Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

Kho tri thức

Nhìn lại những thăng trầm lịch sử của dinh Tỉnh trưởng Đà Lạt

04/11/2021 07:12

Dinh Tỉnh trưởng được xây trước năm 1910, là công trình đồ sộ xây dựng sớm nhất ở Đà Lạt, trước cả khách sạn Dalat Palace...

Quốc Lê
@{ WContent wContent = wContents.get(0); }
@components.block.ContentTitle(wContent)
Nằm trên đỉnh ngọn đồi cao nhiều cây xanh ở cuối đường Lý Tự Trọng, dinh Tỉnh trưởng là một dinh thự cổ có vị trí được coi là đắc địa nhất của thành phố Đà Lạt.
Nằm trên đỉnh ngọn đồi cao nhiều cây xanh ở cuối đường Lý Tự Trọng, dinh Tỉnh trưởng là một dinh thự cổ có vị trí được coi là đắc địa nhất của thành phố Đà Lạt.
Trong cuốn sách “Đà Lạt xưa” do NXB Văn hóa Sài Gòn phát hành năm 2008, tác giả Lê Phỉ cho biết dinh được xây trước năm 1910, là công trình đồ sộ xây dựng sớm nhất ở Đà Lạt, trước cả khách sạn Dalat Palace.
Trong cuốn sách “Đà Lạt xưa” do NXB Văn hóa Sài Gòn phát hành năm 2008, tác giả Lê Phỉ cho biết dinh được xây trước năm 1910, là công trình đồ sộ xây dựng sớm nhất ở Đà Lạt, trước cả khách sạn Dalat Palace.
Cuốn sách có trích dẫn một số tư liệu cũ về dinh Tỉnh trưởng Đà Lạt: “Vào khoảng năm 1917, Công sứ Outrey, các Công sứ, Thị trưởng kế tiếp ở tại đó. Dinh thị trưởng chỉ có 2 tầng… Đó là một kiến trúc khối có 4 cửa: Cửa chính có bậc thang (perron) lên từ hai bên…”.
Cuốn sách có trích dẫn một số tư liệu cũ về dinh Tỉnh trưởng Đà Lạt: “Vào khoảng năm 1917, Công sứ Outrey, các Công sứ, Thị trưởng kế tiếp ở tại đó. Dinh thị trưởng chỉ có 2 tầng… Đó là một kiến trúc khối có 4 cửa: Cửa chính có bậc thang (perron) lên từ hai bên…”.
“...Xe đến thì dừng trước cửa nhưng khách phải lên bậc thềm vì ở dưới có tầng hầm… Cửa vào ngả sau dành cho gia đình có lối lên và xuống cho xe hơi...”. Tác giả giải thích: “Các nhà Pháp thường có tầng hầm, vừa là hầm rượu, hầm dự trữ, kho, nhà bồi”.
“...Xe đến thì dừng trước cửa nhưng khách phải lên bậc thềm vì ở dưới có tầng hầm… Cửa vào ngả sau dành cho gia đình có lối lên và xuống cho xe hơi...”. Tác giả giải thích: “Các nhà Pháp thường có tầng hầm, vừa là hầm rượu, hầm dự trữ, kho, nhà bồi”.
Với kiến trúc bề thế, sang trọng, dinh Tỉnh trưởng là nơi ở và làm việc của thị trưởng Đà Lạt thời thuộc địa, và tỉnh trưởng tỉnh Tuyên Đức cũ, giai đoạn trước 1975.
Với kiến trúc bề thế, sang trọng, dinh Tỉnh trưởng là nơi ở và làm việc của thị trưởng Đà Lạt thời thuộc địa, và tỉnh trưởng tỉnh Tuyên Đức cũ, giai đoạn trước 1975.
Trong chiến dịch Mậu Thân 1969, Tiểu đoàn 145 và Tiểu đoàn 186 phối hợp với lực lượng vũ trang địa phương mở cuộc tiến công vào Đà Lạt, dinh Tỉnh trưởng là một trong những mục tiêu nằm dưới sự kiểm soát của quân đội ta.
Trong chiến dịch Mậu Thân 1969, Tiểu đoàn 145 và Tiểu đoàn 186 phối hợp với lực lượng vũ trang địa phương mở cuộc tiến công vào Đà Lạt, dinh Tỉnh trưởng là một trong những mục tiêu nằm dưới sự kiểm soát của quân đội ta.
Sau 1975, dinh Tỉnh trưởng trở thành Cung Thiếu nhi. Đến năm 1978 nơi này trở thành Bảo tàng tỉnh Lâm Đồng. Khi Bảo tàng dời về đường Hùng Vương năm 1999 thì dinh bị bỏ hoang phế.
Sau 1975, dinh Tỉnh trưởng trở thành Cung Thiếu nhi. Đến năm 1978 nơi này trở thành Bảo tàng tỉnh Lâm Đồng. Khi Bảo tàng dời về đường Hùng Vương năm 1999 thì dinh bị bỏ hoang phế.
Đến năm 2011, tỉnh Lâm Đồng có chủ trương giao cho một nhà đầu tư tôn tạo công trình để khai thác kinh doanh, nhưng họ không thực hiện. Báo chí khi đó đã phản ánh sự lãng phí khi bỏ hoang dinh thự này.
Đến năm 2011, tỉnh Lâm Đồng có chủ trương giao cho một nhà đầu tư tôn tạo công trình để khai thác kinh doanh, nhưng họ không thực hiện. Báo chí khi đó đã phản ánh sự lãng phí khi bỏ hoang dinh thự này.
Đến năm 2014, tỉnh Lâm Đồng tôn tạo, chỉnh trang lại dinh Tỉnh trưởng và giao cho Trung tâm Văn hóa tỉnh Lâm Đồng quản lý, sử dụng. Vào dịp Festival hoa Đà Lạt 2015, dinh trở thành nơi giới thiệu văn hóa người Đà Lạt, với hơn 1.500 kỷ vật do các cá nhân, gia đình ở Đà Lạt đóng góp.
Đến năm 2014, tỉnh Lâm Đồng tôn tạo, chỉnh trang lại dinh Tỉnh trưởng và giao cho Trung tâm Văn hóa tỉnh Lâm Đồng quản lý, sử dụng. Vào dịp Festival hoa Đà Lạt 2015, dinh trở thành nơi giới thiệu văn hóa người Đà Lạt, với hơn 1.500 kỷ vật do các cá nhân, gia đình ở Đà Lạt đóng góp.
Đến tháng 3/2019, khi Lâm Đồng công bố quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết và thiết kế đô thị khu vực trung tâm Hòa Bình, dinh Tỉnh trưởng Đà Lạt đã trở thành một chủ đề được dư luận quan tâm, khi ba phương án kiến trúc khu vực đồi Dinh được đưa ra.
Đến tháng 3/2019, khi Lâm Đồng công bố quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết và thiết kế đô thị khu vực trung tâm Hòa Bình, dinh Tỉnh trưởng Đà Lạt đã trở thành một chủ đề được dư luận quan tâm, khi ba phương án kiến trúc khu vực đồi Dinh được đưa ra.
Đến tháng 10/2021, tỉnh Lâm Đồng đã thống nhất chọn phương án nâng dinh Tỉnh trưởng cao hơn so với vị trí ban đầu 28 mét để thực hiện tổ hợp khách sạn cao tầng.
Đến tháng 10/2021, tỉnh Lâm Đồng đã thống nhất chọn phương án nâng dinh Tỉnh trưởng cao hơn so với vị trí ban đầu 28 mét để thực hiện tổ hợp khách sạn cao tầng.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến trong giới kiến trúc sư trên cả nước và người dân Đà Lạt không đồng tình các phương án được đưa ra vì phương án nào cũng hướng đến việc xây dựng tổ hợp khách sạn, dịch vụ cao tầng đồ sộ, xâm hại tính toàn vẹn không gian đồi Dinh, mảng xanh công cộng duy nhất ở khu trung tâm Hòa Bình.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến trong giới kiến trúc sư trên cả nước và người dân Đà Lạt không đồng tình các phương án được đưa ra vì phương án nào cũng hướng đến việc xây dựng tổ hợp khách sạn, dịch vụ cao tầng đồ sộ, xâm hại tính toàn vẹn không gian đồi Dinh, mảng xanh công cộng duy nhất ở khu trung tâm Hòa Bình.
Tầm nhìn từ khu "đất vàng" của dinh Tỉnh trưởng về khu vực trung tâm thành phố Đà Lạt.
Tầm nhìn từ khu "đất vàng" của dinh Tỉnh trưởng về khu vực trung tâm thành phố Đà Lạt.
Mời quý độc giả xem video: Mộng mơ thành phố ngàn hoa Đà Lạt | VTV Review.

Bạn có thể quan tâm

Nhà nghỉ cổ đại Trung Quốc có gì khiến khách phải dè chừng?

Nhà nghỉ cổ đại Trung Quốc có gì khiến khách phải dè chừng?

Giải mã văn bản cổ huyền bí nhất nền văn minh Lưỡng Hà

Giải mã văn bản cổ huyền bí nhất nền văn minh Lưỡng Hà

Loài cây cảnh thần kỳ giúp dưỡng mắt, làm dịu tâm trí

Loài cây cảnh thần kỳ giúp dưỡng mắt, làm dịu tâm trí

Bức tượng bò nhỏ 2.500 năm tuổi làm sáng tỏ bí mật Hy Lạp cổ

Bức tượng bò nhỏ 2.500 năm tuổi làm sáng tỏ bí mật Hy Lạp cổ

Vì sao nữ phạm nhân xưa phải làm chuyện “sốc” này trước khi chết?

Vì sao nữ phạm nhân xưa phải làm chuyện “sốc” này trước khi chết?

5 mỹ nhân nào được chôn cùng hoàng đế Khang Hi?

5 mỹ nhân nào được chôn cùng hoàng đế Khang Hi?

Sự thật rợn người trong 'nhà tù bánh mì' rúng động Pompeii

Sự thật rợn người trong 'nhà tù bánh mì' rúng động Pompeii

Giải mã quyền năng thần Thoth, vị thần cổ đại đầy huyền bí

Giải mã quyền năng thần Thoth, vị thần cổ đại đầy huyền bí

Người "giữ lửa" cho người thương binh "tàn nhưng không phế"

Người "giữ lửa" cho người thương binh "tàn nhưng không phế"

Tìm thấy bình đựng nước hé lộ bí mật thương gia Ai Cập

Tìm thấy bình đựng nước hé lộ bí mật thương gia Ai Cập

Bí ẩn kim tự tháp bậc thang 4.600 năm tuổi ở Ai Cập

Bí ẩn kim tự tháp bậc thang 4.600 năm tuổi ở Ai Cập

Xúc động người cựu chiến binh đọc thơ trước mộ liệt sĩ Tô Vĩnh Diện

Xúc động người cựu chiến binh đọc thơ trước mộ liệt sĩ Tô Vĩnh Diện

Top tin bài hot nhất

Tìm thấy bình đựng nước hé lộ bí mật thương gia Ai Cập

Tìm thấy bình đựng nước hé lộ bí mật thương gia Ai Cập

27/07/2025 12:25
Giải mã quyền năng thần Thoth, vị thần cổ đại đầy huyền bí

Giải mã quyền năng thần Thoth, vị thần cổ đại đầy huyền bí

27/07/2025 14:40
Sự thật rợn người trong 'nhà tù bánh mì' rúng động Pompeii

Sự thật rợn người trong 'nhà tù bánh mì' rúng động Pompeii

27/07/2025 19:08
Vì sao nữ phạm nhân xưa phải làm chuyện “sốc” này trước khi chết?

Vì sao nữ phạm nhân xưa phải làm chuyện “sốc” này trước khi chết?

28/07/2025 06:42
Bức tượng bò nhỏ 2.500 năm tuổi làm sáng tỏ bí mật Hy Lạp cổ

Bức tượng bò nhỏ 2.500 năm tuổi làm sáng tỏ bí mật Hy Lạp cổ

28/07/2025 07:12

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: Số 70 Trần Hưng Đạo, phường Cửa Nam, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: Số 54 Phạm Huy Thông, phường Hạnh Thông, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

DMCA.com Protection Status