Nhiều lãnh đạo, cựu lãnh đạo ở Đồng Nai liên quan sai phạm tại dự án Khu dân cư Bình Đa

(Vietnamdaily) - Thanh tra tỉnh Đồng Nai đã chỉ ra các cá nhân từng là cựu lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai, lãnh đạo UBND TP Biên Hòa, lãnh đạo Tổng công ty Công nghiệp thực phẩm Đồng Nai … có liên quan đến các sai phạm ở dự án Khu dân cư Bình Đa.

Thanh tra tỉnh Đồng Nai vừa có Kết luận thanh tra số 44 về việc thanh tra toàn diện dự án Khu dân cư Bình Đa (dự án khu dân cư kết hợp xây dựng công trình giáo dục) tại phường Bình Đa, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, do Công ty Cổ phần Phát triển nhà Bình Đa làm chủ đầu tư.

Theo cơ quan thanh tra, việc giao đất Khu dân cư Bình Đa không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất có dấu hiệu của tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai nên chuyển hồ sơ sang cơ quan công an để điều tra, xử lý.

Thanh tra tỉnh Đồng Nai đã xác định trách nhiệm nhiều cá nhân có liên quan trực tiếp đến các sai phạm ở dự án khu dân cư Bình Đa gồm: Ông Võ Văn Chánh, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, hiện là Bí thư Thành ủy Biên Hòa; ông Phạm Anh Dũng, nguyên Chủ tịch UBND TP Biên Hoà, hiện là Phó trưởng Ban Tổ chức Tỉnh uỷ; ông Trần Minh Phúc, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh, đã nghỉ hưu; ông Trần Văn Vĩnh, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh, đã nghỉ hưu;

Ông Lê Viết Hưng, nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (đã nghỉ hưu và bị bắt tạm giam ngày 25/1 do liên quan đến sai phạm ở một dự án khác); ông Nguyễn Lục Hòa, nguyên Chánh Văn phòng UBND tỉnh (đã nghỉ hưu); ông Nguyễn Thanh Lâm, nguyên Phó giám đốc Sở Xây dựng; Bà Nguyễn Thị Lệ Hồng, Tổng giám đốc Tổng Công ty công nghiệp thực phẩm Đồng Nai...

Dự án này diện tích 2,304 ha tại phường Bình Đa, được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư tại Quyết định số 2017 năm 2016 có mục tiêu xây dựng khu dân cư Bình Đa với 234 căn nhà. Trong đó có 144 căn nhà chung cư, 77 căn nhà liền kề, 14 căn biệt thự.

Tháng 10/2017, UBND tỉnh Đồng Nai ra Quyết định số 3515 điều chỉnh quy mô diện tích từ 2,304 ha xuống 2,297 ha nhưng tăng số lượng căn nhà từ 234 lên 325 căn và có tổng mức đầu tư 717,5 tỷ đồng.

Đến năm 2019, UBND tỉnh ra Quyết định số 403 về việc dừng dự án để thực hiện các thủ tục đảm bảo cho việc chuyển đổi mục tiêu dự án từ nhà ở thương mại sang dự án nhà ở xã hội theo đúng quy định pháp luật.

Công ty Cổ phần Phát triển nhà Bình Đa thành lập tháng 9/2011 với vốn điều lệ 90 tỷ đồng. Các bên góp vốn gồm Tổng Công ty Công nghiệp thực phẩm Đồng Nai góp hơn 22 tỷ đồng (24,48%), ông Nguyễn Trọng Hùng 45 tỷ đồng (50%) và ông Nguyễn Trọng Đoàn gần 23 tỷ đồng (25,52%). Người đại diện pháp luật của công ty này là ông Hùng với chức danh giám đốc. Tháng 6/2017, vốn điều lệ của Công ty Cổ phần Phát triển nhà Bình Đa được nâng từ 90 tỷ lên 150 tỷ.

Nhieu lanh dao, cuu lanh dao o Dong Nai lien quan sai pham tai du an Khu dan cu Binh Da
 Một góc Khu dân cư Bình Đa. Ảnh: Báo Giao Thông.

Theo cơ quan thanh tra, Tổng Công ty Công nghiệp thực phẩm Đồng Nai thuê đất, gia hạn thuê đất, góp vốn thành lập Công ty Cổ phần Phát triển nhà Bình Đa; UBND TP Biên Hòa thỏa thuận địa điểm; UBND tỉnh Đồng Nai quyết định chủ trương đầu tư là không đúng quy định.

Từ đó, dẫn đến việc UBND tỉnh ban hành  quyết định  số 3820 ngày 14/11/2016 về việc thu hồi gần 2,3 ha đất do Tổng Công ty Công nghiệp thực phẩm Đồng Nai quản lý và chấp thuận  giao toàn bộ diện tích đất thu hồi trên cho Công ty Cổ phần Phát triển nhà Bình Đa để thực hiện dự án Khu dân cư Bình Đa không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất là vi phạm quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 118 Luật Đất đai năm 2013 và có dấu hiệu của tội vi phạm các quy định  về quản lý đất đai theo quy định Điều 229 của Bộ Luật Hình sự năm 2015.

Từ đó, Thanh tra tỉnh Đồng Nai chuyển hồ sơ cho Công an Đồng Nai tiến hành điều tra, xử lý theo quy định pháp luật.

Cơ quan thanh tra tỉnh yêu cầu lãnh đạo các đơn vị gồm Tổng Công ty Công nghiệp thực phẩm Đồng Nai, UBND TP Biên Hòa, Sở Tài nguyên và môi trường, Sở Tài chính, Sở Xây dựng, Công ty cổ phần thẩm định giá; Văn phòng UBND và Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai phải tiến hành xác định trách nhiệm cụ thể đối với các tập thể, cá nhân có liên quan đến sai phạm nêu trên, tổ chức kiểm điểm và có hình thức kỷ luật nghiêm khắc theo đúng quy định.

Vì sao dự án khu dân cư Bình Đa bị Công an điều tra?

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đồng Nai đang điều tra dấu hiệu sai phạm tại dự án khu dân cư Bình Đa thuộc Công ty CP phát triển nhà Bình Đa ở TP Biên Hòa vì thực hiện sai mục đích sử dụng đất (từ nhà ở xã hội chuyển sang nhà ở thương mại).

Dong Nai: Vi sao du an khu dan cu Binh Da bi Cong an dieu tra?

Chuyên gia cảnh báo: Đầu tư bất động sản theo 'cơn sốt' cần cẩn trọng với đòn bẩy tài chính

Các chuyên gia bất động sản cho rằng, việc tăng giá BĐS hưởng lợi theo quy hoạch là hợp lý, tuy nhiên cần cân nhắc nếu dùng đòn bẩy tài chính sẽ rất rủi ro.

Đại diện Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội - huyện Sóc Sơn cho biết, mỗi tháng bộ phận "một cửa" của văn phòng tiếp nhận khoảng 2.000 hồ sơ đất đai, trong đó có tới 80% liên quan đến chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Tuy nhiên, trong hai tuần gần đây, số hồ sơ đất đai bắt đầu chững lại do Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội có văn bản đề nghị các quận, huyện tạm dừng tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến tách thửa. Trong khi đó, đặc thù huyện Sóc Sơn có nhiều thửa đất phi nông nghiệp không phải đất ở.

Còn theo tổng hợp của Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội - huyện Hoài Đức, mỗi ngày bộ phận “một cửa” của Văn phòng tiếp nhận 50-80 hồ sơ đất đai, trong đó hơn 30% hồ sơ liên quan đến chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Đại diện Savills Việt Nam nhận định: Việc tăng giá BĐS hưởng lợi theo quy hoạch là hợp lý, tuy nhiên cần cân nhắc nếu dùng đòn bẩy tài chính sẽ rất rủi ro. Bởi quy hoạch có thể điều chỉnh, thay đổi theo thời gian. Sau 5 - 10 năm, có thể quy hoạch lại được thay đổi, cập nhật, làm lại. Do vậy các nhà đầu tư cần cẩn trọng trong việc cân nhắc đầu tư “ăn theo” cơ sở hạ tầng.

Ông Nguyễn Thế Điệp - Phó Chủ tịch CLB Bất động sản Hà Nội cho biết, hạ tầng giao thông tất yếu giúp kinh tế, xã hội địa phương phát triển, trong đó BĐS là mảng được hưởng lợi.

Ông Điệp cũng cảnh báo, nhiều nhà đầu tư lúc này đang nhận định các thông tin quy hoạch để đón đầu sang đầu tư. Những nhà đầu tư có tài chính lớn sẽ nắm chắc phần thắng. Ngược lại, rất nhiều người tuy đi trước đón đầu nhưng nếu dùng đòn bẩy tài chính ngân hàng và vội vàng khi mua bán đất dự án rất dễ thất bại.

Theo các chuyên gia, việc chặn phân lô đối với các thửa đất ngoài thổ cư cộng với các ngân hàng vừa qua đã đồng loạt siết tín dụng vào BĐS trong bối cảnh sốt đất bùng nổ khắp cả nước sẽ khiến giao dịch BĐS bớt nóng. Đối với nhà đầu tư, việc siết tín dụng BĐS sẽ cảnh báo thị trường có nguy cơ đói vối. Đồng nghĩa với nguy cơ bán cắt lỗ sẽ xuất hiện trên thị trường khi các nhà đầu tư phải chịu áp lực tài chính.

NHNN yêu cầu kiểm soát cấp vốn cho khách vay đấu giá đất

Các NHTM phải kiểm soát chặt chẽ tốc độ tăng trưởng tín dụng theo đúng chỉ tiêu được Ngân hàng Nhà nước giao thực hiện trong năm nay.

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu tăng cường kiểm soát các khoản cấp tín dụng đối với khách hàng vay vốn để tham gia đấu giá đất, bảo đảm đúng quy định.

NHNN yeu cau kiem soat cap von cho khach vay dau gia dat

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu kiểm soát cấp vốn cho khách vay đấu giá đất.