Nhọc nhằn chuyện tăng vốn tại TPBank

(Vietnamdaily) - Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank, TPB) vừa thông báo lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản về vấn đề có liên quan đến việc tăng vốn điều lệ.

Cụ thể, nội dung lấy ý kiến là thông qua điều chỉnh phương án tăng vốn điều lệ năm 2020. Theo đó, ngày đăng ký cuối cùng để lập danh sách cổ đông có quyền lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản là ngày 19/7, thời gian lấy ý kiến từ 3-17/8.

Tại cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2020, cổ đông TPBank đã thông qua kế hoạch tăng vốn điều lệ từ 8.566 tỷ đồng lên 10.199 tỷ đồng bằng phương án trả cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 20%.

Trong năm 2019, TPBank triển khai kế hoạch tăng vốn từ 8.566 tỷ đồng lên 10.000 tỷ đồng thông qua phương án chào bán cổ phần riêng lẻ nhằm tăng năng lực tài chính.

Cụ thể, ngân hàng dự kiến tăng vốn lên 10.000 tỷ đồng thông qua phát hành cổ phiếu trả cổ tức và chào bán riêng lẻ 100 triệu cổ phiếu với giá không thấp hơn 22.250 đồng/cp.

Tuy nhiên do việc kêu gọi nhà đầu tư trong nước gặp một số khó khăn do tác động của thị trường chứng khoán, vì thế dự kiến phương án sẽ được điều chỉnh phù hợp hơn và triển khai trong năm nay.

Nhoc nhan chuyen tang von tai TPBank
 TPBank muốn thay đổi phương án tăng vốn.

Nhận định năm 2020, thị trường tài chính - tiền tệ cũng chịu tác động mạnh của cú sốc suy thoái kinh tế bởi hậu quả của đại dịch COVID-19 và biến động của giá dầu giảm sâu xuống mức âm trong phiên ngày 20/4. 

Chính phủ các nước đều đồng loạt nới lỏng chính sách tài khoá và tiền tệ, như giảm lãi suất điều hành, áp dụng các gói tài chính tiền tệ để hỗ trợ phục hồi sản xuất kinh doanh và ổn định kinh tế xã hội. 

Trước tình hình đó, TPBank lên kế hoạch tổng tài sản tăng 9% lên mức 180.000 tỷ đồng. Tổng huy động 158.835 tỷ đồng, tăng 7%, trong đó riêng tiền gửi khách hàng tăng 15% lên 122.681 tỷ đồng.

Cho vay khách hàng 105.181 tỷ đồng, tăng 9%. Tỷ lệ nợ xấu cho vay dưới 2,5%. Lợi nhuận trước thuế riêng lẻ 4.068 tỷ đồng, tăng 5% so năm 2019. 

Riêng trong quý 1/2020, TPBank đạt lợi nhuận trước và sau thuế lần lượt 1.009 tỷ đồng và 809 tỷ đồng, tăng 18% và 19% so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ nợ xấu/dư nợ tăng lên mức 1,87%.

Agribank sẽ tăng thêm 1.200 tỷ lợi nhuận nếu được tăng vốn thêm 3.500 tỷ năm 2020

(Vietnamdaily) - Nếu được tăng vốn thêm 3.500 tỷ, năm 2020, dư nợ tín dụng của Agribank dự kiến có thể tăng thêm khoảng 60.000 tỷ đồng, doanh thu và lợi nhuận tăng thêm khoảng 1.200 tỷ đồng.

Sáng 8/6, Chính phủ đã có tờ trình gửi tới Quốc hội về việc bổ sung vốn điều lệ cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank).

Tờ trình do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Lê Minh Hưng trình bày nêu rõ Agribank là NHTM do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, có vai trò chủ đạo trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, Agribank chưa được Nhà nước đầu tư bổ sung vốn điều lệ, tốc độ tăng vốn điều lệ luôn thấp hơn tốc độ tăng tổng tài sản, khiến tỷ lệ an toàn vốn của ngân hàng bị suy giảm.

Vốn điều lệ của Agribank hiện đạt 30.591 tỷ đồng. Nếu tính theo chuẩn mực vốn Basel II, thời điểm 31/3/2020, tỷ lệ an toàn vốn của Ngân hàng này chỉ đạt 6,9% (không đảm bảo yêu cầu vốn tối thiểu 8% theo quy định). 

Agribank đã xây dựng Phương án đầu tư bổ sung vốn điều lệ giai đoạn 2019 – 2021. Theo đó, mức vốn tự có thiếu hụt của Agribank giai đoạn 2019 – 2021 để đáp ứng chuẩn mực vốn Basel II là rất lớn. Do chưa đáp ứng chuẩn mực vốn Basel II nên Agribank hiện đang được NHNN cho phép thực hiện tỷ lệ an toàn vốn theo quy định của Thông tư 22 chỉ đạt 9,2%, đã sát ngưỡng tối thiểu theo quy định (9%).

Tuy nhiên, để đáp ứng quy định tại Thông tư 22/2019/TT-NHNN, Agribank vẫn cần được Nhà nước cấp bổ sung 3.500 tỷ đồng ngay trong năm 2020. 

Nếu không tăng vốn điều lệ cho Agribank ngay trong năm 2020 thì sẽ không thể đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ phát triển kinh tế, đặc biệt là vốn tín dụng cho lĩnh vực nông nghiệp nông thôn. Các chỉ tiêu tăng trưởng của Agribank bị ảnh hưởng trực tiếp, ảnh hưởng đến an toàn trong hoạt động ngân hàng, giảm vị thế, vai trò trong hệ thống các TCTD và nguy cơ hạ mức xếp hạng tín nhiệm từ các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế là hiện hữu.

Khi đó Agribank sẽ không đảm bảo được vai trò chủ lực trong việc thực thi chính sách của Chính phủ về phát triển nông nghiệp nông thôn khi Ngân hàng này cung ứng đến 50% thị phần tín dụng nông nghiệp, nông thôn tại Việt Nam; ảnh hưởng lớn đến việc triển khai hiệu quả các chính sách giảmnghèo bền vững của Chính phủ. 

Agribank se tang them 1.200 ty loi nhuan neu duoc tang von them 3.500 ty nam 2020
 
Agribank sẽ thay đổi ra sao nếu được cấp bổ sung thêm 3,500 tỷ đồng?

Trường hợp được cấp bổ sung vốn điều lệ 3.500 tỷ đồng trong quý 3/2020, quy mô vốn điều lệ của Agribank sẽ đạt mức trên 34.000 tỷ đồng. Nhờ đó, năm 2020, dư nợ tín dụng của Agribank dự kiến có thể tăng thêm khoảng 60.000 tỷ đồng, tương ứng với tổng tài sản tăng thêm khoảng 60.000 tỷ đồng. 

Doanh thu và lợi nhuận năm 2020 khả năng tăng thêm khoảng 1.200 tỷ đồng; đóng góp cho ngân sách nhà nước tăng thêm 500 tỷ đồng; vốn nhà nước tại Agribank tăng thêm khoảng 380 tỷ đồng từ trích lập các quỹ từ lợi nhuận sau thuế.

Từ năm 2021 và các năm tiếp theo, Agribank có điều kiện tăng quy mô trái phiếu phát hành để tăng vốn cấp 2, nhờ đó tạo điều kiện tăng dư nợ cho vay, doanh thu tăng thêm từ 4.500 tỷ đồng đến 5.000 tỷ đồng. Theo đó, Agribank sẽ tăng nộp ngân sách Nhà nước tương ứng 900 – 1.000 tỷ đồng thuế thu nhập doanh nghiệp, lợi nhuận còn lại khoảng 1.000 – 1.200 tỷ đồng.

Ngoài ra, việc bổ sung vốn điều lệ cho Agribank giúp gia tăng giá trị doanh nghiệp cho Agribank, tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình cổ phần hóa và gia tăng giá trị thặng dư cổ phần hóa...

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh trình bày báo cáo thẩm tra về việc bổ sung vốn điều lệ cho Agribank.

Nhiều doanh nghiệp báo lãi lớn trong nửa đầu năm 2020, hàng không vận tải vẫn gồng... lỗ

(Vietnamdaily) - Bức tranh lợi nhuận ước tính cho nửa đầu năm 2020 có phần phân hoá khi nhiều doanh nghiệp báo lỗ lớn, nhiều đơn vị dần phục hồi sau khó khăn của đại dịch và có lãi…

Doanh nghiệp gồng... lỗ

Được dự báo là ngành nghề gặp khá nhiều ảnh hưởng tiêu cực từ COVID-19, chia sẻ tại Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2020, Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) ước tính có thể lỗ 400 tỷ đồng trong quý 2, không tính tới doanh thu tài chính.

Chủ tịch Nguyễn Văn Tuấn muốn mua tới 20 triệu cổ phiếu Gelex

(Vietnamdaily) - Chủ tịch Nguyễn Văn Tuấn tiếp tục đăng ký mua thêm 20 triệu cổ phiếu GEX để nâng sở hữu tại Công ty lên hơn 7% và trở thành cổ đông lớn.

Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Tổng CTCP Thiết bị điện Việt Nam (Gelex, HoSE: GEX) - ông Nguyễn Văn Tuấn vừa đăng ký mua thêm 20 triệu cổ phiếu nhằm gia tăng tỷ lệ sở hữu.

Theo thông tin công bố, giao dịch dự kiến được thực hiện theo phương thức thỏa thuận hoặc khớp lệnh trong khoảng thời gian từ 14/7-12/8.