Bị lừa "cập nhật VNeID", người phụ nữ mất 129 triệu đồng

Sau khi làm theo hướng dẫn, đăng nhập ứng dụng VNeID và thanh toán phí giao dịch qua tài khoản, chị H.N.T phát hiện 129 triệu đồng trong tài khoản đã “bốc hơi”.

Ngày 18/7, Công an Đà Nẵng phát đi cảnh báo người dân cảnh giác với các cuộc gọi “cập nhật thông tin”, “đồng bộ giấy tờ” trên hệ thống ứng dụng VneID.

Trước đó, chị H.N.T (1994, trú phường Thanh Khê, TP.Đà Nẵng) nhận được cuộc gọi từ một người lạ tự xưng là cán bộ Công an, yêu cầu cập nhật thông tin thường trú trên ứng dụng VNeID theo quy định mới.

Không chút nghi ngờ, chị T. làm theo hướng dẫn, đăng nhập ứng dụng và thanh toán phí giao dịch 22.000 đồng qua tài khoản. Đến sáng hôm sau, chị tá hỏa phát hiện 129 triệu đồng trong tài khoản đã “bốc hơi”.

vneid.jpg
Ảnh minh hoạ.

Theo Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an TP Đà Nẵng, các đối tượng lừa đảo thường giả danh cán bộ xã, phường hoặc Công an để gọi điện, viện lý do cập nhật thông tin, đồng bộ dữ liệu sau sáp nhập địa giới hành chính. Sau khi chiếm được lòng tin, chúng gửi mã OTP hoặc đường link giả mạo, cài mã độc để chiếm quyền kiểm soát thiết bị và tài khoản ngân hàng của nạn nhân.

Công an TP Đà Nẵng khuyến cáo người dân phải luôn nêu cao tinh thần cảnh giác trước thủ đoạn của tội phạm, tự bảo vệ dữ liệu cá nhân, không đăng, đưa lên mạng xã hội hình ảnh thẻ Căn cước công dân, tài khoản định danh điện tử, số điện thoại cá nhân... để không bị kẻ lừa đảo lợi dụng thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.

Khi có những số điện thoại lạ gọi điện tự xưng là cán bộ xã, phường hoặc cơ quan Công an để hướng dẫn, hỗ trợ cài đặt, cập nhập, đồng bộ hóa dữ liệu thì không vội thực hiện theo mà liên hệ số điện thoại cố định chính xác của cơ quan, đơn vị đó để xác nhận chính xác hay không để được hướng dẫn. Tuyệt đối không truy cập vào các đường link, trang web… do người khác gửi để yêu cầu cập nhật thông tin cá nhân.

Tuyệt đối không cài đặt ứng dụng VNeID từ nguồn ngoài trên các trang web, kho ứng dụng không chính thống; chỉ cài đặt ứng dụng VNeID từ nguồn chính thống trên App Store (đối với hệ điều hành IOS cho điện thoại iPhone) và CH Play (đối với hệ điều hành Android).

>>> Xem thêm video giả danh nhân viên điện lực báo nợ tiền điện để lừa tiền.

(Nguồn: VTV)

Công an Đà Nẵng tìm bị hại vụ lừa đảo hơn 3.000 người trên cả nước

Bị can Hà Công Tài sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử lừa đảo hơn 3.000 người, chiếm đoạt gần 640 triệu đồng.

Ngày 18/7, thông tin từ Công an TP Đà Nẵng xác nhận, đơn vị vừa phát đi thông báo tìm bị hại trong vụ án lừa đảo chiếm đoạt tiền của hơn 3.000 người trên cả nước, do bị can Hà Công Tài (SN 1995, xã Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai) cầm đầu.

Theo hồ sơ vụ án, khoảng đầu tháng 1/2024, do cần tiền, Hà Công Tài lên mạng tìm hiểu cách thức lừa đảo chiếm đoạt tiền thông qua hình thức thanh toán điện tử, thiết lập, sử dụng các website giả mạo cung cấp dịch vụ liên quan đến sim điện thoại.

Hot girl lừa đảo, chiếm đoạt hơn 17 tỷ đồng ở Hà Tĩnh

Làm môi giới bất động sản nhưng bị thua lỗ, Lê Thị Nguyệt (Hà Tĩnh) đã lừa đảo chiếm đoạt hơn 17 tỷ đồng của nhiều bị hại.

Ngày 18/7, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hà Tĩnh cho biết, đơn vị vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Lê Thị Nguyệt (23 tuổi, trú tại phường Đức Thuận, thị xã Hồng Lĩnh (cũ), nay là phường Bắc Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh) về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Trước đó, cơ quan Công an nhận được đơn trình báo của chị Phan Thị M.D. (trú phường Bắc Hồng Lĩnh) tố cáo Lê Thị Nguyệt lừa đảo chiếm đoạt tiền của chị D.

Nữ giáo viên ở Hà Tĩnh bị lừa đảo gần 1,5 tỷ đồng

Sau khi cài app thanh toán tiền điện giả mạo, nữ giáo viên ở Hà Tĩnh bị lừa đảo mất gần 1,5 tỷ đồng trong tài khoản.

Ngày 16/7, thông tin từ Công an xã Thạch Hà (Hà Tĩnh) cho biết, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Hà Tĩnh đang điều tra, làm rõ sự việc nữ giáo viên trên địa bàn trình báo bị kẻ xấu lừa đảo mất gần 1,5 tỷ đồng.

“Sau khi sự việc xảy ra, tổ an ninh trên địa bàn đã đến gia đình cô giáo để nắm bắt tình hình, động viên, trấn an tinh thần của bị hại. Tại buổi làm việc, tâm lý của cô giáo cơ bản ổn định và mong muốn cơ quan công an hỗ trợ lấy lại được tài sản đã bị kẻ xấu lừa đảo”, một cán bộ Công an xã Thạch Hà, cho hay.