu trả cổ tức tỷ lệ 100%.
Còn công ty cổ phần Bao bì Biên Hòa thì sau khi chi tạm ứng cổ tức đợt 3/2017 cho cổ đông bằng tiền mặt với tỷ lệ 50%, tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu được nhận về 5.000 đồng. Trước đó Bao bì Biên Hòa đã tạm ứng cổ tức đợt 1/2017 bằng tiền tỷ lệ 10% và đợt 2/2017 cũng bằng tiền với tỷ lệ 15%. Tính cả lần này năm 2017 cổ đông SVI nhận tổng cộng 75% cổ tức bằng tiền.
Ngoài ra công ty Địa ốc No Va (Novaland – NVL) dự kiến phát hành 202 triệu cổ phiếu mới chia thưởng cho cổ đông, tỷ lệ phát hành 31%. Nguồn vốn phát hành lấy từ thặng dư vốn cổ phần.

Vì sao Bộ Tài chính yêu cầu VietinBank, BIDV trả cổ tức bằng tiền mặt?

Lãnh đạo Bộ Tài chính chỉ đạo người đại diện phần vốn Nhà nước tại BIDV, VietinBank trả cổ tức năm 2015 bằng tiền mặt.

Thừa lệnh Bộ trưởng Bộ Tài Chính Đinh Tiến Dũng, Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn vừa có công văn đề nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng chỉ đạo người đại diện phần vốn Nhà nước tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển VN (BIDV), Ngân hàng Công Thương VN (VietinBank) trả cổ tức năm 2015 bằng tiền mặt và nộp toàn bộ số cổ tức được chia vào ngân sách Nhà nước.

Thu nhập khủng của tỷ phú USD Trần Đình Long

Với phương án trả thù lao cho HĐQT là 80 tỷ và thưởng cho ban điều hành 101 tỷ, cộng với phương án trả cổ tức bằng cổ phiếu 40%, dự kiến năm 2018 tỷ phú USD Trần Đình Long thu nhập khoảng 7.211 tỷ đồng.

Sáng nay, ngày 22/3, Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoà Phát (mã chứng khoán HPG) sẽ tổ chức đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2018. Theo tài liệu phục vụ ĐHĐCĐ, ban lãnh đạo Hoà Phát dự kiến trình thông qua kế hoạch trả thù lao cho HĐQT 80 tỷ đồng, tương đương 1% lợi nhuận sau thuế và thưởng 101 tỷ đồng (tương ứng 5% phần vượt kế hoạch lãi sau thuế) cho ban điều hành trong năm 2017.

Với số lượng thành viên ban điều hành là 10 người, bình quân mỗi người nhận được 10 tỷ đồng trong năm 2018. Ngoài ra với 80 tỷ đồng thù lao cho 9 thành viên HĐQT, bình quân mỗi người nhận gần 8,9 tỷ đồng trong năm 2018.

Như vậy, tỷ phú USD Trần Đình Long sẽ nhận được khoảng 18,9 tỷ đồng tiền thù lao và thưởng.

Ngoài ra, tỷ phú Trần Đình Long hiện đang sở hữu 381,55 triệu cổ phiếu HPG, tương đương 25,15% vốn điều lệ của Hoà Phát. Với phương án chi trả 30% cổ tức bằng cổ phiếu, tỷ phú Trần Đình Long sẽ nhận thêm khoảng 114,46 triệu cổ phiếu HPG. Với giá chốt phiên ngày 21.3 của cổ phiếu HPG là 63.000 đồng/cổ phiếu, tài sản của tỷ phú Trần Đình Long sẽ tăng thêm khoảng 7.211 tỷ đồng.

Như vậy, tổng thu nhập dự kiến trong năm 2018 của tỷ phú USD Trần Đình Long khoảng 7.230 tỷ đồng.

Tỷ phú USD Trần Đình Long dự kiến nhận thêm hơn 7.230 tỷ đồng trong năm 2018 (Ảnh: IT)

Tỷ phú USD Trần Đình Long dự kiến nhận thêm hơn 7.230 tỷ đồng trong năm 2018 (Ảnh: IT) 
Với mức chi lương, thưởng lên tới 181 tỷ đồng (chưa kể lương cho ban điều hành), Hoà Phát là một trong những doanh nghiệp chi hậu hĩnh nhất cho các lãnh đạo.

Việc trả thù lao tối đa 1% lãi sau thuế đối với HĐQT và thưởng tối đa 5% khoản lãi vượt kế hoạch đã được Hoà Phát duy trì trong ít nhất 10 năm qua; tuy nhiên bắt đầu gây sự chú ý lớn khi tập đoàn này tăng trưởng nhanh từ năm 2012 đến nay.

Năm 2012, hội đồng quản trị Hoà Phát được trả thù lao 10,3 tỷ đồng, tăng nhanh chóng lên mức 80 tỷ đồng năm 2017. Mức thưởng đối với ban điều hành cũng tăng từ 16,6 tỷ đồng lên 170 tỷ đồng năm 2016 và 101 tỷ đồng năm 2017. Tổng cộng các khoản này lên tới 675 tỷ đồng giai đoạn 6 năm vừa qua.

Tại các ĐHĐCĐ thường niên, một vài ý kiến tỏ ra băn khoăn về khoản thu nhập khổng lồ của ban lãnh đạo Hoà Phát. Phản hồi, Chủ tịch Hòa Phát Trần Đình Long trong cuộc họp năm 2016 khẳng định, trên sàn chứng khoán hiếm có doanh nghiệp tốt như Hoà Phát, năm nào cũng tăng trưởng nhanh, chia cổ tức tiền mặt tỷ lệ cao cho cổ đông. Việc điều hành hiệu quả một doanh nghiệp lớn và chất lượng như vậy thể hiện năng lực và tinh thần trách nhiệm của ban lãnh đạo Tập đoàn, và họ xứng đáng nhận được mức thu nhập tương xứng.

Giai đoạn 2012-2017, Hoà Phát ghi nhận tốc độ tăng trưởng nhanh, với tổng tài sản tăng 2,8 lần lên 53.022 tỷ đồng, vốn cổ phần tăng gần gấp 4 lần lên mức 15.170 tỷ đồng. Doanh thu năm vừa qua ở mức 46.855 tỷ đồng, gấp 2,7 lần cách đây 5 năm, lãi sau thuế theo đó vọt từ 1.031 tỷ đồng lên 8.015 tỷ đồng.

Mức thu nhập của ban lãnh đạo Hoà Phát được đánh giá là "không có đối thủ" ở Việt Nam. Một số doanh nghiệp có tiếng chịu chi như FPT hay Vinamilk cũng chỉ trả quanh mức 20 tỷ đồng cho HĐQT, hay PVGas là 13,5 tỷ đồng trong năm 2016. REE đã trả thù lao cho HĐQT và Bán Kiểm soát 2,98 tỷ đồng trong năm 2017 và dự kiến nâng con số này lên mức 5 tỷ đồng trong năm 2018.